Hưng Yên có nguồn lao động trong nơng nghệp rất dồi dào, nhưng trên nhiều mặt, nguồn lực con người của Hưng Yên chưa đáp ứng được những yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH NN, NT của tỉnh. Mặt khác, nguồn lực quan trọng này vẫn chưa khai và phát huy hiệu quả, do tình trạng sử dụng khơng hiệu quả, lãng phí tiềm năng, nguồn lực con người hiện có dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau.
Để nhanh chóng phát triển nguồn nhân lực với tư cách là nguồn lực cơ bản nhất trong CNH, HĐH NN, NT thì vấn đề đặt ra cấp bách hiện nay là:
* Phải thực sự coi con người là nguồn vốn quý nhất trong tất cả các nguồn lực để thực hiện CNH, HĐH NN, NT ở Hưng Yên
Để phát triển kinh tế - xã hội cần đến rất nhiều nguồn lực như: nguồn tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, cơ sở vật chất kĩ thuật đã được tạo ra trong các thời kì trước, nguồn vốn, cơng nghệ, kinh nghiệm quản lý, thị trường… Nhưng xét cho cùng, để khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trên thì chúng ta phải nói đến vị trí và vai trị quan trọng của nguồn lực con người vì con người là chủ thể của mọi hoạt động, con người có thể khai thác và sử dụng nó, biến nó thành hiệu quả kinh tế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Bởi vậy, chúng ta phải thực sự coi con người là nguồn vốn quý nhất trong tất cả các nguồn lực để phát triển xã hội.
Đã có một thời, trong thực tế, chúng ta duy trì chế độ tập trung, bao cấp đã coi nhẹ vai trò của con người, chưa biết sử dụng hợp lý nguồn lực nhằm tạo ra một lớp những “con người lý tưởng” biết thắt lưng buộc bụng vì một “ngày mai tươi đẹp”. Những sai lầm đó sẽ tất yếu dẫn đến chủ nghĩa bình
quân, cào bằng, chia đều cho tất cả mọi người, làm cho mọi người chấp nhận sự nghèo khổ, thiếu thốn với cơ chế này đã làm triệt tiêu động lực phát triển của con người và khơng ít tài năng bẩm sinh bị thui chột.
Rút kinh nghiệm từ cơ chế tâp trung, bao cấp, chúng ta cần phải đặt con người vào vị trí trung tâm của q trình xã hội, coi con người là một bộ phận không thể thiếu được của lực lượng sản xuất mà khi tác động qua lại với yếu tố khác có tác dụng quyết định làm nên những biến đổi kinh tế - xã hội.
Con người là chủ thể của lịch sử, con người biết làm ra các sản phẩm thỏa mãn mọi nhu cầu của mình. Nhưng con người chỉ có thể phát huy vai trị của mình trong quá trình lao động sản suất. Nhận thức được điều đó, Đảng ln xác định ưu thế lớn nhất ở Việt Nam là nguồn nhân lực và đó là mấu chốt để khai thác mọi tiềm năng sẵn có của đất nước. Trong các chủ trương, chính sách, Hưng Yên quán triệt nhất quán điều này, có như vậy việc khai thác và sử dụng tiềm năng nguồn nhân lực mới trở thành công việc của từng địa phương, từng ngành, từng doanh nghiệp.
Trong những năm qua, Đảng bộ Hưng Yên đã quán triệt và thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và đã thu được nhiều thành tựu đáng kể. Đường lối đổi mới này đã mang nhiều ý nghĩa tích cực, nhất là trong việc phát triển nguồn nhân lực.
Tuy nhiên, do tồn tại nhiều năm cơ chế tập trung, bao cấp việc phát triển nguồn nhân lực đã bị bỏ quên nhưng đến nay khi thực hiện đường lối đổi mới, Hưng Yên vẫn chưa sử dụng hợp lý nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế NN, NT. Tình trạng thiếu vốn, thiếu KH, CN, người lao động lại khơng có trình độ vẫn cịn thói quen sản xuất nhỏ lẻ, năng suất lao động rất thấp, chủ yếu người dân sống cuộc sống tự cấp, tự túc. Đời sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn, người lao động không thể tái sản xuất ra sức lao động. Nhiều nhà khoa học hoạt động trong lĩnh vực này đã khơng có chính sách đãi ngộ nên có tình trạng chảy máu “chất xám” ra tỉnh ngồi.
Hưng Yên có tiềm năng con người rất lớn. Để nguồn nhân lực này phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CNH, HĐH NN, NT và trở thành động lực phát triển thì địi hỏi phải có biện pháp kích thích người lao động làm cho họ vì lợi ích kinh tế, chính trị mà phấn đấu khơng ngừng, có như thế chúng ta mới có thể hồn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
* Giải quyết tốt giữa chất lượng việc làm với việc sử dụng nguồn nhân lực
Tính đến năm 2009, Hưng Yên có hơn 1,1 triệu dân, trong đó có khoảng700 ngìn lao động. Đây là nguồn lực rất quan trọng để Hưng Yên đẩy mạnh tiến độ CNH, HĐH nói chung và CNH, HĐH NN, NT nói riêng. Vì vậy, muốn tạo ra việc làm cho tất cả lao động, bảo đảm sử dụng hết số lao động hiện có là một nhiệm vụ cấp bách. Song, phải giải quyết tốt việc kết hợp sử dụng nguồn nhân lực với tạo ra và nâng cao chất lượng việc làm thì mới đem lại hiệu quả lao động cao, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đáp ứng được sự đòi hỏi của CNH, HĐH NN, NT.
Sử dụng nguồn nhân lực cho CNH, HĐH NN, NT khơng hồn tồn đồng nhất với chính sách việc làm. Mà yêu cầu đặt ra trong quá trình thực hiện tiến trình này là phải tạo ra nhiều việc làm với năng suất cao, phát huy triệt để các tiềm năng và sức mạnh của nguồn nhân lực. Trong đó khai thác và sử dụng tiềm năng trí tuệ, phát huy năng lực sáng tạo là yêu cầu quan trọng nhất.
Trong điều kiện nguồn nhân lực dồi dào, Hưng Yên có lợi thế lớn, thế nhưng chất lượng của nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế làm ảnh hưởng đến quá trình sử dụng nguồn nhân lực cho CNH, HĐH NN, NT ở Hưng Yên. Một bên là đòi hỏi nguồn nhân lực phải phát triển toàn diện, một bên là nguồn lao động còn rất nhiều hạn chế. Nên việc này lại phải đặt trách nhiệm vào vai các nhà quản lý nguồn nhân lực. Cần phải có kế hoạch đào tạo cho xã hội những người lao động vừa có chun mơn, kĩ thuật giỏi vừa có phẩm chất đạo đức tốt. Như vậy, họ mới có thể phát huy được sức mạnh của mình trong lao động sản xuất.
Quán triệt quan điểm của Đảng, coi con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của CNH, HĐH, chúng ta cần khai thác và phát huy tốt những yếu tố tích cực của nguồn nhân lực, đồng thời phải giải quyết việc làm cho họ nhất là lao động thừa của Hưng Yên ngày một tăng lên. Thực tế này là một bài tốn khó cho Hưng Yên khi giải quyết đồng thời cả hai mục tiêu: Vừa đảm bảo được nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực, vừa thực hiện được mục tiêu tồn dụng nguồn nhân lực. Bởi vậy, cần có sự lựa chọn, phải biết ưu tiên cho tiêu chí nào theo hướng có lợi cho sự phát triển chung của tỉnh cũng như của đất nước.
Muốn thực hiện CNH, HĐH NN, NT ở Hưng Yên thành công, chúng ta cần phải quan tâm tới việc nâng cao chất lượng việc làm, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực trong nông nghiệp ở nơng thơn. Chúng ta khơng nên vì sức ép giải quyết việc làm quá lớn mà chạy theo số lượng, tức là chỉ lo giải quyết việc làm đầy đủ cho người lao động mà khơng tính đến chất lượng việc làm, khơng tính đến chất lượng trong sử dụng.
* Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực hiện có
Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự phát triển. Do đó, Hưng Yên cần phải sử dụng có hiệu quả và phát huy nguồn nhân lực hiện có của tỉnh nhất là nguồn nhân lực đã qua đào tạo.
Đặc trưng của nền kinh tế Hưng Yên là sản xuất nông nghiệp, số lao động trong nông nghiệp năm 2009 chiếm 55,44% bằng 376.949 người, nhưng số lao động có trình độ chun mơn, kĩ thuật đang làm việc chỉ chiếm có 4,3%.
Số lượng đã qua đào tạo được làm việc ở vùng nơng thơn cị ít ỏi. Như vậy, Hưng Yên không thể phát triển một nền nơng nghiệp tồn diện và như vậy khơng thể nói đến thực hiện CNH, HĐH NN, NT. Để phát triển kinh tế vùng nông thôn, Hưng Yên cần phải thu hút và sử dụng nguồn nhân lực đã qua đào tạo đến các vùng nông thôn, nhất là nguồn nhân lực có trình độ đại học, cao đẳng. Song việc huy động nguồn nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội ở đây gặp rất nhiều khó khăn. Phần lớn lao động được đào tạo chuyên môn và nghiệp vụ sau khi tốt nghiệp ra trường đều tìm các cơng việc thích
hợp ở thành phố hoặc những nơi có điều kiện hơn để làm việc. Kể cả những người xuất thân từ quê hương, học xong cũng không muốn về làm việc tại q. Vì vậy, ở nơng thơn hiện nay cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học đang thiếu trầm trọng, tuy rằng, Nhà nước cũng như tỉnh ủy Hưng Yên đã có chính sách ưu đãi về vật chất và tinh thần để khuyến khích họ trở về phục vụ tại địa phương nhưng vẫn chưa khắc phục được tình trạng trên.
Để thu hút và sử dụng nguồn nhân lực đã qua đào tạo đến các vùng nơng thơn, Hưng n phải đẩy mạnh chính sách đào tạo tại chỗ, đào tạo theo địa chỉ. Đồng thời, phải phát triển kinh tế hàng hóa, phát triển dịch vụ tại các vùng nông thôn, xây dựng hạ tầng cơ sở ở vùng nông thôn, phải thực hiện cơng nghiệp hóa nơng thơn. Hoặc tỉnh có thể đề ra chính sách ưu tiên tìm việc làm, ưu tiên học tập nâng cao trình độ cho những người đã có cơng ăn việc làm ở vùng nơng thơn. Có như vậy mới thu hút được nguồn nhân lực đã qua đào tạo đến các vùng nông thôn làm việc.
* Khơi dậy và ni dưỡng tính tích cực của người lao động
Để đạt được trình độ cao trong công việc phần lớn phải phụ thuộc vào thái độ của người lao động đối với công việc, người lao động sau khi được đào tạo nghề nghiệp chuyên môn thì phải mất 3 - 5 năm mới phát huy tốt tay nghề, vì vậy, phải có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện, tạo cơ hội, ni dưỡng và phát huy tính tích cực của người lao động, hướng nó vào thực hiện mục tiêu CNH, HĐH NN, NT.
Để động viên có hiệu quả tính tích cực sáng tạo của người lao động thì vấn đề quan trọng nhất là tạo điều kiện cho người lao động có việc làm, có thu nhập cao, thậm chí làm giàu bằng nghề nghiệp của mình. Đây là những yếu tố có tác động mạnh nhất đến động cơ, thái độ làm việc của hầu hết người lao động trong cơ chế thị trường hiện nay. Nó giúp giải quyết tình trạng người lao động có thu nhập thấp phải từ bỏ cơng việc chun mơn để làm cơng việc khác có thu nhập cao hơn, gây hiện tượng lãng phí “chất xám” trong tỉnh.
Muốn khơi dậy và ni dưỡng tính tích cực của người lao động còn phải đẩy mạnh công tác giáo dục tư tưởng chính trị. Mục đích cơng tác này nhằm trang bị cho người lao động những quan điểm lý luận cơ bản, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước và kĩ năng tư duy chính trị, làm cho người lao động nhận thức sâu sắc về công cuộc đổi mới ở nước ta, từ đó có thái độ lao động với ý thức trách nhiệm cao và có ý thức phấn đấu cho công cuộc phát triển đất nước. Qua giáo dục tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lịng tự tôn dân tộc nó có tác dụng to lớn thúc đẩy người lao động tham gia tích cực, sáng tạo vào cơng việc thực tiễn.
Ngồi yếu tố vật chất, yếu tố tinh thần, thì mơi trường tâm lý xã hội nơi làm việc cũng là một nhân tố quan trọng kích thích tính tích cực của người lao động.
Để tạo môi trường tâm lý xã hội thuận lợi cho việc động viên tính tích cực của người lao động, điều quan trọng nhất là phải đưa ra được những chính sách kinh tế - xã hội đúng đắn, vừa phù hợp với khả năng hiện thực xã hội, vừa đáp ứng những nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng của người lao động.
Ngoài những vấn đề nêu trên, hiện nay, trước nguy cơ tụt hậu về kinh tế ngày càng xa hơn của Việt Nam, trước thực tế nghèo nàn của Hưng Yên, Đảng bộ và các cấp chính quyền cần phải khơi dậy khát vọng làm giàu trong nhân dân biến nó thành ý chí, thành nội lực cần thiết để đưa Hưng Yên đi lên.
* Chính sách thu hút và sử dụng nhân tài
Để thốt khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, Hưng n cần có sự bứt phá. Vì vậy, việc thu hút và sử dụng nhân tài phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH NN, NT của tỉnh là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng. Hiện nay, Hưng Yên chỉ sử dụng nguồn nhân lực hiện có thì khó có thể thực hiện được CNH, HĐH NN, NT vì nguồn nhân lực của Hưng n vẫ cịn nhiều vấn đề cần phải khắc phục như trình độ nhận thức, tay nghề, vẫn còn hạn chế. Mà quá trình CNH, HĐH NN, NT không phải chỉ cần đến những người lao động cần cù, chịu khó mà phải cần đến những người lao động thơng minh, sáng tạo,
có trình độ văn hóa, KH, CN cao, thích ứng với cơng nghệ hiện đại. Nên Hưng n phải có chính sách thu hút nhân tài.