Nhận thức và trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những trở ngại trong việc hình thành tổ chức nghiên cứu và triển khai trong các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 62 - 65)

I. Một số nhân tố chủ quan gây trở ngại trong việc hình thành tổ chức NC&TK trong doanh nghiệp

2. Nhận thức và trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp

Giám đốc doanh nghiệp luôn là người đóng vai trò quyết định và chi

phối mọi hoạt động của doanh nghiệp trong đó có hoạt động NC&TK. Việc

có cần thiết hình thành bộ phận NC&TK trong cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp hay lồng ghép chức năng này vào các phòng chuyên môn khác trong doanh nghiệp cũng như đầu tư cho hoạt động NC&TK ra sao đều do giám đốc doanh nghiệp quyết định. Vấn đề này phụ thuộc hoàn toàn vào tầm nhìn cũng

như nhận thức của họ về vai trò của KH&CN nói chung và NC&TK nói riêng đối với sự phát triển của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trong một cuộc điều tra về tầm nhìn và nhận thức của các giám đốc doanh nghiệp do Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tiến hành năm 2008 với sự tham gia của hơn 63.000 doanh nghiệp tại 30 tỉnh thành phía Bắc cho thấy, 55,63% số chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống, trong đó 43,3% chủ doanh nghiệp có trình độ học

vấn từ sơ cấp và phổ thông các cấp24. Cụ thể, số chủ doanh nghiệp là tiến sĩ

chỉ chiếm 0,66%, thạc sỹ 2,33%, đã tốt nghiệp đại học là 37,82%, tốt nghiệp cao đẳng chiếm 3,56%, tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp chiếm 12,33% và 43,3% là có trình độ thấp hơn.

Điều đáng chú ý là ngay trong những chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ cao đẳng và đại học trở lên thì cũng rất ít người được đào tạo về kiến thức kinh tế và quản trị doanh nghiệp. Từ kết quả cuộc điều tra này cũng cho thấy một sự khác biệt cơ bản giữa doanh nhân Việt Nam với doanh nhân các nước khác đó là trong khi chủ các doanh nghiệp trên thế giới quan tâm hàng đầu về các thông tin công nghệ và tiến bộ kỹ thuật, thị trường cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm thì doanh nhân Việt Nam lại chủ yếu quan tâm đến các thông tin về cơ chế, chính sách liên quan đến doanh nghiệp, rất ít doanh nhân quan tâm đến các thông tin về kỹ thuật và công nghệ của sản xuất.

Nhìn chung trình độ học vấn chủ doanh nghiệp là thấp. Về cơ bản đội ngũ này mới được hình thành những năm 1990 còn thiếu kinh nghiệm nhiều mặt từ kỹ năng quản lý đến hiểu biết về công nghệ và thị trường. Hầu hết, chủ

24

Theo kết quả điều tra của Tổ chức phát triển khu vực Mê Kông (MPDF) tiến hành năm 2000 với 127 doanh nghiệp tư nhân thuộc đối tượng là nhóm doanh nhân nữ cho thấy chỉ có khoảng 25% nữ chủ doanh nhân có trình độ đại học hoặc là trên đại học, trong khi có tới 32,5% chưa tốt nghiệp phổ thông trung học.

DNNVV tư nhân có trình độ học vấn thấp và thường quản lý doanh nghiệp theo kiểu gia đình truyền thống. Theo kinh nghiệm của gia đình truyền lại kết hợp với quy mô nhỏ nên mối quan tâm của họ chủ yếu tập trung vào việc khai thác các mục tiêu trước mắt, tức là các mục tiêu trong ngắn hạn mà rất ít quan tâm tới những mục tiêu dài hạn nhằm phát triển doanh nghiệp. Họ thường chỉ quan tâm tới hoạt động NC&TK và thực hiện đổi mới công nghệ

khi lợi ích của doanh nghiệp thực sự bị đe doạ. Trong quá trình tổ chức thực

hiện các hoạt động NC&TK phục vụ cho mục tiêu đổi mới công nghệ họ tỏ ra khá thụ động, thiếu hẳn một chiến lược liên kết với các viện nghiên cứu, trường đại học hợp tác đổi mới. Trong khi đó, các khoá đào tạo kỹ năng quản trị doanh nghiệp, quản lý đổi mới cho các chủ doanh nghiệp thường rất đắt và bản thân họ cũng không quan tâm nhiều tới vấn đề này. Họ thường cho rằng chỉ cần đào tạo qua thương trường là đủ. Với họ kinh nghiệm vẫn là số một.

Theo Ông Lý Đình Sơn (Phó Chủ tịch Hiệp hội DNNVV) thì để có thế thành công trong một nền kinh tế cạnh tranh cao như hiện nay, các doanh nghiệp phải thường xuyên thay đổi công nghệ, máy móc thiết bị, các phương pháp và bí quyết sản xuất. Thế nhưng, hầu hết công nghệ đang được sử dụng trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện được đánh giá là lạc hậu. Đa số những người chủ của các doanh nghiệp không có kiến thức, thông tin cũng như kinh nghiệm về những vấn đề liên quan đến lựa chọn, mua và chuyển giao công nghệ. Với nhiều người, mua công nghệ chỉ đơn giản là mua máy móc, thiết bị. Họ không quan tâm hoặc quan tâm không đầy đủ đến các yếu tố cấu thành quan trọng khác của công nghệ như phương pháp, bí quyết sản xuất. Do ảnh hưởng của tư duy sản xuất nhỏ và một phần là do thiếu vốn nên rất nhiều DNNVV đầu tư nhỏ giọt làm từng phần, mỗi năm mua thêm một số máy móc, thiết bị rồi vừa làm vừa cải tiến. Có thể nói hoạt động NC&TK

không được coi là chức năng của giới quản trị doanh nghiệp ngay tại các doanh nghiệp lớn chứ chưa nói đến các DNNVV.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những trở ngại trong việc hình thành tổ chức nghiên cứu và triển khai trong các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)