Xu hướng phát triển nguồn nhân lực ở Hưng Yên hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn tỉnh Hưng Yên giai đoạn hiện nay (Trang 42 - 59)

a. Tác động của giáo dục - đào tạo đến nguồn nhân lực

Trong những năm qua, Đảng và nhà nước ta luôn coi sự nghiệp GD - ĐT đóng một vai trị rất quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đại hội VIII của Đảng ta khẳng định: “Cùng với KH, CN GD - ĐT là quốc hàng đầu” nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Xuất phát từ vị trí vai trị của GD - ĐT, Đảng bộ Hưng Yên lần thứ XVII đề ra nhiệm vụ cho công tác GD - ĐT là “Giáo dục đào tạo đáp ứng yêu cầu chất lượng nguồn nhân lực và các giá trị về năng lực, trí tuệ, phẩm chất đạo đức, thể lực và thẩm mỹ của thể hệ trẻ” [25, tr.50].

Thực hiện nhiệm vụ của Đảng bộ đề ra trong những năm qua, sự nghiệp GD - ĐT của Hưng n có chuyển biến tích cực. Mạng lưới trường học phát triển rộng khắp các xã, phường. Tỉnh đều có trường tiểu học, trung học phổ thông cơ sở, các thành phố thị xã, các huyện đều có trường trung học phổ thông. Các hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện được quan tâm thường xuyên. Cải tiến và đổi mới công tác quản lý chỉ đạo trong giáo dục. Theo số liệu thống kê - Cục Thống kê Hưng Yên năm 2009, Hưng Yên có 10/10 huyện được cơng nhận xóa mù chữ và phổ cập tiểu học: có 169 trường tiểu học, 169 trường trung học cơ sở, 37 trường trung phổ thơng, trong đó có 164 trường đạt chuẩn quốc gia.

Việc giáo dục bồi dưỡng học sinh giỏi các tuyến được duy trì và đạt thành tích cao. Theo báo cáo của Tỉnh ủy năm 2010, Hưng Yên đạt 50 giải quốc gia. Tỉ lệ huy động 100% các cháu 5 tuổi ra lớp, 100% các cháu 6 tuổi vào lớp 1, 100% học sinh hồn thành trương trình tiểu học vào lớp 6. Tốt nghiệp phổ thông cơ sở đạt 98,7%, tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 92,25%, tỉ lệ học học sinh đỗ cao đẳng đại học là 37,5%.

Đội ngũ giáo viên phổ thông Hưng Yên năm 2009 có 10.038 người. Tỉnh đang có sự sắp xếp cân đối giữa các cấp học, các vùng cho phù hợp với yêu cầu mới. Công tác phổ cập giáo dục, chống mù chữ phát triển mạnh. Tỉ lệ biết chữ của dân số từ 10 tuổi trở lên vào loại cao so với cả nước (bình quân từng năm cao hơn cả nước 2,4%) (xem phụ lục 6).

Qua phụ lục 6 cho thấy, tỉ lệ biết chữ, trình độ học vấn của dân cư được nâng lên. Năm 2006 tăng lên 0,26% so với năm 2002. Năm 2008 tăng lên 0,98% so với năm 2006. Tỉ lệ biết chữ ở thành thị cao hơn ở nông thôn nhưng không đáng kể. Tuy không đáng kể nhưng cũng chứng tỏ một điều, sự quan tâm đầu tư cho học hành cũng nhiều hơn. Mức chi phí cho GD - ĐT hàng năm tăng khá cao. Trung bình các hộ gia đình phải chi 1,3 triệu đồng cho một thành viên đi học, tăng 33,50% trong năm 2008 so với năm 2004.

Với đội ngũ giáo viên luôn được trau dồi, học hỏi, nhiệt tình hăng say trong cơng tác giảng dạy, chất lượng giáo dục Hưng Yên ngày càng được tăng lên.

Nét mạnh trong giáo dục phổ thông Hưng Yên là mức độ phổ cập giáo dục tương đối cao. Song, phổ cập giáo dục phổ thông mới là cơ sở, mới chỉ tạo lên tiền đề cho việc nâng cao trình độ học vấn của dân cư, cịn việc tạo ra nguồn nhân lực có trình độ chun mơn, kĩ thuật thì địi hỏi Hưng Yên phải quy hoạch, sắp xếp, nâng cấp và đầu tư cho các trường chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng và đại học. Năm 2009, mạng lưới dạy nghề ở Hưng Yên có 40 đơn vị đào tạo, hiện nay hệ thống dạy nghề được ổn định và phát triển trong đó có 6 trường cao đẳng nghề, một trường trung cấp chuyên nghiệp, ba trường trung cấp nghề, hai trung tâm giới thiệu việc làm, bảy trung tâm giáo dục thường xuyên và các cơ sở dạy nghề trong các hội đoàn thể khác. Về kinh phí cho việc đào tạo dạy nghề được chi rất ít. Số lượng trường và các trung tâm dạy nghề được cấp kinh phí đầu tư cho đào tạo nghề chỉ đảm bảm cho các hoạt động chi thường xuyên và chi nghiệp vụ theo quy định mức biên chế của các đơn vị. Năm 2009, kinh phí đào tạo nghề là 5 tỉ đồng, năm 2010 khoảng 4,5 tỉ đồng, đây là hoạt động miễn phí trang bị cho bà con nơng dân kĩ thuật

cơ bản nhất để sản xuất, kinh doanh theo hướng phát triển kinh tế hàng hóa. Ngồi ra các cơ sở đào tạo nghề cũng đã đào tạo nghề cho những người có nhu cầu học nghề. Hàng năm, các cơ sở đào tạo cho tỉnh hàng nghìn lao động, năm 2009 đã đào tạo được 43,5 nghìn lao động, năm 2010 là 45 nghìn lao động (ngắn hạn là 39 nghìn lao động dài hạn là 6 nghìn người) nâng tỉ lệ lao động đã qua đào tạo là 40%. Các cơ sở đào tạo nghề đã huy động ngân sách đầu tư của Nhà nước, các ngành, các địa phương và huy động mọi nguồn nhân lực, tận dụng mọi khả năng hiện có để xây dựng cơ sở vật chất, nâng cấp trang thiết bị dạy nghề.

Đội ngũ giáo viên dạy nghề Hưng Yên có khoảng 450 người, trong đó trình độ trên đại học là 10 người, giáo viên có trình độ cao đẳng, đại học là 370 người, trung học chuyên nghiệp là 50 người, công nhân kĩ thuật là 20 người. Tỉnh luôn quan tâm đến đội ngũ giáo viên, hàng năm tỉnh tổ chức bồi dưỡng nghiệp vị sư phạm, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn. Chất lượng dạy nghề trong tỉnh được nâng lên. Số học sinh tốt nghiệp hàng năm đạt 98%, trong đó loại giỏi chiếm 9%, khá 70%, trung bình đạt 21%.

Về đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, Hưng Yên đã có các cơ sở đào tạo đa dạng về loại hình và trình độ, đào tạo đa hệ và cấp độ khác nhau như Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Đại học Chu Văn An và tương lai Hưng Yên sẽ xây dựng khu đại học phố Hiến.

Hiện nay, Hưng Yên có 2 trường đại học, 6 trường cao đẳng, 1 trường trung học chuyên nghiệp và 3 trường dạy nghề, đội ngũ giáo viên là 1.282 người, trong đó, trình độ trên đại học là 571 người, đại học cao đẳng là 702 người, trình độ khác là 9 người. Với đội ngũ giáo viên đơng đảo có năng lực trình độ chun mơn, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, gắn bó với nghề nghiệp, sẵn sàng vượt khó đã đóng góp một phần lớn cơng sức cho sự nghiệp GD - ĐT của tỉnh. Hàng năm, các trường đào tạo những lớp người có trình độ kĩ thuật, có năng lực thực hành cơng việc, có lối sống trong sáng lành mạnh phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH NN, NT Hưng Yên. Theo kết quả điều tra

dân số và lao động năm 2005 - 2010 của Cục Thống kê Hưng Yên, các trường chuyên nghiệp hàng năm đào tạo ra trường là trên 8.000 sinh viên, cung cấp một số lượng khá lớn cán bộ các ngành KH, CN đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực (xem phụ lục 7).

Qua phụ lục 7 cho thấy, số học sinh chuyên nghiệp ngày càng giảm do có nhiều trường được nâng cấp lên cao đẳng và đại học và trình độ học vấn của người dân ngày càng được nâng lên, bởi vậy, có sự chuyển dịch số lượng học sinh từ trung cấp sang cao đẳng và đại học. Ngược lại, so với số học sinh trung học chuyên nghiệp thì học sinh hệ đại học và cao đẳng lại tăng lên: năm 2005 có 11.891 học sinh, năm 2009 đã tăng lên 34.616 học sinh (tăng 22.752 người). Có thể nói đây là thành tựu hết sức to lớn của lĩnh vực GD - ĐT của Hưng Yên.

Không chỉ số học sinh của hệ đại học, cao đẳng của Hưng Yên tăng lên rất nhanh mà tỉ lệ số học sinh tốt nghiệp ra trường cũng tăng lên rất nhanh: năm 2006 chỉ có 3.495 học sinh nhưng đến năm 2009 đã có 8.257 học sinh. Với sự gia tăng không ngừng của học sinh tốt nghiệp đại học, cao đẳng đã chứng tỏ sự quan tâm của các cấp, các ngành trong tỉnh cho sự nghiệp GD - ĐT nhằm tạo ra cho Hưng n những người lao động vừa có trình độ chun mơn, kĩ thuật cao, vừa có phẩm chất chính trị, đạo đức vững vàng để phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nói chung và CNH, HĐH NN, NT Hưng Yên nói riêng.

Ngồi số lượng học sinh, sinh viên các trường cao đẳng và đại học liên tục tăng thì số học sinh được đào tạo nghề cả ngắn hạn và dài hạn cũng liên tục tăng, với số lượng này chúng ta có thể đạt được mục tiêu đề ra của tỉnh là trong giai đoạn 2010 - 2015, có 55% lao động của tỉnh đã qua đào tạo nhằm nâng cao năng suất lao động.

Nhìn chung, thời gian qua, trong lĩnh vực GD - ĐT của Hưng Yên đã có bước tiến bộ rất lớn. Tỉnh đã đào tạo được một nguồn lao động dồi dào, có trình độ chun mơn, kĩ thuật cao để phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế -

xã hội của tỉnh, góp phần vào chương trình giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo và đáp ứng thị trường sức lao động.

Những năm qua, Hưng Yên đã quan tâm đầu tư cơ bản và nâng cấp cơ sở vật chất, tăng cường thêm thiết bị cho một số trường. Tiến độ triển khai đề án kiên cố hóa trường lớp giai đoạn 2008 - 2012 bằng nguồn trái phiếu của Chính phủ và ngân sách địa phương đang được đẩy nhanh, bảo đảm tiến độ theo kế hoạch. Tỉ lệ phòng học kiên cố, cao tầng ở mầm non đạt 54,55%, tiểu học 80,1%, THCS 85,84%, THPT 81,82%, GDTX 74,38%. Hưng Yên đang hoàn thiện thủ tục để lựa chọn đơn vị tư vấn quy hoạch khu Đại học Phố Hiến; đồng thời chú trọng việc đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, giáo viên các khối, các trường.

Về ngân sách đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh ngày càng tăng. Theo Cục Thống kê Hưng Yên, ngân sách đầu tư năm 2005 là 250.419 triệu đồng, năm 2006 là 337.108 triệu đồng, năm 2008 là 485.384 triệu đồng, năm 2009 là 557.445 triệu đồng. Trong đó, kinh phí dạy nghề chiếm 20%. Xét về tổng ngân sách đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực có tăng nhưng so với yêu cầu phát triển nguồn nhân lực vẫn thấp, đặc biệt tỉ trọng đầu tư cho đào tạo nghề còn quá thấp.

Hiện nay, KH, CN đang phát triển như vũ bão. Nó đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, nhiều nước đang diễn ra sự hợp tác và chuyển giao cơng nghệ. Đó là điều kiện để chúng ta tiếp cận tri thức mới và tiếp thu những thành tựu KH, CN của thế giới qua con đường học tập. Do đó, đối với sự nghiệp giáo dục ở nước ta nói chung và ở Hưng Yên nói riêng, việc quan trọng hàng đầu là phải đầu tư đúng mức cho nó. Hội nghị lần II Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII của Đảng đã quyết định tăng dần tỉ trọng ngân sách cho GD - ĐT đạt 15% tổng ngân sách Nhà nước vào năm 2000. Nhưng hiện nay, bình qn khu vực Đơng Nam Á là 20-25%, nên mức 15% của Việt Nam vẫn là mức thấp.

Ngay từ cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX, tỉ lệ ngân sách đầu tư cho GD - ĐT của Xingapo đã ở mức 20,8%, Hàn Quốc 20,1%, Hồng Kong 16%, Thái Lan 17%. Trong khi đó, Việt Nam mới chỉ đạt 3% [21, tr.191]. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém về chất lượng giáo dục ở nước ta nói chung và Hưng Yên nói riêng. Cơ sở vật chất cho giáo dục cịn nghèo nàn, phần lớn học sinh học chay, thiếu trang thiết bị thí nghiệm.

Về hệ thống dạy nghề thì Hưng n vẫn cịn nhỏ bé. Đây là khâu yếu nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân, cũng là khâu yếu nhất trong hệ thống giáo dục ở Hưng n. Đáng tiếc, trong lúc đó, đây chính là nơi đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao phục vụ cho CNH, HĐH NN, NT của cả nước nói chung và của Hưng Yên nói riêng.

Qua thực trạng đào tạo nguồn nhân lực ở Hưng Yên cho thấy sự phát triển GD - ĐT ở Hưng Yên còn tồn tại yếu kém, bất cập cả về hệ thống trường lớp, quy mô, cơ cấu ngành nghề, chất lượng và hiệu quả đào tạo. Chất lượng đào tạo vẫn cịn chênh lệch giữa thành thị và nơng thơn.

Nhìn một cách tổng thể, thời gian qua, trong lĩnh vực GD - ĐT của Hưng Yên có bước chuyển biến đi lên, đã đạt được kết quả bước đầu có ý nghĩa quan trọng, tạo tiền đề cho bước tiến cao hơn trong thời gian tới. Sự nghiệp GD - ĐT của Hưng Yên đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo đội ngũ lao động có trình độ học vấn phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Nhất là trong thời kì hiện nay, nguồn nhân lực trong CNH, HĐH NN, NT đang đòi hỏi lao động lành nghề, lao động có chun mơn, kĩ thuật cao.

b. Thực trạng phát triển và sử dụng nguồn nhân lực

Khi nói đến phát triển nguồn nhân lực ở Hưng Yên hiện nay là muốn nói đến phát triển cả về số lượng và chất lượng.

* Về số lượng:

Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở Hưng Yên năm 2009 của Cục Thống kê Hưng Yên, hiện nay, số dân từ 15 tuổi trở lên năm 1999 là

728.298 người, năm 2009 là 865.520 người. Trong số đó, dân số trong độ tuổi lao động năm 1999 là 597.992 người, năm 2009 là 679.756 người. Qua số liệu trên ta thấy, lực lượng lao động của Hưng Yên liên tục tăng, nhưng lao động của Hưng Yên vẫn tập trung trong sản xuất nông nghiệp. Theo niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên năm 2009 thì lao động trong sản xuất nông, lâm, thủy sản là 376.949 người. Với số liệu này có thể nói đặc trưng kinh tế Hưng Yên vẫn là sản xuất nơng nghiệp là chính. Khơng những thế lao động ở Hưng Yên tăng lên nhanh chóng về số lượng trong vòng 10 năm, lực lượng này đã tăng thêm 110.029 người. Đây là nguồn lao động rất hùng hậu để phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi cả nước đang bước vào thời kỳ CNH, HĐH nói chung và CNH, HĐH NN, NT của Hưng Yên nói riêng. Nếu nguồn nhân lực phát triển về số lượng thì chưa đủ mà đây chỉ là điều kiện cần để phát triển kinh tế - xã hội. Điều kiện đủ cho sự nghiệp CNH, HĐH NN, NT ở Hưng Yên là phải nói tới sự phát triển nguồn nhân lực về chất lượng.

* Chất lượng nguồn nhân lực:

Chất lượng nguồn nhân lực thể hiện trạng thái nhất định của nguồn nhân lực như: độ dẻo dai của sức khỏe, trình độ học vấn, trình độ chun mơn, kĩ thuật, năng lực phẩm chất của người lao động.

Yếu tố tạo nên chất lượng nguồn nhân lực trước hết là sức khỏe: - Tình hình sức khỏe:

Tình hình sức khỏe của người dân phụ thuộc nhiều yếu tố, trước hết là mức sống. Mức sống dân cư ở Hưng Yên nhìn chung ổn định và từng bước được cải thiện. Thu nhập bình quân của các tầng lớp dân cư hằng năm đều tăng, GDP tính theo đầu người năm 2009 là 15.564,9 nghìn đồng. Nhưng so với cả nước và vùng đồng bằng sơng Hồng thì mức sống dân cư của Hưng Yên vẫn còn rất thấp (xem phụ lục 8).

Qua đó ta thấy GDP bình quân đầu người của Hưng Yên gần thấp nhất trong vùng đồng bằng sơng Hồng, chỉ cao hơn Thái Bình, Hà Nam và Nam

Định. Trong khi GDP bình quân đầu người của Hưng Yên là 15.564,9 nghìn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn tỉnh Hưng Yên giai đoạn hiện nay (Trang 42 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)