Quy mô hoạt động doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những trở ngại trong việc hình thành tổ chức nghiên cứu và triển khai trong các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 71 - 74)

I. Một số nhân tố chủ quan gây trở ngại trong việc hình thành tổ chức NC&TK trong doanh nghiệp

5. Quy mô hoạt động doanh nghiệp

Quy mô hoạt động của doanh nghiệp được xem xét là quy mô về vốn, quy mô lao động cũng như năng lực chiếm lĩnh thị trường và khả năng xuất khẩu.

Theo thống kê của VCCI (2007), hiện nay Việt Nam có gần 300.000 doanh nghiệp, trong đó các doanh nghiệp lớn chỉ chiếm hơn 3% số doanh

nghiệp nhưng thu hút tới 50% tổng số lao động và chỉ riêng 50 doanh nghiệp hàng đầu trong Bảng danh sách xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt

Nam (Danh sách VNR500) đã đóng góp tới 36,2% tổng thu ngân sách của cả

nước. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là liệu doanh nghiệp lớn của Việt Nam đã thực sự là doanh nghiệp lớn khi khá nhiều các doanh nghiệp lớn của Việt Nam chỉ ở quy mô nhỏ và vừa nếu so với chuẩn quốc tế. Chẳng hạn, theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ: doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có dưới 500 công nhân, thì trên 210 doanh nghiệp thuộc Danh sách VNR500 vẫn bị coi là doanh nghiệp nhỏ.

DNNVV chiếm tới 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam, hàng năm đóng góp khoảng 40% GDP của cả nước, thu hút khoảng 50% tổng số lao động trong doanh nghiệp và chiếm 17,46% tổng nộp ngân sách. Phân loại nhóm DNNVV này theo quy mô vốn cho thấy số lượng doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 1 tỷ đồng chiếm 41,8%, từ 1 đến 5 tỷ đồng chiếm 37,03 % và trên 5 đến 10 tỷ đồng chiếm 8,18%. Về quy mô lao động trong doanh nghiệp thì số lượng doanh nghiệp có số lao động trên 10 lao động chiếm 51,3%.

Bảng số 4: Quy mô bình quân cơ sở sản xuất công nghiệp Việt Nam năm 2005

Chỉ tiêu Đơn vị tính

Cơ sở sản xuất công nghiệp DNNN DN ngoài nhà nước Cơ sở cá thể DN FDI Lao động người 654 64 2,5 414 Vốn tỷ đồng 213,2 7,2 0,037 129,3 Tài sản cố định tỷ đồng 120,2 3,0 0,026 74,9

Trang bị tài sản cố định cho một lao động triệu đồng 183,8 46,9 10,4 180,9

(Nguồn: Công nghiệp Việt Nam 20 năm đổi mới và phát triển, NXB Thống kê)

Trong nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động NC&TK ở các doanh nghiệp lớn (Hoàng Văn Tuyên, 2007) khẳng định yếu tố quy mô hoạt động của doanh nghiệp được coi là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất tới hoạt động này. Tuy nhiên nếu xem xét chúng ở một số loại hình DNNVV hoạt động trong các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ mới hay các DNNVV dựa trên KH&CN thì yếu tố quy mô hoạt động (chủ yếu theo tiêu chí về vốn và nhân lực) chưa phải là yếu tố đóng vai trò quyết định tới tổ chức và hoạt động NC&TK trong doanh nghiệp.

Vai trò của Nhà nước là rất quan trọng trong việc đưa ra một khung khổ chính sách chung để khuyến khích và nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường NC&TK và đổi mới công nghệ. Nhà nước cần nâng cao hiệu quả của hệ thống chính sách để kích thích các doanh nghiệp đầu tư cho NC&TK, đổi mới công nghệ hướng tới khả năng tiếp cận và sử dụng các kết quả ứng dụng KH&CN mới nhất. Trước xu thế hội nhập, doanh nghiệp cần phải ý thức rằng đầu tư phát triển KH&CN không

chỉ là nghĩa vụ mà còn là một công cụ để nâng cao tính cạnh tranh, để tăng

thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và khu vực hoá đang diễn ra trên thế giới, sự phát triển của các doanh nghiệp là những nhân tố quyết định sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế của đất nước. Trong bối cảnh đó, nhiệm vụ phát triển NC&TK là một nhiệm vụ cấp bách vì sự đóng góp của các doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai ngày càng thêm

quan trọng. Sự đóng góp này cần phải được thể hiện thông qua các hoạt động trực tiếp của doanh nghiệp, trong đó hoạt động NC&TK, đổi mới công nghệ phải theo những định hướng cụ thể. Đây chính là con đường cho sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp ở nước ta.

Một số biện pháp quản lý vĩ mô được đề xuất như sau:

 Nhà nước sớm hoàn thiện hệ thống thông tin công nghệ cho các ngành

sản xuất để tránh sự trùng lặp trong công tác đăng ký đề tài/dự án nghiên cứu;

 Nhà nước có chính sách cụ thể để phát triển các tổ chức tư vấn công nghệ (hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm, đánh giá công nghệ, …)

 Tiến hành cổ phần hoá một số cơ sở NC&TK để phát huy tính sáng tạo,

tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức NC&TK;

 Sớm đưa Quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ vào hoạt động để hỗ trợ hoạt

động NC&TK và đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những trở ngại trong việc hình thành tổ chức nghiên cứu và triển khai trong các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)