Phương pháp và khối lượng công tác

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp với đề tài: Đánh giá điều kiện địa chất thủy văn khu vực Đông Anh – Hà Nội. Lập phương án điều tra đánh giá chi tiết kết hợp khai thác phục vụ nâng công suất nhà máy cấp nước Thị trấn Đông Anh lên 20.000 m3ngày, thời gian thi công phương (Trang 61 - 63)

Từ đặc điểm địa chất - địa chất thủy văn của vùng công tác đã trình bày ở trên, để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra cho công tác địa vật lý, tổ hợp phương pháp địa vật lý được chọn gồm :

- Phương pháp đo sâu điện 4 cực đối xứng. - Phương pháp Karota lỗ khoan.

2.2.1 Phương pháp đo sâu điện 4 cực đối xứng

Để phân chia ranh giới các tầng chứa nước, chiều sâu phân bố các tầng qp2, qp1, các tầng cách nước, bề dày của tầng chứa nước qp1 để lựa chọn vị trí có triển vọng để thực hiện công tác khoan thăm dò, chúng tôi dự kiến sử dụng phương pháp đo sâu điện , khối lượng của công tác này dự kiến như sau:

Trong phương án này bố trí 1 tuyến đo theo hướng song song với sông Cà Lồ qua các lỗ khoan thăm dò khai thác dự kiến của bãi giếng và 3 tuyến đo vuông góc với tuyến 1, tuyến đo này đi qua vị trí các LK TDKT1,TDKT2,TDKT3. Các điểm đo được bố trí cách nhau 150m, tuyến 2, 3, 4 cách nhau 300m. Vậy cụ thể khối lượng địa vật lý như sau :

-Tuyến 1: Tuyến đo song song với sông Cà Lồ. Chiều dài tuyến đo là 900m. -Tuyến 2: Đi qua LK TDKT1 và vuông góc với tuyến 1, chiều dài tuyến là 600m.

-Tuyến 3: Đi qua LK TDKT2 và vuông góc với tuyến 1, chiều dài tuyến là 600m.

-Tuyến 4: Đi qua LK TDKT3 và vuông góc với tuyến 1, chiều dài tuyến là 600m.

Bảng 5.1 Khối lượng công tác đo sâu điện

Chiều dài một tuyến

đo(m)

Số điểm trên một

tuyến đo(điểm) Nhiệm vụ

T1 900 6 - Xác định vị trí có triển vọng

tầng chứ nước qp1, khoanh vùng triển vọng có nước từ đó lựa chọn điểm bố trí lỗ khoan thăm dò khai thác sau này.

T2 600 4

T3 600 4

T4 600 4

Tổng 2700 18

+ Phương pháp: Tiến hành đo sâu điện bốn cực đối xứng theo các tuyến được bố trí theo hướng song song và vuông góc với sông Cà Lồ. Khoảng cách các cực ABmax = 300m, ABmin = 3m, MNmax = 30m, MNmin = 1m . Kích thước giữa các điện cực A, B, M, N được tính sẵn trên cơ sở đặc điểm địa chất, địa chất thuỷ văn của khu vực nghiên cứu.

+ Thiết bị: Đo điện trở suất và điện trường thiên nhiên bằng máy: RDC – 3 (UC) hoặc TD2000.

- Nguồn phát: Pin khô với Umax = 280V

- Điện cực thép, điện cực đồng ( Việt Nam sản xuất) - Các phụ kiện khác như: Kìm điện, búa, băng cách điện.

(1) (2)

A M N B

Hình 5 .1 Sơ đồ đo sâu điện đối xứng

A, B: hai cực máy phát M, N : hai cực thu (1): nguồn phát

(2): đồng hồ đo cường độ dòng điện qua hai cực phát

( ( A B (3) 3) N M

(3): đồng hồ đo hiệu điện thế giữa hai cực thu

Với mỗi khoảng cách AB và MN sẽ đo hiệu điện thế ∆U (mV) giữa hai cực thu MN và cường độ dòng điện một chiều I (mA) giữa hai cực phát AB. Từ đó tính được điện trở suất biểu kiến ρk (Ωm).

(Ωm) Trong đó :

ΔU : Hiệu điện thế giữa hai cực phát AB

I : Cường độ dòng điện đo được qua đồng hồ đo giữa hai cực thu MN

K : Hệ số thiết bị, phụ thuộc vào khoảng cách giữa hai cực thu và cực phát theo công thức sau:

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp với đề tài: Đánh giá điều kiện địa chất thủy văn khu vực Đông Anh – Hà Nội. Lập phương án điều tra đánh giá chi tiết kết hợp khai thác phục vụ nâng công suất nhà máy cấp nước Thị trấn Đông Anh lên 20.000 m3ngày, thời gian thi công phương (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w