.2 Các đơn vị chứa nước và cách nước khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp với đề tài: Đánh giá điều kiện địa chất thủy văn khu vực Đông Anh – Hà Nội. Lập phương án điều tra đánh giá chi tiết kết hợp khai thác phục vụ nâng công suất nhà máy cấp nước Thị trấn Đông Anh lên 20.000 m3ngày, thời gian thi công phương (Trang 29)

STT Các đơn vị chứa nước và cách nước. Ký hiệu

1 Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Holocen. TCNqh 2 Lớp cách nước trong trầm tích Pleistocen trên LCN1

3 Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistocen trên. TCNqp2 4 Lớp cách nước trầm tích Pleistocen giữa - trên LCN2 5 Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistocen dưới –

giữa TCNqp1

6 Phức hệ chứa nước Neogen PHCN N

7 Phức hệ chứa nước trong trầm tích Triat trung - bậc Ladini

- hệ tầng Nà Khuất PHCN T2lnk

Chiều sâu phân bố, bề dày các phân vị Địa chất thuỷ văn được tổng hợp trong các bảng 2.3; 2.4,

2.3.1. Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Holocen (TCNqh)

Tại khu vực nghiên cứu, tầng chứa nước này chỉ xuất hiện rất ít tại khu vực gần sông Cà Lồ và giáp đầm Vân Trì với chiều dày nhỏ từ 0,5 đến 3,0m. Thành phần thạch học chủ yếu bao gồm: Sét, sét pha, cát pha màu xám nâu chứa nhiều tàn tích thực vật. Do có diện phân bố hẹp, chiều dày tầng chứa nước nhỏ nên tại khu vực nghiên cứu TCNqh ít có ý nghĩa cung cấp nước. Riêng tại khu bãi giếng nhà máy nước Đông Anh không tồn tại TCNqh.

2.3.2. Lớp cách nước trong trầm tích Pleistocen trên (LCN1)

Tại khu vực nghiên cứu lớp này phân bố rộng rãi và lộ ra trên bề mặt địa hình. Cấu tạo nên lớp cách nước là các trầm tích thuộc phụ hệ tầng Vĩnh Phúc trên (amQ13vp2) có thành phần thạch học là sét, cát pha, sét pha, đôi chỗ có xen kẹp các

thấu kính hạt mịn. Bề dày LCN1 dao động từ 2,5m (LK34) đến 25,0m (LK616) trung bình 9,9m (xem bảng 2.3). Tại khu bãi giếng nhà máy nước Đông Anh, bề dày của LCN1 này thay đổi từ 3,0m (H4; H7) đến 7,3m (H7-1A; H7-2A) trung bình 5,2m (xem

Bảng 2.3-Bảng tổng hợp địa tầng Địa chất thủy văn khu vực Đông Anh

STT Số hiệu Lỗ khoan

LCN1 TCNqp2 LCN2 TCNqp1 PHCN N PHCN T2lnk

Sét, sét pha Cát hạt mịn Sét, sét pha Cuội, sỏi, sạn Cát kết, bột kết Cát kết, bột kết

Từ Đến Dày Từ Đến Dày Từ Đến Dày Từ Đến Dày Từ Đến Được Từ Đến Đựơc

(m) (m) (m) (m) (m) (m) (m) (m) (m) (m) (m) (m) (m) (m) (m) (m) (m) (m) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) (17) (18) (19) (20) 1 LK1 0.0 13.5 13.5 13.5 28.7 15.2 28.7 31.2 2.5 31.2 60.0 28.8 60.0 80.0 20.0 2 LK3 0.0 7.0 7.0 7.0 21.5 14.5 21.5 30.9 9.4 30.9 58.4 27.5 58.4 102.0 43.6 3 LK4 0.0 15.0 15.0 15.0 22.5 7.5 22.5 67.0 44.5 67.0 72.0 5.0 4 LK5 0.0 7.0 7.0 7.0 11.0 4.0 11.0 18.0 7.0 18.0 61.0 43.0 61.0 80.0 19.0 5 LK6 0.0 14.0 14.0 14.0 26.5 12.5 26.5 41.8 15.3 41.8 79.6 37.8 6 LK8 0.0 15.4 15.4 15.4 25.0 9.6 25.0 46.8 21.8 46.8 64.9 18.1 7 LK14 0.0 8.2 8.2 8.2 25.0 16.8 25.0 32.5 7.5 32.5 60.0 27.5 8 LK34 0.0 2.5 2.5 2.5 14.6 12.1 14.6 27.0 12.4 27.0 61.0 34.0 61.0 65.0 4.0 9 LK607 0.0 14.0 14.0 14.0 21.0 7.0 21.0 28.0 7.0 28.0 54.5 26.5 54.5 70.0 15.5 10 LK608 0.0 8.0 8.0 8.0 25.0 17.0 25.0 32.0 7.0 32.0 36.0 4.0 36.0 55.0 19.0 11 LK612 0.0 11.0 11.0 11.0 28.5 17.5 28.5 54.0 25.5 54.0 82.0 28.0 12 LK614 0.0 6.3 6.3 6.3 22.0 15.7 22.0 32.0 10.0 32.0 70.5 38.5 70.5 80.0 9.5 13 LK615 0.0 21.0 21.0 21.0 43.5 22.5 43.5 47.0 3.5 47.0 59.0 12.0 59.0 100.0 41.0 14 LK616 0.0 25.0 25.0 25.0 29.0 4.0 29.0 56.0 27.0 56.0 70.0 14.0 15 LK617 0.0 6.5 6.5 6.5 18.3 11.8 18.3 39.5 21.2 36.5 49.7 13.2 49.7 70.0 20.3 16 LK618 0.0 21.5 21.5 21.5 37.0 15.5 37.0 62.0 25.0 62.0 75.0 13.0 17 LK619 0.0 21.5 21.5 21.5 37.5 16.0 37.5 55.8 18.3 55.8 78.6 22.8 55.8 97.8 42.0 18 LK620 0.0 15.0 15.0 15.0 25.5 10.5 25.5 75.0 49.5 75.0 118.0 43.0 19 H06 0.0 3.5 3.5 3.5 24.4 20.9 24.4 29.0 4.6 29.0 57.0 28.0 57.0 65.0 8.0 20 H07 0.0 4.0 4.0 4.0 29.0 25.0 29.0 60.0 31.0 21 NK1 0.0 9.0 9.0 9.0 21.5 12.5 21.5 31.0 9.5 31.0 56.5 25.5

22 NK2 0.0 8.0 8.0 8.0 18.0 10.0 18.0 32.5 14.5 32.5 56.5 24.0 23 NK3 0.0 11.0 11.0 11.0 25.0 14.0 25.0 32.5 7.5 32.5 56.5 24.0 24 H2 0.0 7.0 7.0 7.0 21.0 14.0 21.0 32.0 11.0 32.0 60.0 28.0 25 H2-1A 0.0 6.0 6.0 6.0 21.0 15.0 21.0 31.0 10.0 31.0 58.0 (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) (17) (18) (19) (20) 26 H2-2A 0.0 6.0 6.0 6.0 20.0 14.0 20.0 32.0 12.0 32.0 58.0 27 H3 0.0 6.5 6.5 6.5 24.0 17.5 24.0 31.0 7.0 31.0 59.16 28.16 28 H4 0.0 3.0 3.0 3.0 29.0 26.0 29.0 35.0 6.0 35.0 58.2 23.2 29 H6 0.0 3.8 3.8 3.8 27.0 23.2 27.0 34.0 7.0 34.0 58.2 24.2 30 H7 0.0 3.0 3.0 3.0 33.0 30.0 33.0 44.0 11.0 44.0 58.2 14.2 31 H7-1A 0.0 7.3 7.3 7.3 33.0 25.7 33.0 44.0 11.0 44.0 58.0 32 H7-1A 0.0 7.3 7.3 7.3 33.0 25.7 33.0 44.0 11.0 44.0 58.0 TB 0.0 9.9 9.9 9.4 25.5 16.1 23.8 33.1 9.3 31.9 56.7 25.5 57.5 76.3 53.0 81.1 Max 0.0 25.0 25.0 21.5 43.5 30.0 43.5 47.0 21.2 47.0 75.0 49.5 75.0 118.0 67.0 102.0 Min 0.0 2.5 2.5 2.5 11.0 4.0 11.0 18.0 2.5 18.0 32.5 4.0 41.8 64.9 32.5 55.0

Bảng 2.4 -Bảng tổng hợp địa tầng Địa chất thủy văn tại khu bãi giếng nhà máy nước Đông Anh

STT Số hiệu Lỗ khoan LCN1 TCNqp2 LCN2 TCNqp1 PHCN N Sét, sét pha Cát hạt mịn trung lẫn ít sạn Sét, sét pha cát pha Cuội, sỏi, sạn lẫn cát, cuội sét Cát kết, bột kết kẹp sét kết vôi

Từ Đến Dày Từ Đến Dày Từ Đến Dày Từ Đến Dày Từ Đến Được

(m) (m) (m) (m) (m) (m) (m) (m) (m) (m) (m) (m) (m) (m) (m) 1 H06 0.0 3.5 3.5 3.5 24.4 20.9 24.4 29.0 4.6 29.0 57.0 28.0 57.0 65.0 8.0 2 H07 0.0 4.0 4.0 4.0 29.0 25.0 29.0 60.0 31.0 3 H2 0.0 7.0 7.0 7.0 21.0 14.0 21.0 32.0 11.0 32.0 60.0 28.0 4 H2-1A 0.0 6.0 6.0 6.0 21.0 15.0 21.0 31.0 10.0 31.0 58.0 5 H2-2A 0.0 6.0 6.0 6.0 20.0 14.0 20.0 32.0 12.0 32.0 58.0 6 H3 0.0 6.5 6.5 6.5 24.0 17.5 24.0 31.0 7.0 31.0 59.16 28.16 7 H4 0.0 3.0 3.0 3.0 29.0 26.0 29.0 35.0 6.0 35.0 58.2 23.2

8 H6 0.0 3.8 3.8 3.8 27.0 23.2 27.0 34.0 7.0 34.0 58.2 24.2 9 H7 0.0 3.0 3.0 3.0 33.0 30.0 33.0 44.0 11.0 44.0 58.2 14.2 10 H7-1A 0.0 7.3 7.3 7.3 33.0 25.7 33.0 44.0 11.0 44.0 58.0 11 H7-1A 0.0 7.3 7.3 7.3 33.0 25.7 33.0 44.0 11.0 44.0 58.0 TB 0.0 5.2 5.2 5.2 26.8 21.5 26.5 35.6 9.1 35.0 58.5 25.4 57.0 65.0 8.0 Max 0.0 7.3 7.3 7.3 33.0 30.0 33.0 44.0 12.0 44.0 60.0 31.0 57.0 65.0 8.0 Min 0.0 3.0 3.0 3.0 20.0 14.0 20.0 29.0 4.6 29.0 57.0 14.2 57.0 65.0 8.0

Trong quá trình nghiên cứu đề án, chúng tôi đã thu thập được các tài liệu về: Thành phần hạt, hệ số thấm, độ lỗ hổng... Kết quả phân tích thành phần hạt và tính chất cơ lý của LCN1 như sau:

- Hàm lượng hạt sét kích thước (<0,002mm) thay đổi từ 24,0% đến 34,0% trung bình là 27,2%.

- Hàm lượng hạt bụi mịn kích thước (0,002  0,005mm) thay đổi từ 9,5% đến 14,0% trung bình là 10,8%.

- Hàm lượng hạt bụi thô kích thước (0,005  0,02mm) thay đổi từ 16,0% đến 26,5% trung bình là 21,7%.

- Hàm lượng hạt cát mịn kích thước (0,02  0,075mm) thay đổi từ 17,0% đến 33,0% trung bình là 27,4%.

- Hàm lượng hạt cát trung kích thước (0,075  0,425mm) thay đổi từ 4,0% đến 29,5% trung bình là 12,7%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hàm lượng hạt cát thô kích thước (0,425  2,0mm) thay đổi từ 0,0% đến 1,0% trung bình là 0,2%.

Độ lỗ rỗng n% thay đổi từ 50,4% đến 51,1% trung bình là 50,9%.

Hệ số thấm đất đá LCN1 thay đổi từ K = 0,128.10-4 đến 0,533.10-4 (cm/s), trung bình : Ktb = 0,276.10-4(cm/s).

Từ kết quả tổng hợp trên ta thấy hàm lượng hạt sét trung bình 27,2% và hàm lượng hạt bụi trung bình 32,5% chiếm tỉ trọng lớn, hệ số thấm nhỏ cho thấy đây là một lớp cách nước.

Tại khu vực nghiên cứu LCN1 phủ lên trên TCNqp2.

2.3.3. Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistocen trên (TCNqp2)

Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistocen trên (TCNqp2) phân bố rộng rãi ở khu vực nghiên cứu, bao gồm các trầm tích thuộc phụ hệ tầng Vĩnh Phúc dưới (aQ13vp1). Ở khu vực nghiên cứu, các lỗ khoan thăm dò gặp TCNqp2 ở độ sâu từ 2,5m (LK34) đến 21,5m (LK618, LK619) trung bình 9,4m với bề dày tầng chứa nước thay đổi từ 4,0m (LK5) đến 30,0m (H7) trung bình 16,1m (xem bảng 2.3). Tại khu bãi giếng nhà máy nước Đông Anh, các lỗ khoan gặp TCNqp2 ở độ sâu từ 3,0m (H4; H7) đến 7,3m (H7-1A; H7-2A) trung bình 5,2m; với bề dày thay đổi từ 14,0m (H2) đến 30,0m (H7) trung bình 21,5m. (xem bảng 2.4)

Thành phần đất đá bao gồm: Cát hạt mịn, trung, thô màu vàng, nâu hồng, đáy tầng có lẫn sạn sỏi nhỏ. Tại khu vực bãi giếng Nhà máy nước Đông Anh, trong quá

trình thi công đã tiến hành lấy 02 mẫu đất tại tầng chứa nước này để phân tích thành phần hạt và hệ số thấm.

Kết quả phân tích các mẫu đấ trong tầng lấy trong tầng chứa nước qp2 cho thấy:

- Hàm lượng hạt cát mịn kích thước (0,02  0,075mm) thay đổi từ 5,5% đến 6,0% trung bình là 5,75%.

- Hàm lượng hạt cát trung kích thước (0,075  0,425mm) thay đổi từ 93,0% đến 94,0% trung bình là 93,5%.

- Hàm lượng hạt cát thô kích thước (0,425  2,0mm) thay đổi từ 0,5% đến 1,0% trung bình là 0,75%.

Kết quả phân tích hệ số thấm đất đá TCNqp2 thay đổi từ K = 13,0.10-4 đến 14,7.10-4(cm/s), trung bình: Ktb = 13,85.10-4(cm/s).

Tổng hợp kết quả phân tích chất lượng nước dưới đất TCNqp2 tại khu vực Đông Anh cho thấy: Độ tổng khoáng hoá (TDS) thay đổi từ (0,070  0,116)g/l, trung bình 0,0935g/l. Độ pH = (6,70  6,72), trung bình 6,71 ; hàm lượng SO42- = (0,5 

5,5)mg/l, trung bình 3,13mg/l; Hàm lượng Sắt: Fets = (0,05  12,0)mg/l, trung bình 5,93mg/l, hàm lượng Mangan: Mn2+ = (0,0  0,5)mg/l, trung bình 0,23mg/l.

Như vậy, nước dưới đất tầng chứa nước qp2 khu vực Đông Anh có hàm lượng Amoni vượt quá giới hạn quy định trong QCVN 09: 2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về chất lượng nước ngầm.

Kết quả đánh giá chất lượng nước dưới đất tầng chứa nước qp2 theo QCVN 01:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về chất lượng nước ăn uống cũng cho thấy nước dưới đất tầng chứa nước qp2 khu vực Đông Anh có các chỉ tiêu: Độ đục, hàm lượng Sắt vượt quá giới hạn cho phép.

Các chỉ tiêu về thành phần hoá học, nhiễm bẩn, Arsen, các kim loại nặng và nguyên tố độc hại, oxy hoá học nhỏ hơn giới hạn nước dùng cho ăn uống, sinh hoạt theo.

Kết quả phân tích chất lượng nước dưới đất TCNqp2 lấy tại lỗ khoan H2-2B tại khu bãi giếng nhà máy nước Đông Anh cho thấy: Các chỉ tiêu về thành phần hoá học đạt tiêu chuẩn dùng cho ăn uống, sinh hoạt. Còn hàm lượng sắt lớn hơn tiêu chuẩn cho phép đối với nước dùng cho ăn uống sinh hoạt cần phải xử lý trước khi sử dụng. Nước trong (qp2) là nước nhạt có độ khoáng hóa M = 0,2- 0,3g/l, độ pH = 6,6- 7.5, hàm lượng sắt trung bình, nước có kiểu Bicacbonat- Canxi Natri.

Công thức Cuốc lốp:

Tài liệu quan trắc động thái nước dưới đất cho thấy mực nước trong tầng thay đổi theo mùa và chịu ảnh hưởng lớn bởi lượng mưa rơi trên khu vực. Về mùa khô mực nước nằm cách mặt đất từ 3,65m đến 7,5m. Ngược lại, mùa mưa mực nước chỉ nằm cách mặt đất 0,67m đến 4,05m.

Nước dưới đất tầng chứa nước qp2 tại khu vực Đông Anh có quan hệ thuỷ lực với với sông Cà Lồ, sông Hồng và đầm Vân Trì. Kết quả quan trắc Động thái tại các lỗ khoan bố trí trong tầng này và nước mặt sông Cà Lồ, sông Hồng, đầm Vân Trì cho thấy chúng dao động cùng pha.

Nước dưới đất TCNqp2 có quan hệ thuỷ lực với TCNqp1. Điều này được chứng minh khi hút nước thí nghiệm TCNqp1 tại chùm H2 thì trị số hạ thấp mực nước tại các lỗ khoan bố trí trong TCNqp2 đều đã bị hạ thấp.

Nguồn cung cấp cho nước dưới đất TCNqp2 là nước mưa, nước mặt, nó thấm qua các lớp thấm nước yếu. Nước dưới đất TCNqp2 thoát đi do bay hơi, do khai thác phục vụ dân sinh và ngấm xuống cung cấp cho TCNqp1 ở dưới qua các lớp thấm nước yếu hoặc qua các "cửa sổ địa chất thủy văn" nơi mà LCN2 bị vát mỏng hoặc bị bào mòn mất hẳn.

2.3.4. Lớp cách nước trong trầm tích Pleistocene giữa - trên (LCN2)

Trong khu vực nghiên cứu lớp cách nước phân bố không liên tục, có nơi bị bào mòn hoặc mất hẳn ở những nơi đó TCNqp2 phủ trực tiếp lên TCNqp1. Cấu tạo nên LCN2 là các trầm tích thuộc tập trên của hệ tầng Hà Nội (aQ12-3hn2). Tại khu vực nghiên cứu, các lỗ khoan thăm dò gặp LCN2 ở độ sâu từ 11,0m (LK612) đến 43,5m (LK615) trung bình 23,8m với bề dày thay đổi từ 2,5m (LK1) đến 21,2m (LK617) trung bình 9,3m (xem bảng 2.3). Tại khu bãi giếng nhà máy nước Đông Anh các lỗ khoan gặp lớp cách nước này ở độ sâu từ 20,0m (H2-2A) đến 33,0m (H7; H7-1A; H7-2A) trung bình 26,5m với bề dày thay đổi từ 4,6m (H06-XD) đến 12,0m (H2; H2-2A) trung bình 9,1m (xem bảng 2.4).

Thành phần thạch học bao gồm: Bột - sét, bột - cát màu xám vàng, sạn sỏi lẫn sét - bột, cát pha. Do lớp cách nước này phân bố không liên tục nên đã hình thành các “cửa sổ Địa chất thuỷ văn” qua đó nước từ các tầng chứa nước bên trên có thể ngấm xuống cung cấp cho TCNqp1.

Trong quá trình nghiên cứu đề án, chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu đất của lớp cách nước này để phân tích các chỉ tiêu: Thành phần hạt, hệ số thấm, độ lỗ hổng…. Kết quả phân tích thành phần hạt và tính chất cơ lý của LCN2 như sau:

- Hàm lượng hạt sét kích thước (<0,002mm) thay đổi từ 24,0% đến 45,5% trung bình là 30,8%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hàm lượng hạt bụi mịn kích thước (0,002  0,005mm) thay đổi từ 6,5% đến 15,5% trung bình là 10,7%.

- Hàm lượng hạt bụi thô kích thước (0,005  0,02mm) thay đổi từ 10,0% đến 25,5% trung bình là 19,8%.

- Hàm lượng hạt cát mịn kích thước (0,02  0,075mm) thay đổi từ 15,0% đến 28,0% trung bình là 19,7%.

- Hàm lượng hạt cát trung kích thước (0,075  0,425mm) thay đổi từ 1,0% đến 40,5% trung bình là 18,0%.

- Hàm lượng hạt cát thô kích thước (0,425  2,0mm) thay đổi từ 0,0% đến 3,0% trung bình là 1,0%.

Độ lỗ rỗng n% thay đổi từ 50,9% đến 52,9% trung bình là 52,0%.

Hệ số thấm đất đá LCN 2 thay đổi từ K = 0,272.10-4 đến 0,533.10-4 (cm/s), trung bình : Ktb = 0,364.10-4(cm/s).

Từ kết quả tổng hợp trên ta thấy hàm lượng hạt sét trung bình 30,8% và hàm lượng hạt bụi trung bình 30,5% chiếm tỉ trọng lớn, hệ số thấm nhỏ cho thấy đây là một lớp cách nước.

2.3.5. Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleixtocen dưới – giữa (TCNqp1)

Tầng chứa nước qp1 phân bố liên tục trong khu vực nghiên cứu. Cấu tạo nên tầng chứa nước là các lớp trầm tích cuội, sỏi lẫn cát thuộc tập dưới của hệ tầng Hà Nội (Q12-3hn1) và cuội, sỏi lẫn sét, cát, bột gắn kết yếu của tầng Lệ Chi (Q11lc). Các lỗ

khoan thăm dò gặp tầng chứa nước qp1 ở độ sâu từ 18,0m (LK5) đến 47,0m (LK615) trung bình 31,9m; với bề dày tầng chứa nước thay đổi từ 4,0m (LK608) đến 49,5m (LK620) trung bình 25,5m (xem bảng 2.3). Tại khu bãi giếng nhà máy nước Đông Anh, gặp ở độ sâu từ 29,0m (H06-XD; H07-XD) đến 44,0m (H7; H7-1A; H7-2A) trung bình 35,0m; với bề dày tầng chứa nước thay đổi từ 14,2m (H7) đến 31,0m (H07-XD) trung bình 25,4m (xem bảng 2.4).

Tại khu bãi giếng nhà máy nước Đông Anh, bề dày lớp cuội sỏi sạn lẫn cát thay đổi từ 12,0m (H4; H7; H7-1A; H7-2A) đến 31,0m (H07-XD) trung bình là 18,5m (xem bảng 2.5).

Bảng 2.5 -Tổng hợp bề dày lớp cuội sỏi sạn lẫn cáttại khu bãi giếng nhà máy nước Đông Anh tại khu bãi giếng nhà máy nước Đông Anh

STT Số hiệu lỗ khoan Cuội, sỏi, sạn lẫn cát

Từ (m) Đến (m) Dày (m) 1 H06 – XD 29.0 57.0 28.0 2 H07 – XD 29.0 60.0 31.0 3 H2 41.0 59.5 18.5 4 H2-1A 40.0 58.0 18.0 5 H2-2A 40.0 58.0 18.0 6 H3 31.0 56.0 25.0 7 H4 35.0 47.0 12.0 8 H6 34.0 50.5 16.5 9 H7 44.0 56.0 12.0 10 H7-1A 44.0 56.0 12.0 11 H7-1A 44.0 56.0 12.0 TB 37.4 55.8 18.5 Max 44.0 60.0 31.0 Min 29.0 47.0 12.0

Nhìn chung, do đặc điểm cấu tạo trầm tích vùng ven rìa đồng bằng nên chiều sâu phân bố và bề dày tầng chứa nước qp1 tại khu vực nghiên cứu biên đổi với biên độ khá lớn.

Tầng chứa nước qp1 là tầng chứa nước áp lực, rất phong phú nước. Tài liệu hút nước thí nghiệm các lỗ khoan thăm dò ở khu vực nghiên cứu cho thấy: lưu lượng Q thay đổi từ 8,21l/s (H07-XD) đến 32,70l/s (H2); trị số hạ thấp mực nước S

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp với đề tài: Đánh giá điều kiện địa chất thủy văn khu vực Đông Anh – Hà Nội. Lập phương án điều tra đánh giá chi tiết kết hợp khai thác phục vụ nâng công suất nhà máy cấp nước Thị trấn Đông Anh lên 20.000 m3ngày, thời gian thi công phương (Trang 29)