Chỉ đạo phát triển kinh tế nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện ân thi (hưng yên) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014 (Trang 48 - 54)

1.1.4 .Chủ trương xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên

1.3. Sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Ân Thi về xây dựng nông thôn mớ

1.3.4. Chỉ đạo phát triển kinh tế nông thôn

Mục tiêu đầu tiên của chương trình xây dựng nơng thơn mới là hướng tới việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn.Phát triển kinh tế là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao đời sống của cư dân nơng thơn. Nhận thức được vấn đề đó, q trình chỉ đạo phát triển kinh tế nông thôn từ năm 2008 đến năm 2014 Đảng bộ huyện Ân Thi đã tập trung chỉ đạo giải quyết các vấn đề cơ bản sau đây:

Thứ nhất, đối với hoạt động phát triển nông nghiệp

Ân Thi là một huyện thuần nông. Về cơ bản, dân cư vẫn sống dựa vào nông nghiệp. Vì vậy, chính sách phát triển nơng nghiệp luôn được Đảng bộ huyện coi trọng. Trong Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV nhiệm kỳ 2010-2015 đã xác định rõ những phương hướng, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp như sau:

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn trên cơ sở gắn sản xuất với thị trường; hình thành và phát triển mơ hình sản xuất rau, quả đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cao, phục vụ nhu cầu tiêu dùng và chuẩn bị phục vụ các khu công nghiệp vào địa bàn và các vùng phụ cận.

- Tích cực đưa giống mới có năng suất và chất lượng cao, áp dụng khoa học, cơng nghệ sinh học và sản xuất. Khuyến khích phát triển mơ hình kinh tế trang trại, kinh tế hộ. Tập trung phát triển thủy sản, nhất là khu nuôi trồng thủy sản tập trung, phát triển một số dự án chăn ni lợn, bị thịt, gia cầm, cá rơ phi đơn tính, mơ hình lúa-cá.

- Thường xuyên tu bổ, sửa chữa, nâng cấp, cải tạo hệ thống thủy lợi nhằm phục vụ tốt sản xuất nông nghiệp. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng nơng thơn, phịng chống, giảm nhẹ thiên tai.

- Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp; chú trọng dịch vụ khoa học kỹ thuật, thu mua, chế biến, cung ứng cho đầu vào, đầu ra của sản xuất nông nghiệp. Tăng cường đào tạo và phát triển hệ thống, đội ngũ khuyến nông ở cơ sở.

- Quy hoạch ngành nghề nông thơn, duy trì và phát triển làng nghề truyền thống. Tạo điều kiện để phát triển các làng nghề, ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông sản, thực phẩm và dịch vụ nông nghiệp. Hỗ trợ để các cơ sở hợp tác xã tiếp cận nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng; ưu tiên vốn cho các ngành nghề thu hút nhiều lao động. Phát triển kinh tế tư nhân trong sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản.

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt trong nơng-lâm nghiệp có vai trị quan trọng trong sự phát triển của nông nghiệp, đồng thời cũng là nơi xây dựng các cơng trình, đáp ứng nhu cầu về mặt bằng để phát triển kinh tế xã hội dân sinh, an ninh quốc phòng. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai, đảm bảo sử dụng đất đai đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch, tiết kiệm và hiệu quả, Ủy ban nhân dân huyện Ân Thi đã thực hiện “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) huyện Ân Thi - tỉnh Hưng Yên”. Quy hoạch đã nghiên cứu, rà soát phương án quy hoạch, kế hoạch của sử dụng đất của huyện thời kỳ 2005-2010, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch

ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2020 và đề ra các biện pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020.

Để sử dụng hợp lý tài nguyên đất trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, Đảng bộ huyện đã đề ra phương hướng, giải pháp cụ thể. Với quy mơ sản xuất nhỏ, manh mún, gây khó khăn trong canh tác, thu hoạch nông sản và áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, hướng giải quyết là thực hiện dồn thửa, đổi ruộng đất nông nghiệp. Thực hiện chỉ thị số 21 - CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “về việc tiếp tục dồn thửa đổi ruộng đất nông nghiệp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2013- 2015” và quyết định số 574/QĐ-UBND “Về việc tiếp tục dồn thửa, đổi ruộngđất nông nghiệp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2013-2015”. Ủy ban nhân dân huyện Ân Thi đã xây dựng kế hoạch số 41/KH-UBND ngày 24/9/2013 về việctiếp tục dồn thửa đổi ruộng đất nông nghiệp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Ân Thi giai đoạn 2013-2015 và thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ chuyên môn giúp việc Ban Chỉ đạo và phân cơng các đồng chí trong Ban Chỉ đạo và Tổ chun mơn giúp việc Ban Chỉ đạo phụ trách các xã, trị trấn làm công tác dồn thửa, đổi ruộng. Việc dồn thửa, đổi ruộng được thực hiện ở ba xã điểm là Hồng Quang, Hồ Tùng Mậu và Vân Du. Sau đó, được tiếp tục thực hiện ở 18 xã, thị trấn còn lại.

Với những vùng đang canh tác có hiệu quả thì tiếp tục thâm canh tăng vụ, ứng dụng khoa học cơng nghệ, đưa giống mới năng suất cao…Hình thành vùng sản xuất tập trung, chuyên canh trong sản xuất nông nghiệp. Do đặc điểm tự nhiên và lịch sử, trên địa bàn huyện diện tích đất nơng nghiệp chủ yếu là trồng lúa. Huyện đã hình hình vùng chuyên canh sản xuất lúa như cánh đồng Tam thiên mẫu. Với những vùng trồng lúa kém hiệu quả, Đảng bộ huyện triển khai theo quyết định số 438/QD-UBND Phê duyệt kế hoạch khung về chuyển đổi từ trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây hàng năm, kết hợp chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa đến năm 2020, Ủy ban

nhân dân huyện Ân Thi đã ra kế hoạch số 21/KH-UBND chuyển đổi từ trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây hàng năm, kết hợp chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa đến năm 2020 hướng dẫn các xã lập quy hoạch diện tích, khu vực, mơ hình chuyển đổi một cáchcụ thể. Đảng bộ huyện đã bám sát vào tình hình thực tế địa phương để đưa ra những chỉ đạo sâu sát, kịp thời.

Thứ hai, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng.

Ân Thi về cơ bản là một huyện thuần nông, nguồn dân sống dựa vào nông nghiệp là chủ yếu, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm tỉ trọng không cao trong cơ cấu kinh tế. Vì vậy mà kinh tế phát triển một cách chậm chạm, không theo kịp xu thế phát triển chung của toàn xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, Đảng bộ huyện Ân Thi xã định phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là một hướng đi đột phá trong thời gian tới. Chủ động xây dựng các chính sách, cơ chế của địa phương, nhất là cải cách thủ tục hành chính, tập trung giải phóng mặt bằng, tạo mơi trường thuận lợi để thu hút đầu tư vào địa bàn.

Theo quy hoạch, huyện Ân Thi sẽ hình thành 3 cụm cơng nghiệp vào năm 2020.

Khu cơng nghiệp Thổ Hồng nằm ở phía Bắc thị trấn huyện Ân Thi, thuộc địa phận thị trấn huyện, xã Quang Vinh, Vân Du và Quảng Lãng. Quy hoạch KCN nằm trong tổng thể phát triển tiểu vùng, gắn KCN với phát triển khu đô thị, dân cư và dịch vụ dọc hành lang đường cao tốc. Về quy mô, theo quy hoạch phát triển KCN đến năm 2020 là 400 ha, trong đó giai đoạn đến năm 2010 có diện tích là 200 ha và 2015 có diện tích là 300 ha. Đây là KCN tổng hợp có các ngành nghề chế biến lương thực, thực phẩm; sản xuất hàng tiêu dùng; cơng nghiệp điện, điện tử, có khí kỹ thuật cao. Khơng bố trí các ngành nghề sản xuất phát thải, khói bụi.

Khu cơng nghiệp Bãi Sậy thuộc địa phận các xã: Bãi Sậy, Phù Ủng và Bắc Sơn; Nằm phía Tây QL 38, phía Bắc đường 210. Đây là khu vực đất canh tác nông nghiệp, cây trồng chủ yếu là cây lúa, có năng suất thấp. Khu vực khơng có dân cư sinh sống và các cơng trình lớn trên đất.Về quy mơ, theo quy hoạch phát triển KCN đến năm 2020 là 450 ha, trong đó giai đoạn I đến năm 2010 là 300 ha. Đây là KCN tổng hợp. Trong đó có các ngành, lĩnh vực điện, điện tử, cơ khí; sản xuất phụ tùng, lắp ráp ô tô, máy nông nghiệp; sản xuất vật liệu xây dựng mới, kỹ thuật cao. Khơng bố trí các ngành sản xuất tiềm ẩn phát thải khói bụi.

Khu cơng nghiệp Lý Thường Kiệt thuộc địa phận các huyện: Yên Mỹ, Ân Thi và Khoái Châu. Khu vực này năm liền kề về phía Nam đường 5 cao tốc, phía Tây đường QL 39A; Cách nút giao khác cốt liên thông QL 39A với đường 5 cao tốc Hà Nội - Hải Phịng là 1 km.Về quy mơ, theo quy hoạch đến năm 2020 là 500 ha, trong đó: giai đoạn đến năm 2010 có diện tích là 300 ha, giai đoạn đến năm 2015 có diện tích là 200 ha. Tính chất ngành nghề, đây là KCN tổng hợp, có cơng nghệ kỹ thuật cao.

Các khu cơng nghiệp tuy có quy mơ khơng lớn nhưng đều là những khu công nghiệp tổng hợp với cơ cấu ngành công nghiệp hiện đại, công nghệ kỹ thuật cao hứa hẹn sẽ là điểm nhấn thúc đẩy cơng nghiệp huyện có nhiều bước tiến đáng kể, làm thay đổi bộ mặt nông thôn của huyện.

Trên cơ sơ các khu công nghiệp đã được quy hoạch, Đảng bộ huyện Ân Thi chủ trương tiến hành quy hoạch các vùng công nghiệp của huyện, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng sớm hoàn thiện đồng bộ và có chất lượng hạ tầng các khu công nghiệp địa phương, phát triển đồng bộ giữa hạ tầng trong khu công nghiệp và hạ tầng ngồi hàng rào khu cơng nghiệp; tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để thu hút các nguồn lao động trong và ngoài nước. Tăng cường công tác khuyến công và xúc tiến đầu tư, tạo điều kiện phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thuận lợi.

Đẩy mạnh công tác vận động, xúc tiến đầu tư; chú trọng việc thu hút và kêu gọi đầu tư vào các ngành, lĩnh vực công nghiệp phụ trợ. Đa dạng hóa các

chương trình xúc tiến đầu tư, thông qua các cơ quan thơng tấn, báo chí. Tập trung làm tốt cơng tác giải phóng mặt bằng nhanh, góp phần đẩy mạnh cơng tác thu hút dự án đầu tư trực tiếp trong và ngoài nước, vừa đảm bảo quyền lợi của người dân có đất chuyển sang làm cơng nghiệp, dịch vụ.

Đảng bộ huyện Ân Thi cũng chủ trương đẩy mạnh các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp gắn liền với sản xuất nông nghiệp, nông thôn để tạo thêm nhiều việc làm, giảm bớt thời gian lao động nhàn rỗi khu vực nông thơn. Đồng thời xây dựng cơ chế chính sách để hỗ trợ các làng nghề truyền thống tiếp tục phát triển. Hỗ trợ giải quyết đầu ra của sản phẩm, nâng cao thu nhập và mức sống của các hộ dân.

Thứ ba, phát triển thương mại, dịch vụ

Các loại hình dịch vụ, thương mại trên địa bàn huyện đã bước đầu phát triển đa dạng, từng bước đáp ứng nhu cầu và đời sống của nhân dân, nhất là các khu trung tâm thị trấn, thị tứ. Tuy nhiên, các hoạt động dịch vụ, thương mại trên địa bàn còn nhiều hạn chế chưa xứng với tiềm năng của vùng: hàng hóa chưa phong phú, số lượng cịn hạn chế, mới chỉ phát triển ở một số khu trung tâm,…Phát triển thương mại, dịch vụ là nhiệm vụ trọng tâm để thúc đẩy cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển thương mại, dịch vụ, Đảng bộ huyện rất chú trọng phát triển các hoạt động này. Đảng bộ huyện chủ trương củng cố, mở rộng, khuyến khích mọi thành phần, mọi chủ thể kinh tế đầu tư phát triển kinh doanh, dịch vụ và ngành nghề. Đẩy mạnh hoạt động lưu thơng hàng hóa trong huyện, đảm bảo cân đối cung cầu thị trường, giá cả ổn định. Duy trì mạng lưới chợ đã có, tập trung xây dựng trung tâm thương mại của huyện tại thị trấn Ân Thi và xã Hồng Quang; quy hoạch mở rộng và nâng cấp 50% số xã, thị trấn có chợ gắn với khu dãn dân, tạo thuận lợi để giao lưu, trao đổi, tiêu thụ nơng sản, hàng hóa.

Khuyến khích các doanh nghiệp chủ động tìm kiếm thị trường, nhất là thị trường cho các nông sản của huyện có lợi thế để thúc đẩy sản xuất, đổi

của sản phẩm, góp phẩn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống của nông dân.

Nâng cao hiệu quả của dịch vụ bảo hiểm, khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Phát triển mạnh dịch vụ bưu chính viễn thơng theo hướng hiện đại hóa nhằm đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của nhân dân.

Chuẩn bị tốt các điều kiện để khai thác thế mạnh của ngành dịch vụ (kho bãi, dịch vụ sửa chữa… khi có cơng nghiệp vào địa bàn) tạo điều kiện cho bước chuyển mới về dịch vụ giai đoạn sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện ân thi (hưng yên) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014 (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)