Tình hình sử dụng nguồn nhân lực khoa học công nghệ của Viện qua cơ cấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng cấu trúc ma trận để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của viện khoa học lao động và xã hội (Trang 67 - 71)

10B Luận cứ thực tế

2.2. Đánh giá sự ảnh hƣởng của cơ cấu chức năng đến hiệu quả sử dụng nguồn

2.2.2.1 Tình hình sử dụng nguồn nhân lực khoa học công nghệ của Viện qua cơ cấu

nhân lực khoa học cơng nghệ.

2.2.2.1 Tình hình sử dụng nguồn nhân lực khoa học công nghệ của Viện qua cơ cấu chức năng. chức năng.

Nhân lực của Viện tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học trong năm 2009-2010

STT Nội dung Năm

2009

Năm 2010 1 Số cán bộ không tham gia hoạt động nghiên cứu 6 10 2 Số cán bộ tham gia 1 hoạt động nghiên cứu khoa học 30 25 3 Số cán bộ tham gia hơn 1 hoạt động nghiên cứu khoa học 35 46

Tổng số 71 81

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động khoa học Viện Khoa học lao động và xã hội; 2010.

Hiện nay, Viện Khoa học lao động và xã hội có 81 cán bộ, nghiên cứu viên bao gồm cả ban lãnh đạo Viện. Trong số đó có 41 cán bộ, nghiên cứu viên thuộc diện biên chế của Bộ, như vậy so với tổng số nhân lực của toàn Viện, cán bộ biên chế chiếm 50,6%, số cán bộ còn lại thuộc diện hợp đồng lao động không xác định thời hạn, xác định có thời hạn và có một số cán bộ làm việc theo hợp đồng công việc.

Sau 30 năm thành lập, Viện vẫn duy trì cách tổ chức và sử dụng nhân lực theo cơ cấu chức năng của các phòng, trung tâm. Hàng năm, Viện được Bộ giao nhiệm vụ thường xuyên hoặc khai thác được hợp đồng nghiên cứu với các đối tác tổ chức khác thì Ban lãnh đạo Viện dựa theo lĩnh vực nghiên cứu của nhiệm vụ, hợp đồng để giao cho các phòng/trung tâm chức năng. Việc sử dụng nhân lực vào đề tài nghiên cứu nào đó là do lãnh đạo các phịng/trung tâm bố trí theo khả năng của các cán bộ, nghiên cứu viên. Vì vậy, Viện được xem là cơ quan nghiên cứu đầu não của Bộ nhưng số lượng nhân lực của Viện hiện nay cịn ít. Những cán bộ mới được tuyển vào cơ quan chỉ làm những cơng việc hành chính của các đề tài/dự án chưa được tham gia vào công tác nghiên cứu như: xây dựng bộ công cụ, điều tra thực địa, viết chun đề... Điều đó đã dẫn đến tình trạng các cơng việc tập trung vào một số cán bộ chủ chốt có kinh nghiệm lâu năm, cịn lại một số cán bộ chưa sử dụng hết quỹ thời gian làm việc.

Qua bảng thống kê nêu trên, ta có thể thấy số người tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học của Viện còn hạn chế:

Số người không tham gia hoạt động nghiên cứu năm 2009 chiếm 8,4%, năm 2010 chiếm 12,3% tổng số nhân lực.

Số người tham gia 1 hoạt động nghiên cứu khoa học năm 2009 chiếm 42,2%, năm 2010 chiếm 29,4% tổng số nhân lực.

Số người tham gia từ 1 hoạt động nghiên cứu trở lên năm 2009 chiếm 49,4%, năm 2010 chiếm 58,3% tổng số nhân lực.

Xét trên phương diện cơ quan nghiên cứu nhưng số cán bộ tham gia vào hoạt động nghiên cứu còn hạn chế, chưa sử dụng hết tiềm năng nhân lực khoa học của Viện, có thể do một số nguyên nhân sau:

- Do cơ chế quản lý của Viện mang nặng tính hành chính nên quản lý cán bộ theo thời gian vì vậy một số cán bộ rơi vào tình trạng "ỷ lại", đi làm mang tính chất đối phó.

- Sử dụng nhân lực theo quyền hạn và chức năng của lãnh đạo các phịng/trung tâm nên khó huy động được nhân lực khi cần thiết.

- Viện hoạt động theo cơ chế một thủ trưởng nên giải quyết các công việc liên quan đến nhân sự không linh hoạt.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai các đề tài/dự án do Viện chủ trì hiện nay vẫn cần sự huy động nguồn nhân lực bên ngoài Viện thực hiện, do các nguyên nhân sau:

Nguyên nhân chủ quan:

- Số lượng: so với tính chất cơng việc của Viện nghiên cứu thì với số lượng cán bộ hiện có của Viện cịn ít.

- Chất lượng: đánh giá theo bảng tổng hợp nhân sự của Viện thì hiện nay chất lượng nhân lực của Viện không đồng đều. Số giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ chiếm 40,7% tổng nhân lực của tồn Viện. Nhìn chung với số lượng thống kê các đề tài/dự án nghiên cứu tăng theo hàng năm của Viện thì với số lượng và chất lượng của cán bộ, nghiên cứu viên vẫn còn thiếu. Việc tuyển dụng và đào tạo thêm nhân lực để bổ sung cho nguồn lực khoa học công nghệ của Viện là việc làm cần thiết trong thời gian tới. Nguyên nhân khách quan:

- Chất lượng nghiên cứu khoa học luôn là vấn đề đặt lên hàng đầu đối với Viện nên trong quá trình thực hiện, đặc biệt khi triển khai các đề án, chiến lược trọng điểm của ngành trình Chính phủ thì Viện ln chủ động tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao của các đơn vị trong Bộ, trong Viện nghiên cứu cùng hợp tác.

- Do yêu cầu của các đề tài/dự án cần đến đội ngũ chuyên gia tư vấn cao cấp trong và ngồi nước nên trong q trình triển khai Viện phải huy động thêm nguồn nhân lực của các cơ quan/tổ chức nghiên cứu.

- Do tính chất của các cuộc điều tra thực địa trên diện rộng của cả nước với số lượng cán bộ, nghiên cứu viên của Viện không đảm bảo triển khai cùng một lúc nên Viện huy động thêm cán bộ, nghiên cứu của các Vụ, Cục và trường đại học trực

thuộc Bộ. Ví dụ: nhiệm vụ thường niên của Viện rà soát hộ nghèo trên diện rộng cả nước; Giám sát 63 tỉnh/thành phố về công tác báo cáo thường niên lao động - việc làm;.... với số lượng cán bộ hiện có Viện khơng đảm nhiệm hết cơng việc nên phải bổ sung nhân lực bên ngoài Viện cùng tham gia.

Qua các bảng thống kê nhiệm vụ khoa học, chúng ta có thể thấy việc sử dụng nguồn nhân lực của Viện vào các nhiệm vụ nghiên cứu có đặc điểm như sau:

- Đối với các đề án, chiến lược, chương trình, đề tài cấp Bộ do Viện chủ trì thì cán bộ của Viện chiếm khoảng 60% tổng số nhân lực tham gia, 40% nhân lực là lãnh đạo của các đơn vị trong Bộ và một số chuyên gia từ các trường đại học, Viện nghiên cứu trong và ngoài nước. Yêu cầu trình độ chuyên môn tham gia đề án, chiến lược, chương trình địi hỏi phải đạt từ trình độ thạc sỹ trở lên. Vì vậy, cơ cấu trình độ chuyên môn tham gia đề án, chiến lược thì PGS.TS, TS chiếm khoảng 70%, trình độ thạc sỹ hoặc nghiên cứu sinh chiếm 30%.

- Đối với đề tài cấp Viện, sử dụng 100% nhân lực khoa học của Viện. Bởi nguồn kinh phí cho loại đề tài này từ quỹ hoạt động khoa học thường niên của Viện và mục đích giúp cán bộ trẻ làm quen với cơng tác nghiên cứu khoa học. Vì vậy, chủ yếu đề tài được phân công theo chức năng nghiên cứu của từng phịng chun mơn. Trong các đề tài này, cán bộ trẻ (hay các cán bộ có trình độ cử nhân) sẽ đóng vai trị chủ nhiệm và mỗi đề tài có một cán bộ trình độ thạc sỹ tham gia nhằm hỗ trợ, giúp đỡ nhóm nghiên cứu. Đây cũng là hoạt động nghiên cứu khoa học theo nhóm nhằm tạo điều kiện để cán bộ tự học hỏi, nâng cao trình độ chun mơn.

Hiện nay, trong công tác sử dụng nhân lực Viện mới chỉ dừng lại ở việc thu hút nguồn nhân lực khoa học từ bên ngoài tham gia vào các đề tài, dự án chủ yếu không kèm theo di cư. Bởi nhân lực tham gia với Viện đang là lãnh đạo các đơn vị trong Bộ, hoặc chính sách tiền lương của Viện chưa đủ để thu hút họ chuyển đến công tác. Điều này cho ta thấy, để thu hút được cả số lượng và chất lượng nguồn nhân lực chuyển đến công tác, Viện cần phải tái cấu trúc thay đổi phương thức hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng cấu trúc ma trận để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của viện khoa học lao động và xã hội (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)