Đo nhiệt độ nước và không khí
Tiến hành ở tất cả các lỗ khoan hút nước, nhiệt độ nước được đo ngay khi dòng nước thoát ra và ghi vào sổ ở ngoài trời. Nhiệt độ của nước đo bằng nhiệt kế chậm bách phân với thang chia 0,1 - 0,2oC và có bao kim loại.
Đo nhiệt độ không khí bằng nhiệt kế bách phân bình thường với độ chính xác 0,1oC, đọc nhiệt độ với độ chính xác 0,1oC.
4.3.2.3 Tần suất đo lưu lượng, mực nước, nhiệt độ
Khi hút nước và đo hồi phục, tần suất đo được bố trí như sau:
Bảng 7.3 Tần số đo
Thời lượng Đo mực nước Đo lưu lượng Đo nhiệt độ
20 phút đầu 1 phút đo 1 lần 5 phút đo 1 lần Đo 1 lần 20 phút tiếp theo 2 phút đo 1 lần 4 phút đo 1 lần Đo 1 lần Hết giờ đầu 5 phút đo 1 lần 5 phút đo 1 lần Đo 1 lần Hết giờ thứ 2 10 phút đo 1 lần 10 phút đo 1 lần Đo 1 lần Hết giờ thứ 5 20 phút đo 1 lần 20 phút đo 1 lần 1 giờ đo 1 lần Hết giờ thứ 10 30 phút đo 1 lần 30 phút đo 1 lần 1 giờ đo 1 lần
Từ giờ thứ 11 đến khi kết thúc
1 giờ đo 1 lần 1 giờ đo 1 lần 1 giờ đo 1 lần Sau khi kết thúc một đợt bơm cầm tiến hành đo hồi phục mực nước. Chế độ đo như sau: đo giống như đo sự hạ thấp mực nước trong lỗ khoan. Đo cho tới khi mực nước hồi phục hoàn toàn thì ngừng đo. Thời gian đo phục hồi tính từ khi bắt đầu dừng bơm.
4.4. Công tác chỉnh lý tài liệu hút nước
Trước khi tiến hành chỉnh lý tài liệu hút nước cần kiểm tra các điều kiện cần tuân thủ khi hút nước, đánh giá mức độ ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, phân loại chất lượng tài liệu hút nước trước khi đưa vào xử lý.
Tài liệu các dạng công tác hút nước được chỉnh lý với các dạng công đoạn sau: * Xác định mực nước tĩnh, lưu lượng, mực nước hạ thấp của công trình hút nước thí nghiệm: Lựa chọn giá trị mực nước tĩnh, tính toán giá trị lưu lượng, mực nước hạ thấp theo thời gian, xác định lưu lượng, mực nước hạ thấp trung bình trên cơ sở chiều sâu mực nước động, tính đại lượng tỷ lưu lượng (phải loại bỏ bước nhảy mực nước hình thành do sức cản thuỷ lực ở dưới miền gần lỗ khoan và của ống lọc). Trường hợp có công trình quan sát phải lựa chọn giá trị mực nước tĩnh, tính mực nước hạ thấp và khoảng cách đến công trình hút nước.
* Xác định thông số địa chất thuỷ văn và nhiệm vụ khác của thí nghiệm:
- Xây dựng đường đồng đẳng mực nước, xác định hướng chảy và sơ bộ tính vận tốc chảy của nước dưới đất trong trạng thái tư nhiên. Trường hợp tầng chứa nước có biên phải phân đới động thái chuyển động mực nước và lựa chọn các lỗ khoan phục vụ tính toán thông số địa chất thuỷ văn cơ bản và tính toán các thông số địa chất thuỷ văn chuyên môn.
- Xác định mối quan hệ giữa trí số hạ thấp mực nước và thời gian để lựa chọn phương pháp xác định thông số địa chất thuỷ văn cơ bản và chuyên môn.
- Sử dụng các tài liệu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật tính toán hiệu suất làm việc của giếng khoan.
Chỉnh lý tài liệu kết quả hút nước, tiến hành lập các bảng biểu tổng hợp kết quả hút nước thí nghiệm. Xác định các thông số địa chất thuỷ văn bằng các phương pháp thông dụng và các phần mềm chuyên ngành địa chất thuỷ văn như GWW, Aquier test…
* Lựa chọn các giá trị đặc trưng của các thông số
khi có tập hợp số liệu các giá trị thông số của tầng chứa nước nghiên cứu theo tài liệu hút nước thí nghiệm (nhưng phải đảm bảo có tin cậy) để xác định giá trị đặc trưng có thể dùng phương pháp bình quân số học, bình quân diện tích, bình khoảng cách hoặc xác suất thống kê trong đó phương pháp xác suất thông kê là kì vọng nhất.
Phương pháp xác suất thống kê được tiến hành theo trình tự sau:
- Loại bỏ sai số thô và lựa chọn các giá trị không chứa sai số thô vào tập hợp. - Tính trung bình số học của tập hợp 2 và phương sai σ2 (phân biệt theo hai trường hợp khác nhau khi tập hợp nhỏ hơn 20 và từ 20 trở lên).
- Tính độ lệch σ.
- Xác định sai số của tập hợp σk và độ chính xác của thí nghiệm (sai số trung bình) σtb.
- Xác định giá trị kỳ vọng của thông số. * Thành lập biểu đồ kết quả hút nước
Tài liệu hút nước sau chỉnh lý được thể hiện trên biểu đồ tổng hợp bao gồm: Cột địa tầng và cấu trúc lỗ khoan, đồ thị Q – t; S – t; Q – S; q – S; thiết kế thí nghiệm, kết quả hút nước thí nghiệm và xác định thông số ĐCTV; hàm lượng các nguyên tố, vi trùng, sơ đồ vị trí lỗ khoan.
CHƯƠNG 5
CÔNG TÁC QUAN TRẮC ĐỘNG THÁI NƯỚC DƯỚI ĐẤT 5.1. Mục đích
- Xác định quy luật thay đổi mực nước, tính chất vật lý, thành phần hóa học của nước dưới đất trong TCN qp1, qp2, m theo thời gian tại vùng thị trấn Đông Anh.
- Xác định sự ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên và nhân tạo đến động thái nước dưới đất các tầng qp1, qp2, m trong vùng thị trấn Đông Anh.
- Xác định quan hệ thủy lực TCN qp1 với các tầng qp2, m và sông Cà Lồ vùng thị trấn Đông Anh.
- Dựa vào tài liệu quan trắc xác định các thông số ĐCTV: hệ số dẫn áp và hệ số truyền áp trong TCN qp1.
5.2 Khối lượng công tác quan trắc
Công tác quan trắc động thái nuớc dưới đất đuợc tuân theo Thông tư số 19/2013/TT-BTNMT Quy định kỹ thuật quan trắc tài nguyên nước dưới đất.
Để giải quyết các nhiệm đặt ra đồng thời dựa trên điều kiện tự nhiên của vùng mà trong giai đoạn này sẽ tiến hành quan trắc:
5.2.1 Quan trắc nước mặt
Trong vùng nghiên cứu có sông Cà Lồ chúng tôi dự kiến đặt 2 trạm quan trắc tại sông Cà Lồ. Trạm quan trắc 1 QT1 trước khi chảy vào vùng thị trấn Đông Anh và trạm quan trắc 2 QT2 khi chảy ra khỏi vùng thị trấn Đông Anh.
5.2.2 Quan trắc nước dưới đất
Để đạt được mục đích của công tác quan trắc nêu trên chúng tôi dự kiến quan trắc tại 3 lỗ khoan thăm dò khai thác, 8 lỗ khoan quan sát và 3 lỗ khoan khai thác trong vùng Nguyên Khê là lỗ khoan LK607 và LK612. Vậy trạm quan trắc nước dưới đất là 14 trạm.
5.2.3 Chỉ tiêu và mật độ quan trắc
Các chỉ tiêu quan trắc là : mực nước, nhiệt độ và lấy mẫu. Tại mỗi trạm quan trắc tiến hành chế độ quan trắc theo mùa. + Mùa mưa : 3ngày quan trắc 1lần.
+ Mùa khô : 6 ngày quan trắc 1 lần.
Khối lượng công tác quan trắc mực nước và nhiệt độ của 1 lỗ khoan là : 1 lỗ khoan(10 lần/tháng6tháng + 5lần/tháng3tháng) = 75 (lần)
Vậy khối lượng công tác quan trắc mực nước và nhiệt độ tại 2 trạm quan trắc nước mưa và 15 trạm quan trắc nước dưới đất là: 15 x 35 = 525
* Quan trắc chất lựng nước mặt và nước dưới đất: Công tác lấy mẫu tiến hành 6 tháng lấy mẫu 1 lần. Mỗi lần lấy 1 mẫu toàn phần và 1 mẫu vi lượng, 1 mẫu vi sinh.
Vậy số lần lấy mẫu là:
Nước mặt: 2 trạm quan trắc x 2 lần = 4 lần Nước dưới đất: 15 lk x 2 lần = 30 lần
Bảng 8.1: Khối lượng và vị trí các điểm quan trắc nước dưới đất
Đối tượng
quan trắc Vị trí quan trắc Số lần quan trắc Mực nước và
nhiệt độ (lần) Lấy mẫu Nước mặt Quan trắc 01 Quan trắc 02 4 Nước dưới đất TDKT1,TDKT2,TDKT 3 LK607,LK612 QS1a,QS2a, QS1b,QS2b,QS3b QS1c,QS2c,QS4 525 28 Tổng 525 32
Trong quá trình quan trắc sẽ tiến hành đồng thời lấy mẫu tại các lỗ khoan để đánh giá sự thay đổi chất lượng nước theo thời gian.
5.3 Thiết kế công tác
Căn cứ vào nhiệm vụ cần giải quyết, công tác quan trắc sẽ tiến hành đo mực nước, đo nhiệt độ, lấy mẫu nước để phân tích thành phần hoá học, vi sinh, vi lượng tại các trạm quan trắc.
- Đo mực nước và lấy mẫu trong lỗ khoan được tiến hành như hút nước thí nghiệm. - Đo nhiệt độ của nước bằng thả nhiệt kế, sau 2 phút đọc một lần.
Quy trình kỹ thuật quan trắc động thái nước dưới đất được tiến hành theo đùng quy trình quy phạm địa chất thuỷ văn đã ban hành. Lộ trình quan trắc được tiến hành nhất quán, các điểm quan trắc trong cùng một thời gian trong ngày đề quan trắc đồng bộ vào cùng một thời điểm.
5.4 Công tác chỉnh lý tài liệu quan trắc
Các tài liệu quan trắc đều nghi vào sổ nhật ký quan trắc bằng bút chì, sau đó ghi vào sổ lưu giữ bằng bút đen. Từ tài liệu thu thập hàng tháng phải lập đồ thị mối quan hệ giữa mực nước theo thời gian và lập đồ thị theo dõi sự biến đổi của chất lượng nước.
Sau khi kết thúc công tác quan trắc ngoài thực địa, cần tiến hành chỉnh lý tài liệu quan trắc, lập các bảng tổng hợp sự thay đổi mực nước, nhiệt độ và chất lượng nước… nhằm theo dõi sự thay đổi về trữ lượng cũng như chất lượng nước dưới đất.
CHƯƠNG 6
CÔNG TÁC LẤY MẪU VÀ PHÂN TÍCH MẪU 6.1. Mục đích, nhiệm vụ
Đây là một công tác rất quan trọng được thực hiện nhằm các mục đích sau : - Đối với mẫu đất đá : xác định thành phần hạt, thành phần thạch học chiều sâu phân bố, điều kiện thế nằm của đơn vị chứa nước phục vụ cho việc kết cấu giếng khai thác.
- Đối với mẫu nước : + Nhằm đánh giá chất lượng nước TCN qp1 trong quá trình hút nước thí nghiệm tại vùng thị trấn Đông Anh.
+ Lấy mẫu nhằm đánh giá sự thay đổi chất lượng nước tại các tầng qp1,qp2,m và chất lượng nước sông Cà Lồ theo thời gian và duới sự ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và nhân tạo trong vùng thị trấn Đông Anh.
6.2. Khối lượng công tác
Để đảm bảo công tác lấy mẫu và phân tích mẫu, tôi dựa theo TCN 124:2002 Về đất xây dựng công trình thuỷ lợi - Yêu cầu chung về lấy mẫu, đóng gói, vận chuyển và bảo quản mẫu đất dùng cho các thí nghiệm ở trong phòng.
6.2.1 Mẫu đất đá
Mẫu xác định địa tầng được lấy ở các lỗ khoan sau: TDKT1, TDKT2, TDKT3. Trong tất cả các lỗ khoan thăm dò khai thác chúng tôi tiến hành lấy mẫu 3m 1 mẫu. Như vậy số mẫu được lấy từ 1 lỗ khoan là : 70m/3m = 23 mẫu.
Số mẫu được lấy từ 3lỗ khoan là : 3lỗ khoan 23 mẫu = 69 mẫu. Khối lượng mẫu thí nghiệm được trình bày trong bảng 9.1
Bảng 9.1: Khối lượng tổng hợp mẫu đất thí nghiệm
STT Lỗ khoan Số mẫu lấy (mẫu)
1 TDKT1 23
2 TDKT2 23
3 TDKT3 23
6.2.2 Đối với mẫu nước
Số lượng mẫu nước lấy phụ thuộc vào yêu cầu của đề tài và lượng mẫu phải đủ để đánh giá chính xác được các thành phần trong nước cho phù hợp theo QCVN09:2008/BTNMT
- Dụng cụ lấy mẫu: mẫu nước được lấy trong can nhựa có nút bịt kín (parafin hoặc bằng băng keo), trên can có nhãn ghi rõ ngày, tháng, địa điểm, thể tích, yêu cầu phân tích. Can cần rửa sạch bằng nước cất hoặc bằng nước định lấy mẫu.
* Lấy mẫu trong quá trình hút thí nghiệm đơn tại lỗ khoan TDKT1,TDKT3 và hút thí nghiệm chùm tại lk TDKT2. Lấy mẫu ngay sau khi bơm và trước khi dừng bơm, mối đợt lấy 1 mẫu toàn phần, 1 mẫu vi sinh, 1 mẫu vi lượng. Vậy khối lượng mẫu lấy trong quá trình hút nước thí nghiệm là:
Mẫu toàn phần: 3 lk x 2 đợt mẫu x 3 mẫu = 18 mẫu Mẫu vi sinh: 3 lk x 2 đợt mẫu x 3 mẫu = 18 mẫu Mẫu vi lượng: 3 lk x 2 đợt mẫu x 3 mẫu = 18 mẫu
* Lấy mẫu trong quá trình quan trắc: 1 năm lấy 2 lần mẫu tại 2 trạm quan trắc nước mặt sông Cà Lồ và 13 trạm quan trắc nước dưới đất. Mỗi lần lấy 1 mẫu toàn phần, 1 mẫu vi sinh, 1 mẫu vi lượng. Vậy khối lượng công tác lấy mẫu là:
Mẫu toàn phần: 15 trạm quan trắc x 2 đợt mẫu x 3 mẫu = 90 mẫu Mẫu vi sinh: 15 trạm quan trắc x 2 đợt mẫu x 3 mẫu = 90 mẫu Mẫu vi lượng: 15 trạm quan trắc x 2 đợt mẫu x 3 mẫu = 90 mẫu
Bảng 9.2: Khối lượng dự kiến phân tích mẫu nước
Loại mẫu Hút nước thí nghiệm Quan trắc
động thái Tổng Mẫu toàn phần 18 90 108 Mẫu vi lượng 18 90 108 Mẫu vi sinh 18 90 108 6.3. Phương pháp tiến hành 6.3.1 Mẫu đất đá
Mẫu đất đá được lấy trong quá trình khoan để xác định địa tầng của vùng nghiên cứu. Mẫu đất đá được lấy bằng cách sau khi khoan đến chiều sâu lấy mẫu, trước tiên phải
làm sạch lỗ khoan, sau đó đưa dụng cụ lấy mẫu xuống đến chiều sâu cần lấy mẫu. Các mẫu phải có etiket ghi rõ vị trí, độ sâu, thời điểm lấy mẫu, số lượng mẫu, yêu cầu phân tích và người lấy mẫu. Các mẫu phải bảo quản trong thùng đựng mẫu theo quy định và vận chuyển cẩn thận đến nơi phân tích. Riêng các mẫu đất để xác định hệ số thấm thì phải đảm bảo tính nguyên dạng và đặc trưng của lớp.
- Mẫu phân tích : Cứ 3 m lấy mẫu một lần, mẫu lấy lên được bảo quản trong ống đựng mẫu để đảm bảo mẫu giữ nguyên trạng thái tự nhiên. Mẫu đất được dùng để phân tích các chỉ tiêu: thành phần hạt, hệ số thấm, độ lỗ hổng, chất hữu cơ, Nitơ tổng, hàm lượng Asen.
6.3.2 Mẫu nước
- Lấy mẫu : trước khi lấy mẫu cần rửa chai (can) bằng axit clohydric 1%, tráng lại 3 lần bằng nước định lấy mẫu, không lấy đầy chai mà phải để cách miệng chai từ 3 – 5 cm.
+ Nếu mẫu phân tích toàn diện thì đựng vào can 3lít.
+ Nếu mẫu phân tích vi trùng thì lấy vào chai đã được khử trùng với thể tích 0.3 lít/mẫu.
Đối với lỗ khoan khai thác thì lấy trong thời gian bơm thí nghiệm, lấy vào thời điểm giữa đợt bơm và trước khi dừng bơm (lấy ngay tại vòi phun).
Đối với các lỗ khoan quan sát và quan trắc thì lấy mẫu trong thời gian quan trắc. - Bảo quản :
+ Đối với mẫu phân tích hoá học thì nước được lấy đến gần đầy chai, chai cần đậy nút có gắn paraphin hoặc cuốn vải màn để nơi thoáng mát. Thời gian lấy mẫu đến khi phân tích không được quá 3 ngày.
+ Đối với mẫu vi sinh thì nước phải lấy đến đầy cổ chai, dùng đèn cồn nung nóng nút chai rồi đậy thật nhanh, chai mẫu được bỏ vào trong bình lạnh và trong khoảng thời gian từ khi lấy mẫu đến khi phân tích không được quá 12h.
- Kỹ thuật lấy mẫu, ghi số hiệu mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu đến nơi xétnghiệm theo đúng quy trình, quy phạm ĐCTV và TCVN đã ban hành. nghiệm theo đúng quy trình, quy phạm ĐCTV và TCVN đã ban hành.
Nội dung nhãn của mẫu đất đá và nước bao gồm : - Tên đoàn thăm dò : ………. - Vị trí lấy mẫu : ………
- Số hiệu mẫu : ………..
- Chiều sâu lấy mẫu : ……….
- Ngày lấy mẫu : ………
- Yêu cầu phân tích : ……….
- Người lấy mẫu : ………..
6.4. Các chỉ tiêu phân tích
- Đối với mẫu đất đá : phân tích thành phần hạt. - Đối với nước :
Bảng 9.3: Khối lượng các chỉ tiêu phân tích mẫu nước
STT Loại mẫu Các chỉ tiêu phân tích
1 Hoá toàn phần
pH, độ cứng, Cl-, Fl-, NO2-, NO3-, PO43-, Na+, K+, Ca2+, Mg2+, Fets, Mn2+, NH4+
2 Vi lượng Nhôm, Asen, Cadimi, Crôm, Đồng, Xianua, Chì, Thuỷ ngân, Kẽm, Selen, Florua
3 Vi sinh vật Colifom tổng số, Ecoli, Fecal Coliform
6.5 Chỉnh lý tài liệu phân tích mẫu
Các kết quả phân tích nước đều được kiểm tra và ghi vào sổ phân tích, lập các