10B Luận cứ thực tế
2.2. Đánh giá sự ảnh hƣởng của cơ cấu chức năng đến hiệu quả sử dụng nguồn
2.2.1.4 Nhóm đề tài hợp tác
- Hợp tác trong nước
Với định hướng gắn hoạt động nghiên cứu của Viện với quản lý của các địa phương, doanh nghiệp trong lĩnh vực của ngành, Viện đã tiếp tục mở rộng hợp tác nghiên cứu với các đơn vị.
Năm 2010, Viện đã thực hiện 15 hợp đồng nghiên cứu hợp tác với các cơ quan, tổ chức trong nước, trong đó một số hợp đồng nghiên cứu với các tỉnh đó là Qui hoạch ngành với tỉnh Hậu Giang, Tuyên Quang, Khánh Hòa, Sơn La,… Viện cũng đã hợp tác với các cơ quan, tổ chức trong nước thực hiện những nghiên cứu mang tính ứng dụng và giá trị thực tiễn cao, như: xây dựng Bộ tài liệu và Mơ hình An tồn về sinh lao động và huấn luyện An toàn về sinh lao động cho lao động khai thác và nuôi trồng thủy sản; xây dựng mơ hình quản lý ATVSLĐ tại các làng nghề; xây dựng cơ sở dữ liệu về thực trạng công tác bảo hộ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp; xây dựng quy chế trả lương cho một số doanh nghiệp. [29]
- Hợp tác nước ngoài
Trong bối cảnh chung của nền kinh tế đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Viện đang ngày càng chủ động mở rộng hợp tác với các đối tác đa phương và song phương để vừa nâng cao vị trí và quan hệ hợp tác của mình vừa tìm kiếm sự hỗ trợ của các đối tác nước ngồi cả về kỹ thuật và tài chính. Quan hệ hợp tác của Viện ngày càng được tăng cường và mở rộng. Viện đã thiết lập được quan hệ với hầu hết các tổ chức quốc tế lớn tại Việt Nam như WB, ILO, UNDP, ADB, GTZ, UNICEF. Mở rộng hợp tác với các cơ quan hợp tác phát triển của các nước như Thụy điển, Đan Mạch, Đức, Canada, Tây Ban Nha, v.v....Thiết lập quan hệ với các Viện nghiên cứu của các nước như Viện Lao động Nhật bản (JIL), Viện nghiên cứu Phát triển của Cộng hoà Pháp (IRD), Học viện Lao động và Bảo hiểm xã hội Trung
Quốc, Viện FES Cộng hoà Liên bang Đức, Viện Lao động Hàn Quốc (KLI)... Các cơng trình hợp tác nghiên cứu, trao đổi thơng tin, trao đổi nghiên cứu viên đã tăng cường năng lực và tiềm lực cho Viện. [29]
Trong năm 2010, Viện tiếp tục triển khai thực hiện 03 dự án ODA: Đánh giá thực trạng dịch vụ xã hội đối với người lao động và nhóm yếu thế trong khung chính sách về an sinh xã hội (AECI); Tăng cường năng lực phân tích chính sách tiền lương và BHXH (WB); Điều tra Hộ gia đình tiếp cận nguồn lực (DANIDA) và 14 dự án/đề án nghiên cứu chuyên đề với sự hợp tác phối hợp của các tổ chức quốc tế liên quan đến các lĩnh vực của ngành như: phúc lợi trẻ em ở; di cư lao động tự do và buôn bán người tại biên giới; bình đẳng giới; Quản lý và phát triển kinh tế; thị trường lao động; thúc đẩy học nghề và việc làm; tổ chức tài chính vi mơ; nghèo đói; an sinh xã hội;…. Đặc biệt, trong năm Viện đã chủ động phối hợp với các tổ chức quốc tế nghiên cứu các định hướng triển khai Chiến lược an sinh xã hội. Hoạt động hợp tác ngày càng phong phú, đa dạng hơn. Trước đây các hợp tác chủ yếu tập trung vào các điều tra/khảo sát và thực hiện một phần việc trong các nghiên cứu của các đối tác. Đến nay, Viện đã chủ động đề xuất và chủ trì các nghiên cứu với sự phối hợp và hỗ trợ của các đối tác quốc tế;…
Bên cạnh đó Viện đã mở rộng hình thức hợp tác đa tổ chức cùng giải quyết một vấn đề như Quản lý và phát triển kinh tế của Việt Nam và Mozambique. Trên cơ sở nền tảng và mơ hình phát triển kinh tế giữa Việt Nam và Mozambique tương đối giống nhau, Đan Mạch đã tài trợ cho Viện và Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương phối hợp với các cơ quan chức năng của Mozambique nghiên cứu các giải pháp quản lý và phát triển kinh tế của Mozambique, những nghiên cứu này đã được phía Mozambique đánh giá cao, tạo cơ sở, nền tảng cho việc phát triển kinh tế nhất là trong điều kiện Việt Nam đang tập trung đầu tư, hợp tác phát triển vào quốc gia này. [29]
vụ công tác quản lý và hoạch định chính sách, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Nhiều sản phẩm nghiên cứu có ý nghĩa tổng kết thực tiễn và lý luận cao. Một số đề tài nghiên cứu có tính định hướng chiến lược được đánh giá cao.
Chất lượng các đề tài nghiên cứu được nâng lên, lĩnh vực nghiên cứu và các đối tác nghiên cứu đã mở rộng hơn phù hợp với lĩnh vực công tác của Viện. Các đơn vị trong Viện đã nỗ lực trong việc khai thác các công việc nhằm tăng cường năng lực nghiên cứu, chuẩn bị cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của Bộ, của địa phương, đồng thời nâng cao chất lượng nguồn lực cho nghiên cứu và cải thiện thu nhập cho cán bộ, nghiên cứu viên.