2.3. Đặc điểm địa chất thủy văn
2.3.7. Phức hệ chứa nước trong trầm tích Triat trun g bậc Ladin i hệ tầng Nà
Khuất (PHCN T2lnk)
Phức hệ chứa nước trong trầm tích Triat trung - bậc Ladini - hệ tầng Nà Khuất (TCN T2lnk) phân bố rộng rãi trên toàn vùng, chúng bị phủ bởi các trầm tích Đệ tứ và hệ Neogen. Các lỗ khoan thăm dò gặp tầng này ở độ sâu từ: 32,5m (LK14) đến 67,0m (LK4) trung bình 53,0m. Tại khu bãi giếng nhà máy nước Đơng Anh chưa có lỗ khoan nào khoan vào tầng này. Thành phần thạch học bao gồm: Sét kết, bột kết, cát kết mầu tím, đỏ nâu, xám xanh, xám đen.
Tại khu vực Đông Anh, PHCN T2lnk ít được nghiên cứu. Theo các tài liệu trước đây PHCN T2lnk là tầng nghèo nước, khơng có ý nghĩa cung cấp nước lớn. Nước trong tầng này chủ yếu tàng trữ và lưu thông trong đới phát triển khe nứt phong hoá và các đứt gãy kiến tạo. Mức độ phát triển khe nứt không đồng đều, thay đổi theo diện tích và theo chiều sâu.
Tóm lại :
Tại khu vực bãi giếng Nhà máy nước Đông Anh tồn tại 04 đơn vị chứa nước và 2 lớp cách nước. Trong đó, tầng chứa nước qp1 trong trầm tích Pleixtocen giữa - trên (Q12-3hn1) có thành phần chủ yếu là cuội, sỏi lẫn cát có khả năng chứa nước tốt,
chất lượng cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn nước dùng cho ăn uống sinh hoạt, là đối tượng chính để tiến hành đánh giá trữ lượng khai thác quy mô công nghiệp.
CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG VÀ TRỮ LƯỢNG KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐÂT KHU VỰC ĐÔNG ANH
Nhằm đảm bảo lựa chọn hợp lý nguồn nước và đưa ra những luận chứng chặt chẽ để đánh giá dự báo điều kiện thăm dị khai thác trong giai đoạn sắp tới thì cơng việc quan trọng nhất là phải đánh giá chất lượng và trữ lượng nước dưới đất khu vực huyện Đông Anh.
Từ đặc điểm địa chất thủy văn khu vực cho thấy khu vực nghiên cứu có tầng chứa nước Pleistocen dưới trong trầm tích lổ hổng của hệ tầng Hà Nội có triển vọng đáp ứng yêu cầu đề ra nên tôi tiến hành đánh giá chất lượng, trữ lượng cho tầng chứa nước triển vọng này.