Triết lí nhập thế của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) triết lý nhân sinh của thiền phái trúc lâm yên tử và giá trị lịch sử của nó (Trang 67 - 73)

8. Kết cấu của đề tài

2.2.2.Triết lí nhập thế của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử

2.2. Triết lí Phật tại tâm và Nhập thế của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử

2.2.2.Triết lí nhập thế của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử

Khái niệm “nhập thế” (being with/ into life) được dùng với nghĩa chỉ sự tham gia ngày càng chủ động, tích cực thâm nhập vào cuộc sống của các tôn giáo. Các tôn giáo không chỉ đơn thuần đảm trách nhiệm về phần tâm linh, mà đã thực sự đóng vai trò tinh thần, văn hóa quan trọng của xã hội trong nhiều phương diện của đời sống [38, tr.65].

Thuật ngữ “nhập thế” chỉ sự chủ động tham gia của các lực lượng tôn giáo vào các vấn đề thế tục như chính trị, kinh tế, văn hóa, thậm chí cả quân sự… Đặc biệt Phật giáo là một tôn giáo xuất thế, trong quá trình du nhập, truyền giáo và hòa nhập với các nền văn hóa, văn minh bản địa, nó đã không ngừng nhập thế. Tuy nhiên khi nhập thế, các tôn giáo cũng có khi tiếm quyền của các tổ chức xã hội, song riêng Phật giáo Việt Nam trong lịch sử đã không tiếm quyền của các lực lượng thế tục mà chỉ góp phần làm cho đời sống thế tục nhân hậu hơn, tình người hơn. Đây là điểm độc đáo của Phật giáo mà luận văn sẽ tập trung nghiên cứu.

Triết lí nhân sinh của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử không chỉ độc đáo bởi triết lí Phật tại tâm mà còn nổi bật với triết lí nhập thế. Có thể nói, nhập thế là một trong những đặc điểm đặc sắc của Thiền Trúc Lâm Yên Tử thời Trần. Trước đó, vấn đề nhập thế, hay sống thiền đã được nói tới trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, tuy nhiên chưa được hệ thống.

Nói chung ý nghĩa sơ khởi của “nhập thế” là Phật giáo từ bi, Phật giáo đáp ứng, đối mặt với đau khổ của con người và giải thoát con người khỏi mọi

khổ đau, cứu độ chúng sinh. Điều đó thể hiện ngay trong quan niệm “Tứ vô lượng tâm” (từ, bi, hỉ, xả) của Phật giáo nói chung.

Khởi đầu của thiền Trúc Lâm Yên Tử là Trần Nhân Tông với sự ảnh hưởng sâu sắc tính chất thiền hành động của ông nội là Trần Thái Tông và thầy dạy là Tuệ Trung Thượng Sĩ, ông đã phát triển tính nhập thế lên một bước mới, khẳng định tinh thần nhập thế tích cực như một đặc trưng riêng có của thiền Trúc Lâm Yên Tử.

Nhập thế của thiền Trúc Lâm Yên Tử không dừng lại ở những hoạt động giới hạn trong việc tu hành như ăn chay, niệm Phật, tọa thiền, tu thiền… mà còn biểu hiện bởi những hành động thiết thực, thường nhật trong cuộc sống vì chúng sinh, có ý nghĩa, nội dung sâu sắc và rộng lớn hơn nhiều, được gọi là “hoạt Phật”, sống thiền. Đó không phải là gánh nước, bửa củi, đi, ngồi cũng là thiền nữa, mà là: đánh giặc cứu dân cứu nước cũng là thiền, lo cho dân cho nước khỏi đói khổ cũng là thiền, theo đúng tôn chỉ của thiền Trúc Lâm Yên Tử. Đây chính là điểm đặc sắc của thiền Trúc Lâm Yên Tử do Trần Nhân Tông lãnh đạo.

Với truyền thống tinh thần văn hóa và con người Việt Nam thời Trần, khái niệm “Thiền” đã được các thiền sư Trúc Lâm Yên Tử, đặc biệt là Trần Nhân Tông mở rộng nội dung và tính chất của nó, mang lại cho nó tính chất mới, đó là thiền hành động, nhập thế tích cực. Tinh thần nhập thế tích cực của thiền Trần Nhân Tông được biểu hiện qua hai nội dung:

Thứ nhất, đó là việc Trần Nhân Tông quyết tâm phục hồi và phát huy

vai trò chủ đạo của tư tưởng Thiền Phật giáo trong đời sống tinh thần xã hội Đại Việt, đưa nó trở thành hệ tư tưởng chính thống trong công cuộc xây dựng và thống nhất một tôn giáo Việt Nam. Qua Thiền Phật giáo triết lí nhân sinh Phật giáo thâm nhập sâu rộng và trở thành nền tảng tư tưởng, đạo đức, lối sống của nhân dân Đại Việt.

Thứ hai, đó là đem triết lí nhân sinh Phật giáo vận dụng vào đời sống

xã hội, xây dựng lối sống đạo đức Phật giáo tích cực trong xã hội đời thường như: thể hiện bằng hoạt động, sống tích cực, không kêu gọi xa lánh cuộc đời, không tu hành ép xác khổ hạnh, cũng không phải thuần túy “trầm tư mặc tưởng” mà luôn đề cao nhân nghĩa và cái tâm từ bi, cứu dân giúp nước, không phân biệt sang hèn và luôn nhớ tới nguồn cội; không trốn tránh cuộc sống đời thường để tìm vào thiên nhiên (như Lão giáo) mà thuận theo tự nhiên dưỡng thân tâm, diệt dục, trừ dâm tà; không chỉ dừng lại ở sinh hoạt tôn giáo và việc thực hành các giới luật, các lễ nghi tôn giáo hàng ngày như tụng kinh, niệm Phật cũng không phải chỉ là những hành động thường nhật như nhai cơm, đi, đứng, ngồi…, mà là những hành động có ý nghĩa và mục đích cao cả, lớn lao hơn nhiều, như lo cho dân cho nước, như đánh giặc cứu dân, cứu nước, lấy triết lí đạo đức nhân sinh nhân bản Phật giáo phục vụ cho đời, gắn đạo với đời, trên tinh thần dung hợp Phật, Nho, Lão và nền tảng tinh thần văn hóa dân tộc, coi nó có tính chất chỉ đường cho thiền Việt Nam.

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử thể hiện rõ đặc điểm thiền hành động, thiền nhập thế tích cực là do đã biết tiếp thu thêm tư tưởng đạo đức - chính trị trong đạo trị nước của Nho gia. Thiền phái đã khéo léo đem những yếu tố tích cực trong học thuyết chính trị của Nho gia kết hợp với cái tinh yếu trong tư tưởng thiền là đề cao cái tâm gắn với yêu cầu thực tiễn lịch sử Việt Nam. Thực tiễn lịch sử Việt Nam thế kỉ XIII - XIV đặt ra nhu cầu cần xây dựng một chế độ quân chủ trung ương tập quyền bền vững để củng cố vị thế, lợi ích của quý tộc nhà Trần, đồng thời tăng cường lực lượng chống lại sự xâm lăng của giặc Nguyên - Mông, bảo vệ lợi ích của cả dân tộc. Triết lí nhân sinh đạo đức của Phật giáo chủ trương không sát sinh nên không thể hoàn toàn đảm đương nổi nhiệm vụ đó, nó cần phải được bổ sung bởi học thuyết chính trị - xã hội của Nho gia để có thể huy động lực lượng chiến đấu khi lãnh thổ bị xâm lược, lợi ích triều đình bị tổn hại.

Sự tiếp thu Nho học một cách sáng tạo, trước đó cũng đã được Trần

Thái Tông và Tuệ Trung Thượng Sĩ kế thừa, tiếp thu trong tác phẩm Thiền

Tông chỉ nam tự khi nêu rõ sự ảnh hưởng của Nho gia đối với đời sống

chính trị - xã hội rằng:

“Phương tiện dẫn dụ đám người mê muội; con đường tắt sáng tỏ lẽ tử sinh, ấy là đại giáo của đức Phật. Đặt mực thước cho hậu thế, làm khuôn mẫu cho tương lai, ấy là trách nhiệm của tiên thánh” [85, tr. 27].

Tuệ Trung Thượng Sĩ cũng dùng nguyên tắc xử thế của Nho gia khi viết:

“Sâu thì dấn chừ, nông thì xắn vén,

Dùng thì làm chừ, bỏ thì ẩn tàng” [85, tr. 280].

Tiếp thu tư tưởng chính trị - xã hội của Nho gia, Trần Nhân Tông luôn đề cao trách nhiệm, bổn phận và hành động tích cực của kẻ trượng phu, chủ trương làm trai phải quyết trả nợ nước non, giúp ích cho đời, đền đáp núi sông lo cho dân cho nước. Chính điều đó đã làm cho tư tưởng thiền của Trần Nhân Tông gắn với hiện thực xã hội, gắn với đời sống của dân và vận mệnh của đất

nước, dân tộc. Trong bài Họa thơ Kiều Nguyên Lãng, Trần Nhân Tông viết:

“Thương yêu mọi người như nhau là thiên đức của thiên tử,

Sống mà không giúp ích gì cho đời là điều đáng hổ thẹn của đấng trượng phu” [85, tr. 477].

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử mang đậm tính chất thiền hành động, nhập thế tích cực một phần còn do ông chịu ảnh hưởng tinh thần phá chấp của ba thiền phái trước đó, mà Trần Thái Tông và Tuệ Trung Thượng Sĩ còn thuộc các dòng thiền đó.

Chẳng hạn, tinh thần phá chấp, gắn đạo với đời, nhập đời vào đạo đã được thể hiện rõ trong bài Phổ thuyết sắc thân của Trần Thái Tông:

“Như chưa thấu Phật, tâm, ý tổ; trước hãy nên trì giới tụng kinh. Đến lúc hay Phật là không, tổ là không; thì giới chẳng cần trì,

kinh không cần tụng. Trong ảo sắc cũng là chân sắc; nơi phàm thân cũng thực pháp thân. Phá lục tặc làm lục thần thông; đưa bát khổ thành bát tự tại” [85, tr. 55].

Ngược lại trước thiền Trúc Lâm, bậc tiền bối Tuệ Trung Thượng Sĩ phát triển tinh thần đạo tự nhiên, vô vi, tiêu dao của Lão Tử lên đỉnh cao qua quan điểm sống thiền, hành thiền, xuất thế trong chính sự nhập thế. Để đạt tới giác ngộ, giải thoát, Tuệ Trung Thượng Sĩ không chấp chay hay mặn, chẳng chấp niệm Phật với ngồi thiền, cũng không chấp trì giới hay nhẫn nhục, tụng kinh gõ mõ, hay không cần theo kinh sách nhà Phật... Đó thực sự là tinh thần nhập thế mới mẻ, độc đáo mà thiền Trúc Lâm Yên Tử đã tiếp tục phát huy thành công. Trong bài Trì giới và nhẫn nhục, Tuệ Trung Thượng Sĩ viết:

“Trì giới và nhẫn nhục, Chuốc tội chẳng chuốc phúc. Muốn biết không tội phúc,

Đừng trì giới nhẫn nhục” [85, tr. 291].

Hay trong bài Sống chết là lẽ thường mà thôi, ông cũng viết: “Thanh văn ngồi thiền ta không ngồi,

Bồ tát nói pháp ta nói thiệt”[85, tr. 283].

Thiền ở Tuệ Trung Thượng Sĩ không còn là một tôn giáo thuần túy mà đã được nâng lên thành lối sống, đạo sống giúp con người đạt tới giác ngộ, giải thoát và hạnh phúc ngay trong cuộc sống trần tục. Tinh thần mới mẻ đó mà thiền Trúc Lâm Yên Tử tiếp thu được là đạt đạo, giác ngộ, giải thoát ngay trong chính cuộc sống và bằng chính hành động sống của mình ngay trong cuộc đời bụi bặm này, chứ không phải là cắt tóc đi tu, ăn chay, niệm Phật, xa rời cuộc sống. Chính cuộc đời là lò lửa để tôi luyện con người:

“Nên biết trong đời sinh đức Phật,

Thiền Trúc Lâm Yên Tử kế thừa tư tưởng phá chấp ấy của Trần Thái Tông và Tuệ Trung Thượng Sĩ, khi Trần Nhân Tông phát triển “vọng niệm” của Trần Thái Tông và “nhị kiến” của Tuệ Trung Thượng Sĩ thành quan điểm “lí bất nhị”, không chấp hai mặt (có có - không không) gạt bỏ thuyết đối lập giữa Phật và chúng sinh.

Trong bài Câu hữu câu vô, Trần Nhân Tông cho rằng vạn pháp là “có

có - không không” mà cũng là “chẳng có, chẳng không”, vì bản thân chúng biến đổi vô thường như “nón tuyết, hài hoa”, cũng như chúng quyện chặt với nhau như sắn bìm quấn quýt, không phân biệt rạch ròi đầu - cuối, phải - trái, tốt - xấu … Định kiến “chấp có chấp không” là định kiến phổ biến mà một khi phá được thì sẽ đạt tới giác ngộ Không chân như của Thiền. Chính quan điểm “vô chấp” đó đã giúp cho Trần Nhân Tông có cái nhìn tự do phóng khoáng không bị ràng buộc bởi sự phân biệt giữa đạo và đời, gắn đạo với đời và làm cho tư tưởng thiền “Phật hoạt” của Trần Nhân Tông mang tính chất nhập thế tích cực, sống động.

Trần Nhân Tông thể hiện thiền nhập thế tích cực qua quan điểm độc đáo về vấn đề sinh tử, khi cho rằng con người không thể tránh khỏi sinh tử và người ta không thể chạy trốn khỏi sinh tử để tìm Niết bàn, mà ngược lại, phải ở ngay trong sinh tử để thấu suốt bản tính của nó và để nhận ra theo triết lí “vô thường”, “vô ngã”, là không sinh không tử. Theo Trần Nhân Tông sinh, tử không phải là chuyện tầm thường, vô ích mà là chuyện lớn, quyết định thái độ, hành động sống của con người. Con người phải biết quý trọng sinh và tử, và sống có ích cho đạo và đời, hết mình với đời và đạo. Trần Nhân Tông cho rằng vô chấp là coi chuyện sinh tử như một lẽ tự nhiên, song phải quý trọng cuộc sống và sống có ích cho đời. Hiểu rõ bản chất của sự sinh tử, trong bài Sống chết là lẽ thường mà thôi, Tuệ Trung Thượng Sĩ viết:

“Người ngu điên đảo tử và sinh,

Còn Trần Thái Tông, trong Phổ khuyến phát bồ đề tâm khi nêu lên quan điểm con người cần quý trọng cuộc sống và sống có trách nhiệm với đời

và đạo, đã viết: “Kinh có câu rằng: “Một lần bỏ lỡ mất thân thì muôn kiếp không còn trở lại”. Đau đớn lắm thay!” [85, tr. 64]. Chính với quan điểm về

sinh tử của ông và thầy như vậy đã giúp cho Trần Nhân Tông tiếp tục phát triển triết lí nhân sinh nhập thế tích cực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) triết lý nhân sinh của thiền phái trúc lâm yên tử và giá trị lịch sử của nó (Trang 67 - 73)