Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực khoa học của Viện thông qua cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng cấu trúc ma trận để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của viện khoa học lao động và xã hội (Trang 71 - 76)

10B Luận cứ thực tế

2.2. Đánh giá sự ảnh hƣởng của cơ cấu chức năng đến hiệu quả sử dụng nguồn

2.2.2.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực khoa học của Viện thông qua cơ

cấu chức năng.

Đối với Viện Khoa học lao động và xã hội là cơ quan nghiên cứu thì việc sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả là vấn đề được đặc biệt quan tâm, tuy nhiên hiện nay với phương thức quản lý theo cơ cấu chức năng thì việc sử dụng nguồn nhân lực khoa học của Viện cịn một số khó khăn:

- Khai thác nguồn nhân lực thấp: Hiện nay, với nguồn lực cán bộ của Viện cịn ít nhưng qua cơng tác sử dụng cán bộ cho ta thấy vẫn chưa khai thác hết tiềm năng nhân lực. Với cách thức quản lý cán bộ mang nặng tính hành chính trong cơng tác nghiên cứu khoa học dẫn đến tính đối phó của một bộ phận cán bộ, nghiên cứu viên trong cơ quan. Ngồi ra, Viện vẫn duy trì hoạt động theo cấu trúc chức năng và theo cơ chế một thủ trưởng vì thế khi giải quyết cơng việc liên quan đến nhân lực bị hạn chế. Ví dụ, cán bộ trong Viện tham gia công tác nghiên cứu, giảng dạy cho các tổ chức ngoài Viện khi họ được mời tham gia nghiên cứu, chuyên gia tư vấn thì phải được sự đồng ý của Viện trưởng khi đó họ mới có thể tham gia cơng tác nghiên cứu. Chính điều đó tạo nên tâm lý bức xúc bị hạn chế khả năng nghiên cứu của cán bộ, vì khi tham gia càng nhiều vào công tác nghiên cứu khoa học bản thân cán bộ tự nâng cao trình độ thơng qua việc học hỏi, được kèm cặp bởi các chuyên gia cao cấp làm chủ nhiệm dự án/đề tài.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua cơng tác đào tạo:

+ Chính sách khuyến khích cán bộ đào tạo nâng cao trình độ: hiện nay, Viện chưa có quỹ dành cho việc đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn cho cán bộ. Các cán bộ, nghiên cứu viên tự tìm các chương trình học bổng, nguồn tài trợ hoặc chủ động đầu tư cho việc nâng cao trình độ chun mơn. Chính vì vậy, trong q trình tham gia học tập họ mở rộng quan hệ và có thể tìm được cơng việc tốt hơn khi đó họ sẵn sàng thơi việc ở Viện.

+ Chưa tạo ra được mơi trường nghiên cứu bình đẳng để các cán bộ trẻ được tham gia công tác nghiên cứu. Đối với cán bộ mới được tuyển dụng hoặc những cán bộ

làm việc ở các phịng sự vụ dường như khơng được tham gia cơng tác nghiên cứu. Có chăng là tham gia cơng tác điều tra, cơng tác hành chính của các đề tài/dự án cho nên khả năng nghiên cứu và trình độ chun mơn của các cán bộ trẻ khơng được thể hiện và nâng cao qua hình thức kèm cặp tại chỗ.

- Chính sách sử dụng nguồn nhân lực: Với việc sử dụng nguồn nhân lực hiện nay của Viện cho ta thấy chưa sử dụng hết khả năng của cán bộ, nghiên cứu viên. Theo báo cáo tổng kết năm thể hiện số cán bộ không tham gia hoạt động nghiên cứu bình quân của năm 2009 và năm 2010 là 10,3% tổng số nhân lực chứng tỏ Viện chưa có chính sách sử dụng nguồn nhân lực hợp lý. Tổng số cán bộ ít nhưng thời gian làm việc của mỗi cán bộ dư thừa nhiều tạo nên sự bất hợp lý trong phân công nhiệm vụ hay nói đúng hơn chưa có chính sách khai thác hết tiềm năng của cán bộ, nghiên cứu viên. Để khai thác tiềm năng nghiên cứu của cán bộ khoa học thì Viện cần tạo ra cơ chế đảm bảo tính dân chủ trong nghiên cứu, đề cao quyền tự do của cá nhân trong việc tham gia hoạt động khoa học trong và ngoài Viện.

- Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực khoa học mang lại hiệu quả kinh tế: Nếu Viện thực hiện chính sách sử dụng nguồn nhân lực khoa học tốt, đó là tạo ra nhiều việc làm và phân công công việc hợp lý đối với từng nhóm cán bộ cụ thể thì ngồi việc nâng cao chất lượng cơng việc cịn đảm bảo tính hiệu quả kinh tế trong công tác nghiên cứu khoa học. Qua quá trình tham gia vào các đề tài/dự án cán bộ có thể tự nâng cao kinh nghiệm, nâng cao kiến thức bằng việc học hỏi những chuyên gia trong từng lĩnh vực nghiên cứu thì cán bộ có thể tạo thêm nguồn thu nhập nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Hiệu quả kinh tế ở đây còn được xem là các kết quả nghiên cứu khoa học khi áp dụng vào cuộc sống sẽ tạo nên giá trị kinh tế cho xã hội. - Giá trị khoa học: Sau khi nghiên cứu các đề tài/dự án kết thúc thì giá trị khoa học của nó được thể hiện qua việc áp dụng trong thực tiễn. Đối với Viện Khoa học lao động và xã hội là một viện nghiên cứu lĩnh vực lao động việc làm, an sinh xã hội nhằm giúp Bộ hoàn thiện và bổ sung những điểm thiếu của chính sách đã được ban

quả nguồn nhân lực khoa học của Viện là cơ sở tạo nên những giá trị khoa học của những cơng trình nghiên cứu, đó là những đóng góp của các cán bộ được thể hiện qua thành quả nghiên cứu khoa học.

- Vị thế của cơ quan hay còn gọi hiệu quả xã hội trong công tác nghiên cứu khoa học: Sau mỗi thành quả nghiên cứu nói chung của Viện và sự đóng góp của mỗi cá nhân nói riêng là vai trị của cơ quan được khẳng định. Những năm gần đây, vị thế của Viện đã được nhiều tổ chức trong và ngồi nước biết đến, tuy nhiên để có chiến lược phát triển Viện trong thời gian dài thì việc tạo uy tín cũng cần phải được lãnh đạo Viện và tập thể cán bộ đồng tâm góp sức xây dựng thơng qua các kết quả nghiên cứu có chất lượng và mang tính ứng dụng thực tế.

Tóm lại, số lượng nhân lực khoa học cịn ít nhưng qua thống kê tình hình tham gia cơng tác nghiên cứu khoa học của Viện thì chúng ta có thể thấy rằng Viện vẫn chưa có chính sách để khai thác hết tiềm năng nhân lực vốn có. Phần lớn, cơng việc nghiên cứu tập trung vào một số cán bộ, nghiên cứu viên chủ chốt của Viện. Nếu thực hiện các đề án, chiến lược, đề tài cấp Bộ thì nhân lực tham gia nghiên cứu là lãnh đạo các đơn vị trong Bộ. Chính vì vậy, tỉ lệ nghịch giữa số lượng cán bộ Viện ít với cơng việc nhiều nhưng một số cán bộ vẫn có quỹ thời gian dư thừa, phải chăng việc sử dụng nguồn nhân lực của Viện chưa có hiệu quả. Hoặc cơng việc chỉ tập trung vào một nhóm người trong cơ quan, số cán bộ cịn lại khơng có đủ việc làm thiếu thu nhập và dẫn đến tình trạng biến động nhân sự. Nên việc sử dụng hiệu quả nhân lực hiện có của Viện nhằm khai thác hết tiềm năng con người và tạo nguồn thu nhập ổn định cuộc sống cho cán bộ nghiên cứu khoa học đang là vấn đề cấp bách đối với lãnh đạo Viện.

Kết luận chƣơng 2

1. Viện Khoa học lao động – xã hội là đơn vị nghiên cứu thuộc Bộ Lao động thương binh và xã hội có chức năng nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược và nghiên cứu ứng dụng về các lĩnh vực: lao động, người có cơng và xã hội; đào tạo sau đại học các chuyên ngành thuộc lĩnh vực lao động và xã hội.

2. So sánh số lượng nhân lực khoa học giữa 2 năm (2008-2009 và 2010-2011) ta thấy nguồn nhân lực khoa học của Viện ngày càng tăng. Qua các bảng thống kê nhân lực thì chất lượng cán bộ, nghiên cứu viên được tăng lên qua các chỉ số trình độ đào tạo của cán bộ.

3. Hoạt động nghiên cứu khoa học của Viện trước thời kỳ đổi mới tập trung nghiên cứu luận cứ phục vụ hoạch định chính sách, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và phục vụ cho quản lý vi mô, nhất là trong các doanh nghiệp nhà nước. Xuất phát từ yêu cầu bức xúc trong công tác quản lý của ngành, vì vậy sau thời kỳ đổi mới hoạt động khoa học của Viện tập trung nghiên cứu hình thành cơ sở lý luận, phương pháp luận mới, đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành trong lĩnh vực lao động, người có cơng, lĩnh vực xã hội; đồng thời tham gia nghiên cứu giải quyết những vấn đề bức xúc trong thực tiễn như giải quyết lao động dôi dư trong sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, vấn đề việc làm cho lao động xã hội, cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, bảo trợ xã hội.

4. Ngoài hợp tác với các cơ quan, đơn vị nghiên cứu trong nước Viện còn tăng cường mối quan hệ hợp tác với các đối tác đa phương và song phương để vừa nâng cao vị trí và quan hệ hợp tác của mình vừa tìm kiếm sự hỗ trợ của các đối tác nước ngoài cả về kỹ thuật và tài chính.

5. Tình hình sử dụng nhân lực khoa học của Viện chưa linh hoạt dẫn đến dư thừa quỹ thời gian làm việc của cán bộ, nghiên cứu viên. Ngồi ra, trong cơng tác quản lý cán bộ mang nặng tính chất hành chính hóa dẫn đến phi hiệu quả trong chất lượng nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó Viện vẫn phải huy động nguồn nhân lực

6. Hiện nay, trong công tác sử dụng nhân lực Viện mới dừng lại ở việc thu hút nguồn nhân lực khoa học từ bên ngoài tham gia vào các đề tài/dự án chủ yếu khơng kèm theo di cư. Điều đó có thể thấy muốn thu hút được cả số lượng và chất lượng nguồn nhân lực chuyển đến công tác, Viện cần phải tái cấu trúc thay đổi phương thức hoạt động cho phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ nghiên cứu khoa học đặt ra.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU CỦA NGUỒN LỰC KHOA HỌC THÔNG QUA VIỆC ÁP DỤNG

CẤU TRÚC MA TRẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng cấu trúc ma trận để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của viện khoa học lao động và xã hội (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)