Chủ trương của Đảng bộ huyện Ân Thi về xây dựng nông thôn mớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện ân thi (hưng yên) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014 (Trang 27 - 39)

1.1.4 .Chủ trương xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên

1.2. Chủ trương của Đảng bộ huyện Ân Thi về xây dựng nông thôn mớ

Trên cơ sở quán triệt và vận dụng quan điểm, chủ trương của Đảng, của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên, từ sự đánh giá đặc điểm, tình hình địa phương, Đảng bộ huyện Ân Thi đã chủ động trong việc hoạch định chủ trương, đường lối cụ thể xây dựng NTM tại địa phương mình.

Sau nghị quyết số 26 của BCH Trung ương khóa X, đặc biệt sau Chương trình hành động số 18-CT/TU về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nơng nghiệp nơng dân ngày 24/10/2008 của tỉnh ủy Hưng Yên, BCH Đảng bộ huyện Ân Thi đã đề ra Chương trình hành động số 26-CTr/HU về việc “Thực hiện nghị quyết số 26- NQ/TW Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nơng nghiệp, nông dân, nông thơn” ngày 31/12/2008. Chương trình đã nêu bật thực trạng phát triển nông nghiệp, nông thôn Ân Thi hiện nay, từ đó xác định “giải quyết vấn đề nơng nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và tồn xã hội”. Chương trình đã xác định mục tiêu chung của cơng cuộc xây dựng nơng nghiệp, nơng thơn Ân Thi, trong đó nhấn mạnh ba điểm quan trọng:

Thứ nhất, xây dựng nền nơng nghiệp phát triển bền vững, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao đảm bảo an ninh lương thực gắn với quy hoạch vùng, đảm bảo an tồn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ mơi trường sinh thái nông nghiệp, nông thôn.

Thứ hai, nâng cao, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người nông dân; chú trọng đào tạo, nâng cao dân trí cho người dân.

Thứ ba, xây dựng nơng thơn giàu đẹp, văn minh, có hệ thống hạ tầng kinh tế – xã hội tương đối hiện đại đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân[26,4].

Để thực hiện được mục tiêu trên, chương trình đưa ra những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể nhằm phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn:

Thứ nhất, về trồng trọt: quy hoạch phát triển nông nghiệp theo hướng quy vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa gắn với quy hoạch cơng nghiệp chế

biến và tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng các vùng sản xuất lúa hàng hóa, năng suất, chất lượng cao; vùng sản xuất rau màu cây ăn quả đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Tiếp tục đổi mới cơ cấu trà vụ, cơ cấu giống theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế, thực hiện tốt các đề án sản xuất giống lúa ở các xã, thị trấn đảm bảo chủ động giống lúa cho sản xuất. Thực hiện tốt công tác bảo vệ thực vật, dự thính, dự báo, đảm bảo phịng trừ có hiệu quả sâu bệnh hại cây trồng.

Thứ hai, về chăn nuôi - thủy sản: ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn, kỹ thuật thâm canh nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, thủy sản trở thành ngành sản xuất chính. Tiếp tục thực hiện tốt các chương trình, đề án đã được phê duyệt như chương trình “Nạc hóa” đàn lợn, chương trình “Sind hóa” đàn bị, gắn với chăn ni bị thịt chất lượng cao, đẩy nhanh thực hiện đề án nuôi trồng thủy sản tập trung ở các xã đã được phê duyệt. Thực hiện đề án “phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư và quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung”; thực hiện tốt công tác thú y, đảm bảo chăn nuôi phát triển bền vững theo hướng an toàn dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Thứ ba, thu hút các dự án đầu tư vào địa bàn, nhất là công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch; chú trọng phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trong nơng thơn. Có chính sách ưu đãi, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia dịch vụ sản xuất nơng nghiệp. Khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển bền vững.

Thứ tư, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ mới, công nghệ sinh học vào sản xuất, đẩy mạnh cơ giới hóa các khâu trong sản xuất.

Thứ năm, tăng cường và nâng cao hiệu quả cơng tác dự báo thị trường. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Từng bước xây dựng và phát triển thương hiệu

hàng hóa nơng sản của huyện, nhất là sản phẩm đặc sản, sản phẩm có thế mạnh [26,6].

Như vậy, dù còn sơ lược nhưng đây là văn bản mở đầu cho chủ trương xây dựng NTM ở Ân Thi, là nền tảng và có ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch định những chính sách tiếp theo xây dựng NTM trên địa bàn huyện.

Thực hiện kế hoạch kế hoạch số 91/KH-UBND của UBND tỉnh Hưng Yên về Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010-2020. Huyện ủy Ân Thi đã ra Chương trình số 15-CTr/HU ngày 27/7/2011 về “Xây dựng nông thôn mới huyện Ân thi giai đoạn 2010-2020, định hướng 2030”, tiếp đó là “Kế hoạch xây dựng nơng thơn mới huyện Ân Thi giai đoạn 2011-2015” của UBND huyện Ân Thi. Hai văn bản này đã hoạch định chủ trương xây dựng NTM ở Ân Thi một các cụ thể, chi tiết. Đây là những văn bản có ý nghĩa quan trọng, nhân dân Ân Thi bắt tay vào xây dựng NTM.

Theo đó, q trình xây dựng NTM ở huyện Ân Thi được thực hiện theo quan điểm chỉ đạo thống nhất như sau:

Thứ nhất, xây dựng NTM là nhiệm vụ có tính chiến lược trong sự

nghiệp CNH, HĐH trên địa bàn huyện, được thực hiện trong mối quan hệ mật thiết với nơng nghiệp và nơng dân, trong đó nơng dân là chủ thể của quá trình phát triển; xây dựng NTM là căn bản, phát triển nông nghiệp là then chốt; là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và tồn xã hội; trong đó cấp ủy Đảng, chính quyền, đồn thể đóng vai trị lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn, động viên và hỗ trợ.

Thứ hai, xây dựng NTM là cuộc vận động xã hội sâu sắc và toàn diện

(cả phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, sản xuất, đời sống, nếp sống, phong tục, tập quán theo 19 tiêu chí chính phủ ban hành) được thực hiện theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ”, “lấy sức dân để lo cho dân”; phát huy vai trò chủ động của cộng đồng dân cư,

đặc biệt là cộng đồng thơn xóm; các hoạt động cụ thể ở thôn, xã do chính cộng đồng người dân bàn bạc và quyết định.

Thứ ba, xây dựng NTM là quá trình lâu dài, liên tục theo định hướng

của Đảng, Nhà nước; được thực hiện trên cơ sở vừa cải tạo vừa xây dựng, vừa kế thừa những thành tựu, truyền thống và bản sắc văn hóa tốt đẹp trong nông thôn những năm qua, vừa hình thành những giá trị mới theo hướng văn minh, hiện đại; phải trên cơ sở các quy hoạch, kế hoạch, quy chuẩn để đảm bảo phát triển lâu dài và bền vững; theo lộ trình vừa triển khai rộng vừa chỉ đạo các mơ hình điểm, trong đó mơ hình điểm phải đi trước một bước.

Thứ tư, nguồn lực cho xây dựng NTM chủ yếu là khai thác tối đa tiềm

năng đất đai, lao động sẵn có ở nơng thơn và huy động hiệu quả sự đóng góp của các tầng lớp nhân dân trong và ngồi địa bàn; trên cơ sở các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư của các thành phần kinh tế, đặc biệt là của các doanh nghiệp vào nông nghiệp, nông thôn với phương châm “lấy công nghiệp hỗ trợ nông nghiệp, lấy thành thị lôi kéo nông thôn, lấy doanh nghiệp hỗ trợ nông dân” và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án khác đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn.

Thứ năm, với phương châm xây dựng NTM trên phạm vi toàn

huyện (20 xã), mỗi giai đoạn lựa chọn những xã ưu tiên hỗ trợ để đạt mục tiêu đề ra. Trước mắt, trong giai đoạn 2011 – 2013 cần tập trung xây dựng 2 xã làm điểm đó là các xã Hồng Quang và Vân Du để đạt tiêu chuẩn NTM, làm cơ sở nhân rộng mơ hình. Song song với hai xã làm điểm, các xã còn lại vẫn tiến hành lập quy hoạch, lập đề án xây dựng NTM căn cứ vào đặc điểm và khả năng của địa phương tiến hành đồng thời với các xã điểm xây dựng đạt tiêu chí NTM từ các nguồn lực. Đến 2012, hồn thành lập quy hoạch và lập đề án xây dựng NTM cho các xã còn lại trong huyện; từng bước xây dựng và hoàn chỉnh các tiêu chí NTM, làm cơ sở để xây dựng NTM những năm tiếp theo[27, 2].

Thực hiện những quan điểm trên, mục tiêu xây dựng NTM trên địa bàn huyện đã được xác định: “xây dựng nông thơn mới có kinh tế-xã hội phát triển, kết cấu kinh tế-xã hội từng bước hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, giàu đẹp, văn minh; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội được giữ vững; đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao”[27,3].

Mục tiêu đó được cụ thể hóa trong giai đoạn 2010-2015 như sau:

- Phấn đấu đến năm 2012 hoàn thành việc lập quy hoạch và đề án xây

dựng NTM cho 100% số xã; đào tạo tập huấn cho 100% cán bộ làm công tác xây dựng NTM từ cấp huyến đến cấp cơ sở.

- Năm 2013 hồn thành xây dựng nơng thôn mới ở 2 xã điểm là xã Hồng Quang và Vân Du đạt tiêu chuẩn NTM theo QĐ 491/QĐ – TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

- Năm 2015 xây dựng 25% số xã trong toàn tỉnh đạt tiêu chuẩn nông thôn mới [27,3].

Để thực hiện được mục tiêu trên, chương trình đã đưa ra những nhiệm vụ chủ yếu trên tất cả các lĩnh vực.

Thứ nhất, trong công tác quy hoạch xây dựng nông thơn mới: Hồn

thành quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp; quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội- môi trường; phát triển khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã. Để

thực hiện được nhiệm vụ này, các xã chủ động thuê đơn vị tư vấn tiến hành việc lập quy hoạch xây dựng NTM .

Thứ hai, phát triển hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn

- Đường giao thông: Nhựa hóa hoặc bê tơng hóa đường trục xã, liên xã đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thơng Vận tải; cứng hóa trục đường thơn, xóm đạt chuẩn; cứng hóa đường ngõ xóm sạch khơng lầy lội vào mùa mưa; cứng hóa đường trục chính nội đồng.

- Thủy lợi chú trọng cải tạo, xây dựng mới hệ thống đê điều, kênh mương thủy lợi trên địa bàn các xã cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và dân sinh; kiên cố hóa hệ thống kênh mương do xã quản lý.

- Phát triển kinh tế và quan hệ sản xuất nông thôn: nâng cao thu nhập cho dân cư nông thôn, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, chuyển dịch cơ cấu lao động trng nông nghiệp, củng cố và phát triển các mơ hình tổ chức sản xuất trong nơng nghiệp, phát triển văn hóa-xã hội-mơi trường nơng thơn, xây dựng hệ thống chính trị và đảm bảo an ninh, trật tự xã hội.

- Điện: hoàn thiện hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện; tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn.

- Trường học : xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo trường học các cấp mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia.

- Cơ sở vật chất văn hóa: Hồn thiện nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn; xây dựng nhà văn hóa, khu thể thao thơn.

- Chợ nông thôn: tiến hành xây dựng chợ đạt chuẩn của bộ xây dựng. - Chỉnh trang nhà ở dân cư: xóa nhà tạm, dột nát ; số hộ có nhà đạt tiêu chuẩn của Bộ xây dựng.

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo: Giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.

- Chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp: Giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội.

Thứ ba, Phát triển văn hóa, xã hội, mơi trường

- Giáo dục: Phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Đưa tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, dạy nghề) lên trên 90% theo u cầu của tiêu chí từng xã nơng thơn mới; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên trên 40%.

- Y tế: Tăng tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo; tăng số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.

- Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở: xây dựng thơn đạt chuẩn làng văn

hóa theo tiêu chuẩn của Bộ văn hóa- Thể thao- Du lịch.

- Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn: Tăng số hộ được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh theo qui chuẩn quốc gia; các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường; khơng có các hoạt động gây suy giảm môi trường; xây dựng nghĩa trang theo quy hoạch; xây dựng các điểm thu gom, xử lí rác thải ở các xã.

Thứ tư, Xây dựng hệ thống chính trị và đảm bảo an ninh, trật tự xã hội

- Xây dựng hệ thống tổ chức chính trị- xã hội vững mạnh: Tổ chức đào tạo, đào tạo lại cán bộ xã đạt chuẩn; kiện toàn đảm bảo đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định; Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu

chuẩn “trong sạch, vững mạnh”; các tổ chức đồn thể chính trị đều đạt danh

hiệu tiên tiến trở lên.

- Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn: Đảm bảo an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn.

*Vốn và nguồn vốn thực hiện chương trình

Trước năm 2008, Ân Thi là một huyện cơ bản thuần nông với hơn 80% dân cư sống chủ yếu dựa vào nơng nghiệp. Vì vậy việc huy động nguồn vốn cho chương trình xây dựng NTM ở Ân Thi gặp rất nhiều trở ngại. Nhận thấy được khó khăn này, ngay từ đầu Đảng bộ huyện đã rất chú trọng đến công tác huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực xây dựng NTM.

Theo đánh giá sơ bộ về thực trạng nơng thơn của tỉnh, của huyện, thì vốn xây dựng NTM bình quân cho 1 xã dự kiến khoảng 90 tỷ đồng. Như vậy, tổng vốn đầu tư cho chương trình dự kiến khoảng 1.800 tỷ đồng. Nguồn vốn dự kiến được phân bổ đối với từng nội dung đầu tư như sau:

Stt Nội dung đầu tư Vốn BQ 01 xã (tỷ đồng)

Tỷ lệ (%) 1 Quy hoạch xây dựng nông thôn mới 0,27 0,3

2 Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn 49,5 55 3 Phát triển kinh tế và các hình thức tổ chức SX 22,5 25 4 Phát triên văn hóa- xã hội và mơi trường 17,55 19,5 5 Xây dựng hệ thống chính trị và giữ vững an

ninh, trật tự xã hội nông thôn

0,18 0,2

Tổng số 90 100 Đây là nguồn vốn rất lớn và là một khó khăn cần vượt qua trong quá trình xây dựng NTM của huyện. Để có thể huy động được số vốn trên, đảng bộ huyện chủ trương huy động linh hoạt mọi nguồn lực của toàn xã hội để xây

dựng thành công NTM. Cơ cấu nguồn vốn được dự kiến như sau:

- Vốn ngân sách và có nguồn gốc ngân sách (bao gồm cả Trung ương và địa phương từ tỉnh đến xã): 720 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 40% (Trong đó vốn đã có lồng ghép từ các chương trình MTQG, chương trình hỗ trợ có mục tiêu là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện ân thi (hưng yên) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014 (Trang 27 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)