Lớp cách nước trong trầm tích Pleistocene giữa trên (LCN2)

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp với đề tài: Đánh giá điều kiện địa chất thủy văn khu vực Đông Anh – Hà Nội. Lập phương án điều tra đánh giá chi tiết kết hợp khai thác phục vụ nâng công suất nhà máy cấp nước Thị trấn Đông Anh lên 20.000 m3ngày, thời gian thi công phương (Trang 36 - 42)

2.3. Đặc điểm địa chất thủy văn

2.3.4.Lớp cách nước trong trầm tích Pleistocene giữa trên (LCN2)

Trong khu vực nghiên cứu lớp cách nước phân bố khơng liên tục, có nơi bị bào mịn hoặc mất hẳn ở những nơi đó TCNqp2 phủ trực tiếp lên TCNqp1. Cấu tạo nên LCN2 là các trầm tích thuộc tập trên của hệ tầng Hà Nội (aQ12-3hn2). Tại khu

vực nghiên cứu, các lỗ khoan thăm dò gặp LCN2 ở độ sâu từ 11,0m (LK612) đến 43,5m (LK615) trung bình 23,8m với bề dày thay đổi từ 2,5m (LK1) đến 21,2m (LK617) trung bình 9,3m (xem bảng 2.3). Tại khu bãi giếng nhà máy nước Đông Anh các lỗ khoan gặp lớp cách nước này ở độ sâu từ 20,0m (H2-2A) đến 33,0m (H7; H7-1A; H7-2A) trung bình 26,5m với bề dày thay đổi từ 4,6m (H06-XD) đến 12,0m (H2; H2-2A) trung bình 9,1m (xem bảng 2.4).

Thành phần thạch học bao gồm: Bột - sét, bột - cát màu xám vàng, sạn sỏi lẫn sét - bột, cát pha. Do lớp cách nước này phân bố khơng liên tục nên đã hình thành các “cửa sổ Địa chất thuỷ văn” qua đó nước từ các tầng chứa nước bên trên có thể ngấm xuống cung cấp cho TCNqp1.

Trong quá trình nghiên cứu đề án, chúng tơi đã tiến hành lấy mẫu đất của lớp cách nước này để phân tích các chỉ tiêu: Thành phần hạt, hệ số thấm, độ lỗ hổng…. Kết quả phân tích thành phần hạt và tính chất cơ lý của LCN2 như sau:

- Hàm lượng hạt sét kích thước (<0,002mm) thay đổi từ 24,0% đến 45,5% trung bình là 30,8%.

- Hàm lượng hạt bụi mịn kích thước (0,002  0,005mm) thay đổi từ 6,5% đến 15,5% trung bình là 10,7%.

- Hàm lượng hạt bụi thơ kích thước (0,005  0,02mm) thay đổi từ 10,0% đến 25,5% trung bình là 19,8%.

- Hàm lượng hạt cát mịn kích thước (0,02  0,075mm) thay đổi từ 15,0% đến 28,0% trung bình là 19,7%.

- Hàm lượng hạt cát trung kích thước (0,075  0,425mm) thay đổi từ 1,0% đến

40,5% trung bình là 18,0%.

- Hàm lượng hạt cát thơ kích thước (0,425  2,0mm) thay đổi từ 0,0% đến 3,0% trung bình là 1,0%.

Độ lỗ rỗng n% thay đổi từ 50,9% đến 52,9% trung bình là 52,0%.

Hệ số thấm đất đá LCN 2 thay đổi từ K = 0,272.10-4 đến 0,533.10-4 (cm/s), trung bình : Ktb = 0,364.10-4(cm/s).

Từ kết quả tổng hợp trên ta thấy hàm lượng hạt sét trung bình 30,8% và hàm lượng hạt bụi trung bình 30,5% chiếm tỉ trọng lớn, hệ số thấm nhỏ cho thấy đây là một lớp cách nước.

2.3.5. Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleixtocen dưới – giữa (TCNqp1)

Tầng chứa nước qp1 phân bố liên tục trong khu vực nghiên cứu. Cấu tạo nên tầng chứa nước là các lớp trầm tích cuội, sỏi lẫn cát thuộc tập dưới của hệ tầng Hà Nội (Q12-3hn1) và cuội, sỏi lẫn sét, cát, bột gắn kết yếu của tầng Lệ Chi (Q11lc). Các lỗ

khoan thăm dò gặp tầng chứa nước qp1 ở độ sâu từ 18,0m (LK5) đến 47,0m (LK615) trung bình 31,9m; với bề dày tầng chứa nước thay đổi từ 4,0m (LK608) đến 49,5m (LK620) trung bình 25,5m (xem bảng 2.3). Tại khu bãi giếng nhà máy nước Đông Anh, gặp ở độ sâu từ 29,0m (H06-XD; H07-XD) đến 44,0m (H7; H7-1A; H7-2A) trung bình 35,0m; với bề dày tầng chứa nước thay đổi từ 14,2m (H7) đến 31,0m (H07-XD) trung bình 25,4m (xem bảng 2.4).

Tại khu bãi giếng nhà máy nước Đông Anh, bề dày lớp cuội sỏi sạn lẫn cát thay đổi từ 12,0m (H4; H7; H7-1A; H7-2A) đến 31,0m (H07-XD) trung bình là 18,5m (xem bảng 2.5).

Bảng 2.5 -Tổng hợp bề dày lớp cuội sỏi sạn lẫn cáttại khu bãi giếng nhà máy nước Đông Anh tại khu bãi giếng nhà máy nước Đông Anh

STT Số hiệu lỗ khoan Cuội, sỏi, sạn lẫn cát

Từ (m) Đến (m) Dày (m) 1 H06 – XD 29.0 57.0 28.0 2 H07 – XD 29.0 60.0 31.0 3 H2 41.0 59.5 18.5 4 H2-1A 40.0 58.0 18.0 5 H2-2A 40.0 58.0 18.0 6 H3 31.0 56.0 25.0 7 H4 35.0 47.0 12.0 8 H6 34.0 50.5 16.5 9 H7 44.0 56.0 12.0 10 H7-1A 44.0 56.0 12.0 11 H7-1A 44.0 56.0 12.0 TB 37.4 55.8 18.5 Max 44.0 60.0 31.0 Min 29.0 47.0 12.0

Nhìn chung, do đặc điểm cấu tạo trầm tích vùng ven rìa đồng bằng nên chiều sâu phân bố và bề dày tầng chứa nước qp1 tại khu vực nghiên cứu biên đổi với biên độ khá lớn.

Tầng chứa nước qp1 là tầng chứa nước áp lực, rất phong phú nước. Tài liệu hút nước thí nghiệm các lỗ khoan thăm dò ở khu vực nghiên cứu cho thấy: lưu lượng Q thay đổi từ 8,21l/s (H07-XD) đến 32,70l/s (H2); trị số hạ thấp mực nước S thay đổi từ 2,6m (LK616) đến 19,12m (H3); tỉ lưu lượng q thay đổi từ 1,6l/s.m (H3) đến 9,49l/s.m (LK616). Hệ số dẫn nước Km thay đổi từ 422m2/ngày (NK1) đến 1554m2/ngày (LK620) ; * thay đổi từ 0,013 đến 0,06; a* thay đổi từ 9,8x104 m2/ng đến 2,9x105 m2/ng (xem bảng 2.5).

Tại khu bãi giếng nhà máy nước Đông Anh chúng tôi đã tiến hành hút nước thí nghiệm tầng chứa nước qp1. Hút nước thí nghiệm chùm tại các chùm lỗ khoan (H2 và H7) hút nước thí nghiệm đơn tại các lỗ khoan (H3, H4 và H6). Kết quả hút nước thí nghiệm tại khu bãi giếng nhà máy nước Đông Anh cho kết quả: lưu lượng Q thay đổi từ 30,64l/s (H3; H4) đến 32,70l/s (H2); trị số hạ thấp mực nước S thay đổi từ 12,44m (H4) đến 19,12m (H3); tỉ lưu lượng q thay đổi từ 1,6l/s.m (H3) đến 2,47l/s.m (H6) Hệ số dẫn nước Km thay đổi từ 544m2/ngày (H7) đến 557m2/ngày (H2); hệ số nhả nước đàn hồi * thay đổi từ 0,00021 (H7) đến 0,00024 (H2); Hệ số

truyền áp đàn hồi a thay đổi từ 2,32x10 m /ng (H2) đến 2,36x10 m /ng (H7) (xem

bảng 2.6).

Bảng 2.6 -Kết quả hút nước thí nghiệm TCNqp1 khu vực Đơng Anh

STT SHLK Q (l/s) S (m) q (l/s.m) Km (m2/ng) a* (m2/ng)*

I. Các lỗ khoan hút nước thí nghiệm trong phương án

1 H2 32,70 18,91 1,72 557 2,32 x 106 0,00024

2 H3 30,64 19,12 1,60 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3 H4 30,64 12,44 2,46

4 H6 31,65 12,83 2,47

5 H7 31,29 14,23 2,19 544 2,36 x 106 0,00021

II. Các lỗ khoan thăm dò giai đoạn trước

1 LK612 23,50 6,00 3,9 991 2 LK616 24,67 2,60 9,49 639 3 LK617 15,72 7,66 2,06 1035 4 LK618 24,00 6,17 3,90 1241 5 LK619 26,32 6,27 4,19 1121 6 LK620 22,91 3,75 6,11 1554 7 NK1 23,10 13,00 1,80 422 8 NK2 23,20 12,00 1,90 657 2,78 x 106 0,00024 9 H05-XD 17,94 4,7 3,82 10 H06-XD 23,21 3,67 6,32 11 H07-XD 8,21 3,92 2,09

Qua tài liệu kết quả phân tích mẫu nước dưới đất qp1 khu vực Đơng Bắc phần lớn thuộc loại hình Bicacbonat Canxi. Hàm lượng Sắt: Fets = (4,5  9,8)mg/l, trung bình 7,08mg/l , hàm lượng Fe lớn hơn tiêu chuẩn cho phép đối với nước dùng cho ăn uống sinh hoạt cần phải xử lý trước khi sử dụng, các chỉ tiêu về thành phần hoá học, vi sinh khác đều nhỏ hơn giới hạn cho phép đối với nước dùng cho ăn uống, sinh hoạt. Cịn kết quả phân tích nước khu vực phía Tây Nam cho thấy, nước tàng trữ trong qp1 là nước nhạt, có độ khống hóa M thay đổi từ 0.35 -0.475 g/l, độ pH = 7.1 - 7.5. Thành phần hóa học của nước thường là Bicacbonat Canxi Magie Natri.

Cơng thức Cuốc lốp có dạng:

Hình 2.1. Đồ thị quan trắc mực động thái nước dưới đất khu vực Đơng Anh

Hình 2.2. Đồ thị quan trắc mực nước khu vực Đông Anh

Theo tài liệu quan trắc động thái tại khu vực Đơng Anh cho thấy nước dưới đất TCNqp1 có quan hệ thủy lực với nước sông Cà Lồ, sông Hồng. Tuy nhiên, do tồn tại lớp bùn lắng lịng sơng nên nước mặt sơng Hồng và sơng Cà Lồ khơng có quan hệ thuỷ lực trực tiếp với TCNqp1 mà nó được nước sông Hồng, sông Cà Lồ cung cấp bằng con đường thấm xuyên qua lớp bùn lắng và qua các tầng chứa nước bên trên (xem phụ lục số I).

Nguồn cung cấp cho nước dưới đất TCNqp1 là nước mưa, nước mặt thấm qua các lớp thấm nước yếu, nước dưới đất của TCNqp2 bên trên thấm qua các lớp thấm nước yếu hoặc qua các "cửa sổ địa chất thủy văn" nơi mà LCN2 bị vát mỏng hoặc bị bào mòn. Nước dưới đất TCNqp1 thoát đi phần lớn do khai thác phục vụ dân sinh và một phần ngấm xuống cung cấp cho các tầng chứa nước bên dưới.

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp với đề tài: Đánh giá điều kiện địa chất thủy văn khu vực Đông Anh – Hà Nội. Lập phương án điều tra đánh giá chi tiết kết hợp khai thác phục vụ nâng công suất nhà máy cấp nước Thị trấn Đông Anh lên 20.000 m3ngày, thời gian thi công phương (Trang 36 - 42)