Giá trị của triết lí Nhập thế của thiền Trúc Lâm Yên Tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) triết lý nhân sinh của thiền phái trúc lâm yên tử và giá trị lịch sử của nó (Trang 77 - 102)

8. Kết cấu của đề tài

2.3.2.Giá trị của triết lí Nhập thế của thiền Trúc Lâm Yên Tử

2.3. Một số giá trị lịch sử của triết lí nhân sinh của Thiền Trúc Lâm Yên

2.3.2.Giá trị của triết lí Nhập thế của thiền Trúc Lâm Yên Tử

Với triết lí nhân sinh sâu sắc đặc biệt là triết lí nhập thế của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử không chỉ có giá trị lúc bấy giờ mà còn trường tồn cùng thời gian. Tinh thần nhập thế Phật giáo thời Trần xuất phát từ lời dạy của một Quốc Sư Phù Vân dành cho Trần Thái Tông “Trong núi vốn không có Phật, Phật ở ngay trong lòng”. Mọi người đều có thể đến với triết lí nhà Phật ngay giữa cuộc đời, bất luận là tu sĩ xuất gia, hay tại gia, nam hay nữ chỉ cần sống thiện, sống tốt là được. Điều đó có nghĩa là nó cũng có ảnh hưởng tương tác với lịch sử tư tưởng dân tộc từ đó trở về sau. Như vậy có thể khẳng định rằng triết lí nhập thế có giá trị giúp con người, giúp chúng sinh hòa nhập, không phân biệt đẳng cấp, giàu sang phú quý, dù ở chùa hay ở nhà đều có thể thành Phật thông qua những hành động thiết thực, chính xác hơn đó là thiền hành động, đánh giặc cứu nước

(như đã phân tích trong bài Câu hữu câu vô ở phần trên).

Tinh thần nhập thế này được tiếp tục phát huy bởi các thế hệ đệ tử của Trúc Lâm sau này. Nói đến thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là nói đến những ngôi chùa có tên như Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Hoa Nghiêm. Những chùa đó và hệ thống kinh sách thời kì này có sức sống mãnh liệt và truyền vào cho

chúng sinh. Điều đó cho thấy thiền phái Trúc Lâm Yên Tử gắn với đạo pháp dân tộc, âm ỉ trường tồn. Chính vì thế mà chùa Vĩnh Nghiêm, Hoa Nghiêm... được xây dựng ở nhiều nơi như Huế, Sài Gòn. Đến nay khá nhiều nơi trên thế giới với cộng đồng người Việt đều có những chùa đó từ Ấn Độ hay một số nước Đông Âu, đều có chùa lấy tên theo định hướng của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

Thiền phái Trúc Lâm đã nhập thế cùng dân tộc trong sự nghiệp phát triển đất nước. Điều này không chỉ tạo ra bản sắc Thiền tông Đại Việt mà còn tác động mạnh mẽ vào đời sống chính trị văn hóa xã hội nước nhà. Việc định hướng bảo vệ chủ quyền dân tộc, mở rộng biên cương, chấn hưng văn hóa Đại Việt của nhà Trần đều mang dấu ấn quan điểm Phật giáo, nhất là tư tưởng tùy duyên mà vui với đạo của Thiền phái.

Triết lí nhập thế có giá trị to lớn trong việc cứu nước cứu dân thoát khỏi mọi khổ đau, vướng víu bụi trần. Điều đó thể hiện ngay trong quan niệm “Tứ vô lượng tâm” (từ, bi, hỉ, xả) của Phật giáo nói chung. Nhằm trấn an lòng dân có nhường nhịn, vui vẻ với mọi việc thì hạnh phúc sẽ đến. Giải cứu các chúng sinh lầm đường lạc lối bằng những việc làm của cuộc sống đời thường mà không cần phải tìm ở đâu xa.

Chính vì triết lí nhập thế gần gũi, thân thiện dễ hòa nhập với chúng sinh cho nên thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã đưa triết lí Phật giáo vào trong lòng đời sống nhân dân, ăn sâu bén rễ góp phần làm ổn định lòng dân. Phát huy vai trò chủ đạo của tư tưởng Phật giáo trong đời sống tinh thần xã hội Đại Việt, đưa triết lí đạo đức Phật giáo thâm nhập sâu rộng và trở thành nền tảng đạo đức của nhân dân Đại Việt. Từ đó đồng thời xây dựng nền chính trị vững chắc, một nhà Trần thịnh vượng, rạng danh trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Tiếp thu tư tưởng của các vị tiền bối, thiền phái Trúc Lâm Yên Tử thể thiền nhập thế tích cực qua quan điểm độc đáo về vấn đề sinh tử, khi cho rằng con người không thể tránh khỏi sinh tử và người ta không thể chạy trốn khỏi

sinh tử để tìm Niết bàn. Có thể khẳng định rằng điều này có giá trị vô cùng to lớn, rằng khi chúng sinh đã tìm thấy chân lí của cuộc sống, cách hành sự chính xác và khoa học, nhận thức đúng đắn về cuộc đời, không còn âu lo khi đối diện với cái chết, chỉ coi cái chết nhẹ như lông hồng. Và khi đã nhận ra theo triết lí “vô thường”, “vô ngã”, con người ta cần trân trọng cuộc sống hơn, mỗi người cần nêu cao việc được sinh ra trong đời này và sống sao cho có ích cho xã hội, cho đất nước cho dân tộc.

Cũng có thể nhắc đến một giá trị nhập thế của thiền phái Trúc Lâm đó là tấm gương của người đứng đầu thiền phái. Tuy mang tính chất chủ quan để hình thành tính nhập thế, nhưng với cương vị là ông vua đi đầu trong việc tu hành hướng thiện. Việc đó có giá trị hết sức to lớn trong việc giáo dục dân chúng rằng ai ai cũng như nhau trong cuộc sống tu dưỡng nhân tâm, để có được niềm vui và hạnh phúc trong cuộc đời.

Như vậy, tinh thần nhập thế của thiền phái Trúc Lâm là một sản phẩm tinh thần mang tính thuần Việt, văn hóa Việt và cốt cách Việt. Tinh thần nhập thế nói riêng, tinh thần Trúc Lâm nói chung đã góp phần giải quyết một loạt vấn đề lịch sử đặt ra vào thời đại đó và kéo dài tới ngày nay và đồng hành cùng lịch sử văn hóa dân tộc tới mai sau.

Tinh thần nhập cuộc, hòa quang đồng trần, tính chất nhập thế. Phật giáo mà lại nhập thế gắn với quốc gia, với dân tộc và gắn ngay với bản thân mình, ý thức, con người mình, tâm thế của mình với đời sống xã hội cho nên Trần Nhân Tông luôn nói về ý thức, đời sống, cuộc sống tu hành nhưng không xa thế gian mà ngay trong tâm mỗi con người.

Trong dòng chảy của lịch sử dân tộc, tính chất con người Việt luôn hiền lành, yêu thương con người… đã được đúc kết thành truyền thống tốt đẹp. Dân tộc Việt Nam từ nghìn xưa luôn được biết đến là một đất nước anh hùng đấu tranh chống giặc ngoại xâm, người dân cần cù chăm chỉ, có lòng nhân sinh sâu sắc, đi lên từ nền văn minh sông Hồng, với những hạt gạo phải một

nắng hai sương, xay, giã, dần, sàng. Luôn luôn đấu tranh xây dựng một đất nước hòa bình, ổn định, thân thiện, yêu người và thương người.

Ngược lại những trang sử của dân tộc chúng ta không thể không nhắc đến triều đại nhà Trần, thời kì phát triển rực rỡ từ việc đánh bại quân xâm lăng bờ cõi cho đến ổn định và xây dựng đất nước, thóc lúa đầy đồng trâu chẳng thèm ăn. Nhân dân có cuộc sống sung túc, làng xóm láng giềng ổn định, hòa nhã. Sở dĩ thời kì nhà Trần hưng thịnh như vậy là vì chúng ta có sự đồng lòng từ trên xuống dưới, từ vua cho đến tôi một lòng trong xây dựng và bảo vệ đất nước dựa trên nền tảng nhân sinh sâu sắc, có thể khẳng định đó chính là triết lí nhân sinh của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

Triết lí nhân sinh của Thiền Trúc Lâm Yên Tử mà thế hệ tiền bối đi trước (Trần Thái Tông và Tuệ Trung Thượng Sĩ) bồi đắp nên một Phật giáo Việt Nam thực sự có giá trị vô cùng to lớn đối với đời sống của nhân dân Đại Việt lúc bấy giờ, cũng như đất nước Việt Nam hiện nay. Triết lí nhân sinh xoáy sâu vào thâm tâm của mỗi con người, không chỉ tu dưỡng rèn luyện bản thân, với nhân cách đạo đức tốt, ổn định chính trị quốc gia mà còn bộc lộ những giá trị về mặt nghệ thuật Phật giáo trong truyền thống dân tộc.

Với việc kết hợp các trường phái thiền trước đây như Tì Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường và kế thừa tư tưởng của Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ, cũng như triết lí nhân sinh của Nho, Lão, Phật, trên cơ sở nền văn hóa truyền thống Việt Nam, Trần Nhân Tông đã xây dựng nên trường phái thiền mang dấu ấn và bản sắc Việt Nam, đưa văn hóa Việt Nam thời kì Lý - Trần phát triển rực rỡ, đó là thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Trên cơ sở tư tưởng triết học của Trần Nhân Tông thiền phái Trúc Lâm Yên Tử vừa mang tính chất chung vừa thể hiện tính chất và sắc thái riêng của thiền. Chính triết lí nhân sinh của thiền Trúc Lâm đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng, hình thành nên chủ nghĩa nhân văn, nhân đạo, văn hóa độc đáo của người Việt Nam.

Trong thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ta thấy có sự hòa trộn, du nhập của ba tôn giáo (Phật - Nho - Lão), thấy được sự tổng hợp ba tông nhỏ của thiền đó là (Thiền - Tịnh - Mật). Sự hòa nhập này thành tôn giáo mang tên tuổi của người Việt, trong đó có cả tính uyên bác của Nho học; tính thần thánh, dân gian và cả bác học của Lão; cả những uyên thâm trong Thiền, và bình dân trong Tịnh và Mật. Điều đó cho thấy Phật giáo đời Trần nổi lên với dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử đã đúc kết tất cả các thành tựu của cha ông để lại. Sự đúc kết, tổng hợp này không gò bó, ép buộc mà diễn ra một cách rất tự nhiên, tự thâm nhập vào đời sống hàng ngày của người dân. Biểu hiện rõ nét chính là sự trường tồn của thiền phái Trúc Lâm với triết lí nhân sinh sâu sắc tự thâm nhập vào đời sống chúng sinh, có chỗ đứng vững chắc, ăn sâu bén rễ vào trong lòng dân tộc.

Hơn nữa giá trị mà thiền phái Trúc Lâm làm được đó là Phật đã “chui” vào trong tâm của chúng sinh (Phật tại tâm). “Tâm” ở đây là tâm không, tâm bình đẳng, không tham, sân, si. Và cái tâm đó là tâm của người Việt Nam hòa đồng, thống nhất thành một khối vững chắc chống giặc ngoại xâm và chiến thắng kẻ thù lớn mạnh. Xây dựng nền độc lập của dân tộc với tôn giáo người Việt quay về phục vụ cho chính cuộc sống của nhân dân và chúng ta có quyền tự hào về điều đó.

Giá trị của triết lí nhập thế của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử còn thể hiện rõ là tôn giáo không chỉ làm những việc của tôn giáo mà tôn giáo phải làm những việc mà dân chúng, quốc gia, dân tộc đang cần. Phật giáo phát triển được thì phải đáp ứng được yêu cầu của người dân đặt ra, đó là trấn an lòng dân, xây dựng nền văn hóa Đại Việt vững chắc.

Có thể nói thiền phái Trúc Lâm Yên Tử được hình thành và phát triển nở rộ ở nơi có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, ngoại giao, văn hóa…

“ … Điều Ngự đệ nhất tổ đến ở chùa Hoa Yên… , ta biết rằng Đức ngài lúc bấy giờ biết xem thiên hạ là công, trong nước vô

sự, nhưng phía Bắc vẫn có nước láng giềng mạnh mẽ, chưa được an tâm. … nhằm được ngọn núi Yên Tử là núi cao nhất, phía Đông nhìn về Yên Quảng, phía bắc liếc sang hai tỉnh Lạng, dựng lên ngôi chùa, thời thường dạo chơi để xem động tĩnh, cốt để ngừa cái mối lo nước ngoài xâm phạm, thật là một vị Vô Lượng Lực Đại Thế Chí Bồ Tát.” [42, tr. 176].

Lời khen của Ngô Thì Nhậm dành cho Trần Nhân Tông là phù hợp với nhãn quan nhìn xa trông rộng. Ông luôn luôn lo lắng cho an nguy của đất nước, chọn nơi linh thiêng có chiều cao như một đài quan sát hướng về đất nước thường xuyên xâm lược chúng ta để xem tình hình.

Có lẽ chính vì lẽ đó mà ông tiếp nối truyền thống dân tộc, cha ông, xây dựng thiền phái Trúc Lâm Yên Tử - Quảng Ninh thành trung tâm Phật giáo Việt Nam, với chiều rộng và chiều sâu ngày càng tự lan tỏa trong lòng dân chúng. Điều đó không chỉ có giá trị đương thời mà còn nguyên giá trị cho tới ngày nay. Tiếp thu truyền thống đó Đảng bộ và nhân dân Quảng Ninh tiếp tục phát huy truyền thống của dân tộc xây dựng Trúc Lâm Yên Tử thành trung tâm Phật giáo Việt Nam. Với vị trí chiến lược quan trọng, cùng với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh là tam giác tăng trưởng kinh tế, văn hóa, xã hội. Xây dựng Yên Tử thành trung tâm du lịch, văn hóa và tâm linh.

Ngày nay đất nước trên con đường hội nhập, xây dựng bảo tồn phát huy truyền thống dân tộc có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong xây dựng đất nước và con người Việt Nam, với nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phù hợp với thời đại.

Theo một số nhà nghiên cứu văn hoá, chủ nghĩa nhân văn ở Việt Nam trong lịch sử có đặc điểm là thường thiên về chủ nghĩa nhân văn hành động, đậm tính hiện thực, ít có tính lí thuyết, lí luận, nhập thế nhiều hơn, ưu trội hơn nhưng lại không bài bác hay kình địch những giá trị tâm linh xuất thế. Cho nên, chủ nghĩa nhân văn Việt Nam là chủ nghĩa nhân văn mở, bao dung và hoà đồng. Có lẽ để làm được điều đó là xuất phát từ bản thân con người Việt

Nam vốn hiền lành chất phác, và được định hướng rõ hơn, được giác ngộ đầy đủ hơn về tiền tài của cuộc đời con người. Một lần nữa tác giả xin phép được

nhắc lại bài Cư trần lạc đạo.

“Ở đời vui đạo, hãy tuỳ duyên, Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền. Trong nhà có báu thôi tìm kiếm

Đối cảnh vô tâm chớ hỏi Thiền”. [85, tr. 508].

Mỗi người đều có Phật tính, như trong nhà ai cũng có của báu. Giáo phái Thiền chủ trương dùng tâm mà truyền tâm. Phật tại tâm, tâm tức Phật, Phật tức tâm. Nếu ai thấy được tâm tịnh thì lập tức thành Phật. Quan niệm về Phật như vậy là đồng nhất với trạng thái tự do siêu việt thoát khỏi mọi kiềm tỏa tư tưởng, ý niệm. Quan niệm này đã đặt cơ sở cho định hướng tu tập, định hướng giải thoát của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là tập trung vào tu tâm, làm sao cho tâm được tĩnh lặng, không bị vọng động, giữ cho tâm trong sáng, để khai mở tuệ nhãn, ngộ nhận cảnh giới Phật. Theo tác giả, bấy giờ với sức lan tỏa rộng lớn của triết lí nhân sinh thiền phái Trúc Lâm hầu như đã giác ngộ một cách tự nhiên chúng sinh và tự hình thành nên nền văn hóa cộng đồng mang tính Phật. Phải chăng nền văn hóa Việt cũng từ đó mà được bảo tồn vững chắc hơn, lành mạnh hơn, phát triển tốt đời đẹp đạo hơn. Hình thành nên triết lí nhân sinh sâu sắc, phù hợp với chúng sinh và đa phần nhân dân Đại Việt và có sức lan tỏa cho tới tận ngày nay.

Chúng ta có thể thấy nhà Trần đã tụ hội được một ông tướng hiển Thánh và một ông vua Phật anh minh, nhân từ. Nhờ hội đủ nhiều yếu tố cần thiết, nhà Trần không chỉ mau chóng cất đi gánh nặng củng cố ngôi nhà Phật giáo Đại Việt đã bắt đầu lộ khá rõ một số hạn chế trước đó, mà còn tạo ra một gương mặt tôn giáo mới của dân tộc đủ đặc sắc và tươi tắn, cả về lí luận và thực tiễn, đó là Phật giáo Đại Việt.. Nói cách khác, chính là nhà Trần đã biết chế tạo Phật giáo - thiền phái Trúc Lâm Yên Tử - mang bản sắc Việt Nam, trở

thành chỗ dựa tinh thần cao sáng cho toàn dân tộc, đồng thời thổi luồng sinh khí mới từ cuộc sống tâm linh của cộng đồng dân tộc và vận hội nước nhà vào đó, nên đã tạo nên được một thời kì cực thịnh quốc thái dân an.

Khi quân Nguyên - Mông xâm lấn đất nước Đại Việt, toàn thể quốc dân nhất tề hô đánh trong hội nghị Diên Hồng, bởi một lẽ tất cả con dân Việt đều có lòng yêu nước, nơi mình sinh ra và lớn lên. Bên cạnh đó tinh thần nhập thế đã ăn vào trong máu của chúng sinh. Nhập thế của thiền Trúc Lâm Yên Tử không dừng lại ở những hoạt động giới hạn trong việc tu hành như ăn chay, niệm Phật, tọa thiền, tu thiền… mà còn biểu hiện bởi những hành động thiết thực, thường nhật trong cuộc sống vì chúng sinh, có ý nghĩa, nội dung sâu sắc và rộng lớn hơn nhiều, được gọi là “hoạt Phật”, sống thiền. Đó không phải là gánh nước, bửa củi, đi, ngồi cũng là thiền nữa, mà là: đánh giặc cứu dân cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) triết lý nhân sinh của thiền phái trúc lâm yên tử và giá trị lịch sử của nó (Trang 77 - 102)