Huyền Quang (1254-1334) tổ thứ ba

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) triết lý nhân sinh của thiền phái trúc lâm yên tử và giá trị lịch sử của nó (Trang 59 - 62)

8. Kết cấu của đề tài

2.1.3. Huyền Quang (1254-1334) tổ thứ ba

Huyền Quang (1254 - 1334) có tên thật là Lý Đạo Tái, quê ở làng Vạn Tải, lộ Bắc Giang. Trước đó cha mẹ định cưới vợ cho ông nhưng ông chưa chịu đám nào. Nhà vua định gả công chúa Liễu Nữ, cháu của An Sinh Vương cho ông, nhưng ông cũng từ chối. Ông đã từng làm quan trong triều (khoảng năm 1306), phụng mệnh tiếp sứ giả phương Bắc bởi ông thông thạo thư tịch,

trích dẫn kinh nghĩa và ứng đối mau lẹ. Tại chùa Siêu Loại, Huyền Quang theo Bão Phác về dự lễ và gặp Trúc Lâm trong hình thái một tăng sĩ. Trúc Lâm rất mừng khi biết Huyền Quang là một văn tài, liền đề nghị Bão Phác để Huyền Quang theo phụ tá. Từ đó Huyền Quang tùy tùng Trúc Lâm trong cuộc sống hành đạo, cho đến khi Trúc Lâm viên tịch (cuối năm 1308) đã được hai năm. Trong thời gian ngắn đó, Huyền Quang đã giúp Trúc Lâm soạn được nhiều sách dùng để truyền giảng trong giáo hội Trúc Lâm, và đến nay còn biết

một số như: Chư Phẩm Kinh (tuyển tập những kinh thiết yếu); Thích khoa giáo (tập sách giáo khoa về Phật giáo).

Sách Tổ Gia Thực Lục còn chép rằng tổ Trúc Lâm rất bằng lòng với

công việc sáng tác của Huyền Quang. Vua đã ngự bút châu phê bản thảo

Thích Khoa Giáo là "Phàm sách đã qua tay Huyền Quang biên soạn hiệu khảo

rồi thì không thể thêm hay bớt một chữ nào nữa" và sau đó lệnh cho thợ khắc in sách ấy. Huyền Quang cũng đã vân du khắp nước thăm các danh lam cùng tổ Trúc Lâm và thỉnh thoảng đăng đàn thuyết pháp. Sau đó ông được lập làm trụ trì chùa Vân Yên núi Yên Tử, tăng ni theo về học đạo ở đó có đến nghìn người [40, tr. 238].

Huyền Quang cũng tiếp tục triết lí nhập thế “đạt đạo ngay trong đời thường” từ thế hệ đi trước cũng như Trần Nhân Tông và thể hiện sự kế thừa

khá rõ trong bài thơ Chùa Diên Hựu:

Thành ngăn tục lụy trần không vướng Cửa mở vô ưu mắt rộng tầm

Thấy được thị phi cùng một hướng

Ma cung, Phật quốc cũng ngồi chung [40, tr. 238].

Bài thơ này cho thấy quan niệm của Huyền Quang về Giới và Ðịnh là những bức thành để ngăn giữ không cho phiền não thâm nhập; Nếu giữ tâm hồn thanh thoát “vô ưu” thì không còn lệ thuộc vào sự phân biệt thị - phi, mê - ngộ… Tức cái nhìn "nhị kiến" không còn, thì sự phân biệt "ma” hay “Phật" tự

nhiên không còn nữa, mà cảnh nào cũng là cảnh Phật, ma cung cũng trở thành Phật quốc… Đó là tới giác ngộ và giải thoát.

Hay trong bài kệ bằng chữ Nôm Phú Vịnh Chùa Hoa Yên, Huyền

Quang nhấn mạnh hai dòng cuối:

Biết được tính ta nên Bụt thật

Ngại chi non nước cảnh đường xa [40, tr. 238].

Đây là ý tiếp thu từ Thiền tông và từ Trần Nhân Tông và Pháp Loa về “tự tính giác ngộ” sẵn có nơi mỗi người. Đây là tư tưởng nhân sinh cởi mở để Thiền Trúc Lâm Yên Tử đến với mọi người, không còn phân biệt trình độ lớn nhỏ, cao thấp, giàu nghèo, có quá khứ ra sao... và ai cũng có khả năng giác ngộ và thành Phật như nhau. Đây là thông điệp rất mới mẻ có nghĩa tích cực để xây dựng một tôn giáo mới cho người Việt thời đó.

Câu chuyện trao đổi giữa Huyền Quang với Pháp Loa bên giường bệnh của Pháp Loa, cho thấy một số quan niệm chính của Huyền Quang về những vấn đề tu chứng:

1- Sống và chết chẳng qua là hai phương diện cùng một thực tại, thực tại này không vì sinh mà có, không vì diệt mà mất.

2- Nếu ai thực chứng được thực tại bất sinh bất diệt ấy nơi bản thân thì người ấy đạt đạo và thoát khỏi sinh tử, hoàn toàn tự do.

3- Chưa thực chứng được những lời tuyên bố về thực tại thì lời tuyên bố đó chỉ có tác dụng làm cho kẻ khác lầm lạc. Bản chất của Phật giáo là sự thực chứng mà không phải là kiến thức thu thập được từ giáo điển và thầy tổ [40, tr. 249].

Huyền Quang là người thứ ba (tuy lớn hơn Pháp Loa 30 tuổi) tiếp nối dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Huyền Quang, với quãng đời gần 30 năm làm quan trong triều, được tiếp xúc và học tập với những tinh hoa trí thức thời Trần như Trần Nhân Tông, quốc sư Bão Phác, mà họ đồng thời là tinh hoa

Phật pháp của thời đại đó. Có thể nói, dường như Huyền Quang đã được chuẩn bị hết sức cẩn thận để bước vào con đường Thiền nhập thế, để trở thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) triết lý nhân sinh của thiền phái trúc lâm yên tử và giá trị lịch sử của nó (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)