Stt SHLK
Thời gian hút nước thí nghiệm chùm
(ca máy)
Thời gian hút nước thí nghiệm nhóm (ca máy) Thời gian hút giật cấp (ca máy) 1 TDKT1 9 8 2 TDKT2 30 8 3 TDKT3 9 8 Tổng 30 18 24 4.3 Phương pháp tiến hành
4.3.1 Thổi rửa lỗ khoan
Để thổi rửa lỗ khoan và bơm thí nghiệm chúng tôi dùng thiết bị bơm erolip. Công tác thổi rửa trong lỗ khoan được tiến hành theo trình tự từ trên xuống dưới, bắn tia ở đoạn ống lọc, tạo chân không đột ngột để bốc đáy. Dùng công suất lớn nhất của máy bơm ứng với điều kiện cụ thể của lỗ khoan. Thổi rửa đảm bảo nước lên trong, sạch mùn khoan, dung dịch, ống lọc thoáng , không bị lấp nhét và hoạt động tốt.
Dụng cụ chủ yếu để sử dụng cho bơm tia là một đầu bơm có 2 hoặc 4 lỗ căn cứ vào áp suất của máy bơm bùn, cần thử nghiệm để khoan các lỗ khoan tia sao cho dòng nước đi qua có vận tốc lớn từ 30m/s đến 60m/s.
Các lỗ tia được thiết kế thẳng hướng vào ống lọc. Dụng cụ bơm tia được quay từ từ và hạ dần dần trong ống lọc với tốc độ 0,3m/phút. Khi đến ống lọc từ từ kéo đầu tia lên với vận tốc khoảng 1,5m/phút. Dưới áp lực của khí nén sẽ làm cho vật chất lấp nhét ống lọc và mùn khoan bị thổi ra ngoài và theo hướng đi lên trên, đồng thời lượng nước đi lên sẽ xáo trộn và sục rửa thành ống lọc.
Trong quá trình hút nước, ngoài việc đo lưu lượng và mực nước hạ thấp tại lỗ khoan hút nước, phải tiến hành đo mực nước hạ thấp tại các lỗ khoan còn lại. Sau khi
kết thúc mỗi đợt bơm sẽ tiến hành đo hồi phục mực nước cho đến khi đạt trạng thái ổn định rồi sẽ tiến hành các đợt bơm tiếp theo.
Thiết bị Erơlip làm việc dựa trên nguyên tắc hai bình thông nhau chứa 2 chất lỏng có tỷ trọng khác nhau. Chất lỏng có tỷ trọng nhỏ (hỗn hợp khí + nước) nằm phía trên chất lỏng có tỷ trọng lớn (nước trong lỗ khoan). Thiết bị này có thể hút nước trong lỗ khoan khi chiều sâu mực nước động từ 6080 m và nước có độ đục cao. Thiết bị dùng để bơm thổi rửa là máy nén khí ZW155A do Đài Loan sản xuất.
Hình 7.1: Máy nén khí ZW155A