Chỉ đạo phát triển kết cấu hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện ân thi (hưng yên) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014 (Trang 54)

1.1.4 .Chủ trương xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên

1.3. Sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Ân Thi về xây dựng nông thôn mớ

1.3.5. Chỉ đạo phát triển kết cấu hạ tầng

Kết cấu hạ tầng có vai trị đặc biệt quan trọng trong q trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia cũng như vùng lãnh thổ. Có kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại, nền kinh tế mới có điều kiện để tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững. So với các huyện khác trong tỉnh thì có thể nói Ân Thi là huyện có kết cấu hạ tầng yếu và thiếu đồng bộ hơn. Đây là cản trở rất lớn của huyện trên con đường cán đích NTM. Bởi để xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cần nguồn vốn rất lớn, trong khi Ân Thi là một huyện nghèo, huy động nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, cơng tác huy động nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu nhận được sự quan tâm rất lớn, được coi là vấn đề trọng yếu trong công tác cây dựng NTM.

Đảng bộ huyện Ân Thi chỉ đạo tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển. Ưu tiên đầu tư cho nông nghiệp, giao thông trường học, y tế cơ sở. Đầu tư nâng cấp cải tạo 100% tuyến đường giao thông huyện quản lý đạt tiêu chuẩn đường cấp 4 đồng bằng. Nâng cấp, cải tạo hệ thống kênh mương tưới tiêu và kiên cố hóa kênh mương; nâng cấp hệ thống đê, đảm bảo cho công tác phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai. Cải tạo nâng cấp các trạm y tế xã , đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh. Kiên cố hóa 100% các trường học, phịng học đáp ứng cho việc dạy và học.

Thực hiện đề án Kiên cố hóa trường học giai đoạn 2008 – 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh, Đảng bộ huyện Ân Thi rất chú trọng và đề cao công tác

xây dựng cơ sở vật chất giáo dục. Xây dựng cơ sở vật chất giáo dục luôn chiếm tỉ lệ cao trong nguồn vốn xây dựng cơ bản. Ví dụ, năm 2012 tổng nguồn vốn xây dựng cơ bản là 67 711 triệu đồng, thì đầu tư kiên cố hóa trường học chiếm 24 598 triệu đồng (chiếm gần 30% nguồn vốn xây dựng cơ bản). Nguồn vốn chủ yếu được sử dụng vào mục đích kiên cố hóa phịng học, xây dựng phịng bộ mơn, phịng chức năng và các cơ sở vật chất nhà trường đồng bộ, tạo mơi trường giáo dục tồn diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới ở các cấp học, phấn đấu xây dựng trường chuẩn quốc gia ở các cấp học, đảm bảo chất lượng giáo dục và hoàn thành chỉ tiêu phổ cập giáo dục theo đúng lộ trình của tỉnh.

Về đường giao thông nông thôn, bên cạnh việc chú trọng nâng cấp, sửa chữa, cải tạo các tuyến đường giao thơng do huyện quản lý, Đảng bộ huyện cịn chỉ đạo sát sao chương trình phát triển giao thơng nơng thơn theo cơ chế hỗ trợ xi măng. Theo đó, Ủy ban nhân dân huyện đã yêu cầu các xã, thị trấn tích cực phổ biến rộng rãi chương trình đến từng thơn xóm, vận động nhân dân góp cơng, góp của cùng với sự hỗ trợ của nhà nước phát triển mạng lưới giao thông nông thôn ngày càng sạch đẹp. Đồng thời Ủy ban cũng yêu cầu lập danh sách các xóm làm đường để có thể hỗ trợ đúng và kịp thời.

Nhận thấy tầm quan trọng đặc biệt trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Đảng bộ huyện đặc biệt chú trọng đến việc cải tạo, nâng cấp các trạm y tế xã. Hàng năm, nguồn vốn xây dựng mới và cải tạo các trạm y tế xã vẫn được bố trí trong nguồn vốn xây dựng cơ bản. Trạm y tế xã đảm đầy đủ cơ sở vật chất thì việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng mới đảm bảo và đạt chuẩn được.

Về kênh mương, trên địa bàn huyện vẫn thực hiện “chương trình kiên cố hóa kênh mương” theo chủ trương của Trung ương và của tỉnh Hưng Yên. Hàng năm, nguồn vốn cho chương trình được bố trí trong vốn xây dựng cơ bản hàng năm. Huyện cũng thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc và kiểm tra việc nạo vét kênh mương của các xã trên địa bàn huyện nhằm phục vụ tốt nhất nhu

Đảng bộ huyện còn chủ trương từng bước cải tạo, nâng cấp hệ thống điện lưới trung, hạ áp; thực hiện có hiệu quả hình thức ngành điện tổ chức bán điện trực tiếp cho các hộ dân. Nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc, tăng dung lượng và chất lượng dịch vụ điện và điện thoại. Thực hiện chương trình nước sạch nơng thơn đến các hộ; xây dựng hệ thống thốt nước và cơng trình xử lý nước thải, rác thải tập trung ở các xã, thị trấn; quy hoạch và mở rộng thị trấn, thị tứ, các khu dân cư nông thôn mới. Xây dựng trung tâm đào tạo nghề của huyện để thu hút lao động nơng thơn. Chuyển vị trí và xây dựng mới Đền Liệt sĩ của huyện, mở rộng quy mô, khang trang, thể hiện sự tôn vinh các anh hùng, liệt sĩ xứng đáng là quê hương anh hùng.

1.3.6. Chỉ đạo phát triển phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, bảo vệ mơi trường sinh thái khu vực nơng thơn

Giữ gìn các nét đẹp văn hóa, phát triển giáo dục, y tế, giải quyết tốt các vấn đề xã hội có vai trị quan trọng trong đời sống của mỗi người dân. Vì vậy, nâng cao đời sống tinh thần của người dân, đặc biệt trong quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trọng tâm của tồn Đảng, cũng như của Đảng bộ huyện Ân Thi, góp phần chuyển biến mạnh mẽ, tạo nên diện mạo nông thôn mới văn minh của huyện.

Trên mặt trận văn hóa, Đảng bộ huyện thường xuyên quán triệt chỉ thị, nghị quyết của Đảng về phát triển văn hóa, coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, nâng cao mức hưởng thụ vật chất, tinh thần cho nhân dân. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, gắn với nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch. Tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử Đền Phù Ủng gắn với phát triển du lịch. Tăng cường cơng tác quản lí bằng phát thanh; tăng cường thanh tra, quản lý chặt chẽ dịch vụ văn hóa, lĩnh vực viễn thơng, xử lý kịp thời những vi phạm. Nâng cao chất lượng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Xây dựng và bổ sung các thiết chế văn hóa cơ sở, thực hiện tiết kiệm trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đẩy mạnh phong trào thể thao quần chúng, phấn đấu có 30% dân số thường xuyên

tham gia luyện tập, rèn luyện sức khỏe, nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong các trường học.

Trên mặt trận giáo dục, Đảng bộ huyện chủ trương tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo và khoa học công nghệ. Phát triển mạng lưới, quy mô giáo dục phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của huyện, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo một cách toàn diện, nhằm nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Tiếp tục thực hiện tốt đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh ở tất cả các cấp học, bậc học, từng bước nâng cao chất lượng đại trà, quan tâm hơn nữa đến chất lượng giáo dục mũi nhọn; đảm bảo duy trì kết quả phổ cấp giáo dục các cấp học.

Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp học, bậc học, đảm bảo trình độ chuẩn và trên chuẩn, chun mơn, nghiệp vụ ngày càng cao. Có chế độ chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi. Đẩy mạnh phong trào tự học tập, tự rèn luyện và học tập suốt đời để nâng cao chất lượng giáo dục cộng đồng. Kết nối internet tới 100% cơ sở giáo dục, tích cực ứng dụng cơng nghệ thông tin phục vụ cho cơng tác quản lí giáo dục và dạy học.

Đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và thực hiện có hiệu quả cơng tác xã hội hóa giáo dục. Tạo bước chuyển căn bản về chất lượng đào tạo, nhất là định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông, phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông, quan tâm đến đào tạo nghề cho người nghèo và gia đình chính sách.

Về sự nghiệp y tế - dân số, văn hóa thơng tin được quan tâm đặc biệt. Nâng cao chất lượng khám và điều trị bệnh và đảm bảo sức khỏe nhân dân,

dụng cộng nghệ sinh học và công nghệ thông tin vào hoạt động khám và điều trị bệnh; nâng cao trình độ y đức của đội ngũ y, bác sĩ; có chính sách thu hút bác sĩ về công tác tại địa phương và đào tạo bác sĩ từ nguồn tại chỗ. Tăng cường cơng tác y tế dự phịng, phát hiện, xử lý kịp thời không để dịch bệnh lây lan. Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, làm tốt công tác tiêm chủng mở rộng. Thực hiện hiệu quả mục tiêu phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm HIV/AIDS và chương trình y tế quốc gia. Tăng cường cơ sở vật chất cho ngành y tế, củng cố, hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống khám, điều trị bệnh từ huyện đến cơ sở; phát triển và duy trì xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.

Kết hợp cơng tác dân số kế hoạch hóa gia đình với bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Quan tâm trợ giúp trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn. Đảm bảo 100% các bà mẹ mang thai đều được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế. Thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, giảm tỉ lệ sinh con thứ ba, mất cân bằng giới tính, phát triển dân số ổn định ở mức dưới 1%.

1.3.7. Chỉ đạo nâng cao chất lượng hệ thống chính trị, đảm bảo an ninh trật tự và các vấn đề xã hội ninh trật tự và các vấn đề xã hội

Hệ thống chính trị đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội. Thực tế đã chứng minh rằng, ở đâu có hệ thống chính trị vững mạnh, thì ở đó phong trào xây dựng NTM đạt được nhiều thành tựu và ngược lại. Nhận thấy tầm quan trọng của hệ thống chính trị trong việc phát triển nông thôn, Đảng bộ huyện Ân Thi đặc biệt chú trọng xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh. Đảng bộ huyện đã thường xuyên tổ chức học tập, quán triệt chỉ thị, nghị quyết cũng như các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của Trung ương nói chung, của tỉnh Hưng n nói riêng. Đồng thời tích cực vận dụng những quan điểm đó vào thực tế địa phương, lãnh đạo nhân dân xây dựng NTM hiệu quả.

Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp, trọng tâm là tiếp tục cải tiến nội dung, nâng cao chất lượng các kỳ họp, các cuộc tiếp xúc cử chi. Tiếp tục củng cố bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý,

điều hành của Ủy ban nhân dân trên tất cả các mặt, phát huy đúng mức vai trò của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các cấp. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách hành chính theo cơ chế một cửa, đi đơi vói phân cấp, tăng thẩm quyền, xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn cấp huyện và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn; đề cao đúng mức trách nhiệm của người đứng đầu. Giáo dục tinh thần trách nhiệm, chấn chỉnh thái độ, tác phong, góp phần nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức các cấp. Tiếp tục thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, đảm bảo phát huy đúng mức dân chủ trong xã hội trên tất cả mọi lĩnh vực đi đôi với giữ nghiêm kỷ cương, phép nước.

Tổ chức xây dựng Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể vững mạnh toàn diện, phát huy tốt vai trị trách nhiệm của mình. Tham gia xây dựng Đảng và các cấp chính quyền trong sạch, vững mạnh, thực sự là cầu nối giữa dân với Đảng, các các cấp chính quyền. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ trong tình hình mới gắn với thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Thực hiện có hiệu quả các chương trình quốc gia phịng chống tội phạm và tai, tệ nạn xã hội, giảm các án tồn đọng trong công tác thi hành án. Tập trung giải quyết các đơn thi khiếu nại, tố cáo của công dân kịp thời, hiệu quả, đúng pháp luật. Phát hiện, xử lí các mâu thuẫn phát sinh từ cơ sở, không để xẩy ra đột biến. Xây dựng lực lượng qn sự, cơng an ngày càng chính quy, có kỷ luật cao, vững mạnh về mọi mặt.

Thực hiện tốt công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ. Đẩy mạnh phong trào vận động xây dựng “Quỹ đền ơn đáp nghĩa”, “Quỹ vì người nghèo”, “Quỹ chất độc da cam”, “Quỹ bảo trợ trẻ em”… Tiếp tục đẩy mạnh cơng tác xóa đói giảm nghèo. Tăng cường cơng tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, giúp đỡ trẻ em có hồn cảnh đặc biệt, học sinh nghèo vượt khó.

Tiểu kết chương 1

Ân Thi nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho canh tác nông nghiệp nên vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn cũng ln là vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với sự ổn định và phát triển ở địa phương. Nhận thức được vai trị của nơng nghiệp, nơng thơn, ngay từ trước khi tiến hành xây dựng NTM theo theo tinh thần nghị quyết 26, huyện ủy Ân Thi đã có nhiều chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp, ổn định nơng thơn. Nhờ đó, nơng nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu về mọi mặt kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng, hệ thống chính trị. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nông nghiệp, nông thôn Ân Thi vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần được giải quyết.

Chương trình MTQG về xây dựng nơng thơn mới là chương trình mang tính tổng hợp, sâu rộng, toàn diện; là vấn đề có tính chiến lược trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả nước nói chung và của huyện Ân Thi nói riêng. Đây là một trong những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, đồng thời cũng là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội của Đảng bộ huyện Ân Thi giai đoạn 2008- 2014. Trên cơ sở quán triệt và vận dụng sáng tạo quan điểm, chủ trương của Đảng, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên vào điều kiện thực tiễn, đánh giá đúng tiềm năng lợi thế của địa phương, Đảng bộ huyện Ân Thi đã đưa ra quan điểm, chủ trương và có biện pháp chỉ đạo xây dựng NTM đúng đắn, phù hợp.

Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Ân Thi về xây dựng NTM đã đáp ứng địi hỏi của thực tiễn và nhanh chóng đi vào cuộc sống, tạo sự chuyển biến sâu sắc, toàn diện từ nhận thức đến hành độngcủa các cấp, các ngành, cán bộ, Đảng viên và nhân dân, tạo sức mạnh to lớn trong quá trình thực hiện 19 tiêu chí xây dựng NTM của huyện. Điều đó thể hiện quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quyết tâm đưa huyện Ân Thi ngày một phát triển.

CHƯƠNG 2

NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

2.1. Nhận xét sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Ân Thi về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2008 - 2014

2.1.1. Ưu điểm

Về hoạch định chủ trương

Nhìn một cách tổng quát, quá trình hoạch định chủ trương của Đảng bộ huyện Ân Thi về xây dựng NTM từ năm 2008 đến năm 2014, có thể nhận thấy: Đảng bộ huyện Ân Thi đã bám sát các văn kiện, nghị quyết của Trung ương và của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên, kịp thời xây dựng chương trình hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện ân thi (hưng yên) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014 (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)