Nâng cao hiệu quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng cấu trúc ma trận để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của viện khoa học lao động và xã hội (Trang 28)

10B Luận cứ thực tế

1.8. Nâng cao hiệu quả nghiên cứu

Theo chuẩn quốc tế thì hiệu quả nghiên cứu khoa học chính là chỉ số trích dẫn trong các nghiên cứu sau này – điều được thể hiện qua danh tiếng của tạp chí mà bài báo của tác giả được đăng, cụ thể hơn đó là chỉ số impact factor (IF). Hệ số này của một tạp chí thay đổi theo từng năm và hệ số ảnh hưởng của một tạp chí T trong năm N được tính bằng tỷ số A/B, trong đó A là tổng số lần trích dẫn, tính trong tất cả các ấn phẩm của năm N, đến các bài đăng trên T trong hai năm liên tiếp ngay trước N và B là tổng số các bài đăng trên T trong hai năm này. Nếu trong hai năm 2007 và 2008 tạp chí T đăng tất cả 100 bài báo và có 250 lần các bài trong số 100 bài này của T được trích dẫn trong tất cả các hội nghị của năm 2009 thì hệ số ảnh hưởng của T trong năm 2009 là 250/100=2,5. [36]

Hệ số ảnh hưởng của tạp chí cịn được dùng để đánh giá hiệu quả khoa học của các trường, các viện nghiên cứu và đánh giá sự phát triển nghiên cứu khoa học của các quốc gia. [12]

Chính vì vậy, muốn nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học thì trước hết cần phải nâng cao chất lượng của các cơng trình nghiên cứu để có chỉ số trích dẫn cao. Một trong những nhân tố mang lại chất lượng nghiên cứu khoa học đó là chất lượng nguồn nhân lực. Và muốn phát triển nguồn nhân lực về chất lượng là làm tăng về mặt thể lực, trí tuệ, kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhận thức rằng công tác nghiên cứu khoa học là một hoạt động trọng tâm và có ý nghĩa thiết thực, uy tín và có tính đột phá để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đồng thời nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học.

Kết luận chƣơng 1

1. Cấu trúc ma trận là tổ chức phối hợp giữa cấu trúc chức năng và cấu trúc dự án. Đây là loại hình tổ chức có nhiều biến thể có thể xem nó như cơ cấu quan liêu có biến đổi hoặc như dạng cơ cấu sinh học. Cấu trúc ma trận thường làm tăng khả năng thích ứng của tổ chức với môi trường, nâng cao sự phối hợp giữa các chuyên gia chức năng và cho phép sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực trong tổ chức.

2. Hoạt động khoa học là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết mới về tự nhiên và xã hội. Những kiến thức hay học thuyết mới này, tốt hơn, có thể thay thế dần những cái cũ khơng cịn phù hợp

3. Chất lượng nghiên cứu khoa học là một khái niệm phức tạp, vì nó liên quan đến ý nghĩa xã hội, triết lý và đạo đức khoa học. Đối với những người trực tiếp làm nghiên cứu khoa học chuyên ngành thì chất lượng của một cơng trình khoa học là giá trị khoa học của nó. Chất lượng khoa học trong trường hợp này là phản ánh đánh giá của đồng nghiệp trong chuyên ngành, ngoài ra chất lượng khoa học được đánh giá qua sự tác động hoặc ảnh hưởng của cơng trình nghiên cứu đến xã hội và kinh tế.

4. Nhân lực khoa học là đội ngũ những người tham gia trực tiếp vào quá trình nghiên cứu sáng tạo khoa học. Nhân lực khoa học là tiềm năng của mọi tiềm năng, là nhân tố quan trọng nhất tạo ra mọi thành công không những cho khoa học, mà còn cho tất cả các lĩnh vực hoạt động khác của nhân loại.

5. Nguồn nhân lực được hiểu là số dân và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực, phẩm chất và đạo đức của người lao động. Nó là tổng thể nguồn nhân lực hiện có thực tế và tiềm năng được chuẩn bị sẵn sàng để tham gia phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia hay một địa phương nào đó. Nguồn nhân lực khoa học hàm chỉ đội ngũ lao động có trình độ đào tạo cao trở lên.

6. Sử dụng nguồn nhân lực là quá trình thu hút và phát huy lực lượng lao động xã hội nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần đáp ứng nhu cầu của xã hội và mọi

thành viên trong xã hội. Thước đo chung nhất biểu hiện trình độ sử dụng nguồn nhân lực xã hội là tỷ lệ người có việc làm và ngược lại là tỷ lệ thất nghiệp trong nguồn nhân lực xã hội.

7. Trong đề tài khái niệm hiệu quả được hiểu là phép so sánh dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong những điều kiện nhất định.

8. Hiệu quả nghiên cứu có thể được hiểu là chỉ số trích dẫn trong các nghiên cứu sau này – điều được thể hiện qua danh tiếng của tạp chí mà bài báo của tác giả được đăng, cụ thể hơn đó là chỉ số impact factor. Vì vậy, muốn nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học thì trước hết cần phải nâng cao chất lượng của các cơng trình nghiên cứu để có chỉ số trích dẫn cao.

CHƢƠNG 2

ĐÁNH GIÁ SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA CƠ CẤU CHỨC NĂNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC CỦA VIỆN KHOA HỌC

LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI 2.1. Tổng quan về Viện Khoa học lao động & xã hội.

2.1.1. Cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học lao động và xã hội.

2.1.1.1. Chức năng.

Viện Khoa học lao động và xã hội là đơn vị nghiên cứu thuộc Bộ Lao động – Thương binh và xã hội có chức năng nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược và nghiên cứu ứng dụng về các lĩnh vực: việc làm, lao động, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, an tồn lao động, người có cơng, bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới, phịng và chống tệ nạn xã hội (sau đây gọi chung là lĩnh vực lao động, người có cơng và xã hội); đào tạo sau đại học các chuyên ngành thuộc lĩnh vực lao động và xã hội. [1]

2.1.1.2. Nhiệm vụ của Viện Khoa học lao động và xã hội.

1. Trình Bộ kế hoạch nghiên cứu và ứng dụng khoa học dài hạn và hàng năm của Viện về lao động, người có cơng và xã hội.

2. Tổ chức nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược và nghiên cứu ứng dụng về lĩnh vực lao động, người có cơng và xã hội.

3. Thơng tin, phân tích, dự báo về lĩnh vực lao động, người có cơng và xã hội. 4. Điều tra, thống kê phục vụ nghiên cứu khoa học.

5. Tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch 5 năm, chương trình mục tiêu Quốc gia, chính sách về lao động, người có cơng và xã hội; thẩm định, đánh giá các chương trình, kế hoạch, dự án, chính sách, cơng trình nghiên cứu thuộc Bộ. 6. Phối hợp với cơ quan quản lý khoa học xây dựng và tổng hợp kế hoạch nghiên cứu và ứng dụng khoa học dài hạn và hàng năm của Bộ, ngành.

7. Tổ chức, liên kết đào tạo trình độ sau đại học thuộc chuyên ngành kinh tế lao động (thạc sỹ, tiến sỹ) theo quy định của pháp luật.

8. Tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức.

9. Hợp tác với các tổ chức, cơ quan nghiên cứu trong nước và nước ngoài, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ về lao động – xã hội theo quy định của pháp luật và của Bộ.

10. Tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, nghiên cứu khoa học phù hợp với lĩnh vực chuyên môn, khả năng của đơn vị theo quy định của pháp luật.

11. Quản lý cán bộ, viên chức và nhân viên; tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và của Bộ.

12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ giao [1]

2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học lao động và xã hội.

1. Viện Khoa học lao động và xã hội có Viện trưởng, các phó viện trưởng giúp việc. 2. Các phịng chức năng gồm:

- Phịng Tổ chức – hành chính; - Phịng Kế hoạch – Đối ngoại;

- Phòng nghiên cứu quan hệ lao động;

- Phịng nghiên cứu Chính sách an sinh xã hội; - Trung tâm nghiên cứu dân số, lao động, việc làm; - Trung tâm nghiên cứu lao động nữ và giới;

- Trung tâm nghiên cứu môi trường và điều kiện lao động; - Trung tâm thơng tin, phân tích và dự báo chiến lược; - Phịng Kế tốn – tài vụ.

Viện có Hội đồng khoa học tư vấn cho Viện trưởng về công tác nghiên cứu khoa học. [1]

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Lãnh đạo viện Hội đồng khoa học Phòng Kế hoạch - Đối ngoại Phịng Kế tốn – Tài vụ Phịng Tổ chức – Hành chính Phịng Nghiên cứu quan hệ lao động Trung tâm nghiên cứu dân số, lao động, việc làm Trung tâm thông tin, phân tích và dự báo chiến lược Trung tâm nghiên cứu lao động nữ và giới Phòng Nghiên cứu chính sách an sinh xã hội Trung tâm nghiên cứu mơi trường và điều kiện lao động Khối hành chính Khối nghiên cứu

Mối quan hệ hành chính Mối quan hệ tư vấn Mối quan hệ phối hợp

2.1.2. Nhân lực của Viện Khoa học lao động và xã hội.

- Bảng thống kê nhân lực của Viện năm 2008- 2009: [27, 28]

Trình độ đào tạo Số lượng Giới tính

Nam Nữ PGS.TS 0 Tiến sỹ 5 3 2 Thạc sỹ 16 6 10 Cử nhân 46 15 31 Trung cấp 2 1 1 Sơ cấp 2 1 1 TỔNG 71 26 45

Nguồn: Báo cáo tổng kết Viện Khoa học lao động và xã hội; 2009.

- Bảng thống kê nhân lực của Viện giai đoạn 2010-2011: [29]

Trình độ đào tạo Số lượng Giới tính

Nam Nữ PGS.TS 1 1 Tiến sỹ 3 2 1 Thạc sỹ 29 9 20 Cử nhân 42 14 28 Trung cấp 3 2 1 Sơ cấp 3 1 2 TỔNG 81 29 52

- Bảng thống kê nhân lực của Viện hiện đang học thạc sỹ và nghiên cứu sinh trong và ngoài nước: [29]

Trình độ đào tạo Số lượng Giới tính

Nam Nữ

Tiến sỹ 4 1 3

Thạc sỹ 15 7 8

Tổng 19 8 11

Nguồn: Báo cáo 6 tháng đầu năm Viện Khoa học lao động và xã hội; 2011.

- Tình hình biến động nhân lực khoa học của Viện

+ Số lượng phó giáo sư, tiến sỹ giai đoạn 2010-2011 so với giai đoạn 2008-2009 giảm 1 người.

+ Số lượng thạc sỹ giai đoạn 2010-2011 so với giai đoạn 2008-2009 tăng 13 người, nếu tính tỷ lệ nghiên cứu viên đạt trình độ thạc sỹ của giai đoạn 2008-2009 chiếm 22,5% so với tổng nhân lực khoa học của giai đoạn đó. Số cán bộ, nghiên cứu viên đạt trình độ thạc sỹ giai đoạn 2010-2011 chiếm 35,8% tổng số nhân lực khoa học của Viện.

So sánh số lượng nhân lực khoa học giữa hai năm ta thấy nguồn nhân lực khoa học công nghệ của Viện ngày càng tăng. Qua bảng thống kê nhân lực thì chất lượng cán bộ, nghiên cứu viên cũng được tăng lên qua các chỉ số trình độ đào tạo của cán bộ.

- Năm 2010-2011 tổng số nhân lực khoa học cao hơn năm 2008-2009 là 10 người, số nhân lực ngày càng tăng lên do chức năng và nhiệm vụ của Viện được giao ngày càng nhiều. Ngoài ra, sau 30 năm xây dựng và trưởng thành, Viện Khoa học lao động và xã hội cũng là một trong những Viện đầu ngành về nghiên cứu chiến lược lao động việc làm, an sinh xã hội của Việt nam; Những cơng trình nghiên cứu của Viện được các đối tác trong nước và đối tác quốc tế đánh giá cao. Vì vậy, những

năm gần đây ngồi nhiệm vụ thường xuyên của Bộ giao, Viện còn thu hút được các dự án, đề tài nghiên cứu, dịch vụ tư vấn từ nguồn vốn của tổ chức quốc tế, nguồn vốn ODA…

- Tuy nhiên, số nhân lực khoa học hàng năm của Viện vẫn có sự biến động do một số nguyên nhân:

+ Được thuyên chuyển làm lãnh đạo các đơn vị khác + Không đáp ứng được yêu cầu công việc

+ Không thỏa mãn với tiền lương của cán bộ nghiên cứu khoa học + Không phát huy được khả năng nghiên cứu

+ Khơng thỏa mãn với vị trí lãnh đạo hiện có trong Viện

Hiện nay, Viện có 6 cán bộ trình độ trung cấp, sơ cấp không được tham gia công tác nghiên cứu (6 cán bộ thuộc phục vụ: 1 văn thư, 2 lái xe, 2 phục vụ, 1 sửa chữa máy tính)

Hàng năm Viện liên tục nhận hồ sơ và tổ chức tuyển dụng cán bộ mới, tuy nhiên số cán bộ thi tuyển vào Viện tương đương với số cán bộ chuyển cơng tác, thơi việc... Vì vậy, Viện áp dụng cơ chế mở trong công tác tuyển dụng cán bộ, đó là Viện liên tục tuyển dụng và đào thải đối với những cán bộ không đáp ứng được yêu cầu công việc nghiên cứu khoa học. Nếu xét qua bảng thống kê nhân sự của Viện chúng ta có thể thấy số lượng nhân lực không thay đổi nhiều nhưng trên thực tế sự biến động nhân sự trong tổ chức thay đổi thường xuyên theo các quý. Việc thay đổi đó cũng có ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng công việc nghiên cứu bị gián đoạn. Nhưng xét đến cùng việc thay đổi về số lượng nhân lực cũng là điều kiện để Viện tuyển dụng được những cán bộ tâm huyết với nghề nghiên cứu, tìm ra được những cán bộ có năng lực và có chun mơn đáp ứng được yêu cầu của công việc nghiên cứu khoa học.

2.1.3. Cơ sở hạ tầng.

Ngoài cơ sở vật chất được Bộ trang bị hàng năm thì Viện tiếp tục tăng cường sửa chữa và nâng cao chất lượng trang thiết bị như: hồn thiện hạ tầng thơng tin, cơ sở vật chất của các phòng làm việc như: mỗi phịng làm việc có tủ thư viện riêng, bảng phân công công việc của từng đơn vị nghiên cứu, đảm bảo mỗi nghiên cứu viên sử dụng một máy vi tính... Đặc biệt, trong năm 2010 đã khai trương trang Web của Viện và xây dựng thư viện điện tử đồng thời nâng cấp thư viện, lưu trữ nhằm phục vụ công tác nghiên cứu khoa học của cán bộ, nghiên cứu viên.

Hiện nay, Viện Khoa học lao động và xã hội đã vận dụng các modules quản lý vào trong hoạt động nghiên cứu khoa học như modules quản lý tài sản, modules quản lý hoạt động khoa học, modules quản lý thư viện. Mục tiêu của Viện đến năm 2015 là hoàn thiện hệ thống quản lý thông qua các modules nhằm đảm bảo tính chuyên nghiệp, môi trường, phong cách và tiêu chuẩn làm việc của một viện nghiên cứu khoa học đầu ngành của Bộ.

2.1.4. Đầu tư tài chính.

Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ và số lượng biên chế được giao, hàng năm Viện xây dựng dự toán ngân sách gửi Vụ Kế hoạch – tài chính của Bộ phê duyệt.

Ngân sách nhà nước cấp cho Viện gồm nguồn tài chính cho hoạt động thường xuyên và nguồn tài chính cho các hoạt động khơng thường xun. Trong đó, nguồn cho chi thường xuyên chủ yếu là do lương, cịn nguồn cho chi khơng thường xuyên chủ yếu là cho các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp nhà nước, các dự án điều tra nghiên cứu và mua sắm, sửa chữa trụ sở làm việc.

Trong cơ chế tài chính, hiện nay Viện đang áp dụng 3 loại cơ chế đối với 3 nguồn đầu vào khác nhau:

(1) Nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) cho chi thường xuyên và một số loại chi không thường xuyên như mua sắm, sửa chữa tài sản… Thu chi nguồn này hoàn toàn

theo các quy định hiện hành của Nhà nước. Viện thực hiện lập dự toán và chi tiêu theo các khoản mục được phê duyệt.

- Nguồn thu: theo thông báo đầu năm của Vụ kế hoạch – tài chính

- Chi: theo các quy định, định mức nhà nước ban hành và theo các khoản mục được duyệt (2) Đối với các đề tài, dự án thuộc nhiệm vụ nhà nước giao:

- Nguồn thu: việc giao đề tài mang tính chất chủ quan, chia việc, khơng dựa trên cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng cấu trúc ma trận để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của viện khoa học lao động và xã hội (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)