Vai trò của tổ chức NC&TK trong các doanh nghiệp lựa chọn đổi mới công nghệ thông qua kênh CGCN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những trở ngại trong việc hình thành tổ chức nghiên cứu và triển khai trong các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 40 - 43)

III. Hoạt động NC&TK và vai trò của tổ chức NC&TK trong doanh nghiệp

3. Vai trò của tổ chức NC&TK trong các doanh nghiệp lựa chọn đổi mới công nghệ thông qua kênh CGCN

đổi mới công nghệ thông qua kênh CGCN

Đổi mới công nghệ là biện pháp chủ yếu để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất và kinh doanh. Về tổng thể để đổi mới công nghệ các doanh nghiệp có hai con đường

để lựa chọn. Thứ nhất, tự đầu tư cho NC&TK của mình để tạo ra công nghệ

mà mình cần. Để tạo ra được một công nghệ tốt theo con đường này đòi hỏi năng lực của bộ phận kỹ thuật trong doanh nghiệp khá cao, tiềm lực tài chính tương đối mạnh và đội ngũ công nhân kỹ thuật được đào tạo cơ bản. Đây lại chính là các điểm yếu của các doanh nghiệp nói chung trong đó có các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Không những thế quá trình chuyển giao này lại tiềm ẩn rủi ro với mức độ khá cao và mất nhiều thời gian. Với những lý do cơ bản đó thì con đường thứ nhất không được các doanh nghiệp ở Việt Nam quan tâm nhiều, mà chủ yếu họ thường chú ý nhiều hơn vào con đường thứ hai đó là có được công nghệ mới thông qua CGCN. Tuy nhiên trên thực tế thì câu chuyện đó diễn ra như thế nào?

Điều kiện để CGCN thành công ở các nước đang phát triển: CGCN với các ưu việt của mình đã tạo những cơ hội hết sức tốt đẹp cho các nước đang phát triển nếu hoàn thành được các chuyển giao theo nghĩa làm chủ được công nghệ nhập, cải tiến và đổi mới công nghệ sau đó. Thế nhưng CGCN sẽ là một nguy cơ lớn nếu không thành công. Những khó khăn, trở ngại làm thất bại nhiều hợp đồng CGCN ở các nước đang phát triển là:

Về khách quan:

 Bản thân công nghệ vốn phức tạp, các công nghệ được coi là đối

 Công nghệ là kiến thức, do đó CGCN mang tính chất ẩn, kết quả CGCN mang tính bất định.

 Những sự khác biệt về ngôn ngữ, nền văn hoá và khoảng cách về

trình độ dẫn tới những khó khăn trong vận hành, truyền bá và thích nghi công nghệ.

Về phía bên chuyển giao:

 Động cơ của bên giao công nghệ thường khó xác định (như phụ

thuộc vào định hướng phát triển, các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, ...), trong đa số trường hợp mục tiêu duy nhất và cao nhất của bên chuyển giao thường là làm sao để thu được lợi nhuận nhiều hơn ở chính quốc. Để có lợi nhuận cao hơn họ thường cắt giảm chi phí đào tạo, làm cho bên nhận khó khăn trong việc có đủ nhân lực để có thể làm chủ công nghệ.

 Trong quá trình chuyển giao, bên chuyển giao thường lo lắng về

vấn đề sở hữu bản quyền công nghệ do các nước nhận công nghệ chuyển giao không có hệ thống pháp lý hoàn chỉnh và thường thiếu hiệu lực. Lo ngại về khả năng thu hồi vốn đầu tư do thị trường bên nhận nhỏ hẹp.

 Lo ngại về việc bên nhận chuyển giao trở thành đối thủ cạnh

tranh trong tương lai (như trường hợp CGCN sản xuất linh kiện điện tử của Nhật Bản cho Hàn Quốc và Đài Loan) do đó bên chuyển giao thường cố ý trì hoãn hoặc chỉ chuyển giao những thông tin đủ để vận hành công nghệ.

 Cơ sở hạ tầng yếu kém làm cho quá trình chuyển giao, thực hiện sử dụng công nghệ chuyển giao không đáp ứng các điều kiện kỹ thuật đòi hỏi.

 Cấu trúc hạ tầng công nghệ yếu kém (nhân lực, chính sách, văn hoá

đặc biệt là năng lực NC&TK nội bộ ) dẫn tới không có khả năng đồng hoá, tiến tới làm chủ công nghệ nhập.

 Phải đốt cháy giai đoạn trong phát triển công nghệ do thúc ép của

việc phải nhanh chóng công nghiệp hoá đi đôi với hiện đại hoá. Từ thực tế cho thấy, sau 20 năm tăng cường CGCN các nước đang phát triển trở nghèo hơn trước17. Như vậy để CGCN thành công phải có những điều kiện tối thiểu như những điều kiện về NC&TK, đó là nguồn lực về tài chính, nguồn nhân lực đủ trình độ và xây dựng được các mối liên kết cần thiết. Hay nói cách khác để thực hiện đổi mới công nghệ dù bằng con đường tự làm ra công nghệ (hoạt động NC&TK) hay thông qua CGCN thì các doanh nghiệp đều cần có đủ năng lực NC&TK nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào bên ngoài và nâng cao năng lực công nghệ trong chính doanh nghiệp.

Hộp số 1.

Hoạt động CGCN quốc tế ở Việt Nam trong nhiều năm quan nổi lên một vấn đề là các doanh nghiệp của chúng ta chưa tạo ra được một đội ngũ lao động từ công nhân kỹ thuật tới kỹ sư bậc cao đủ khả năng tiếp nhận và làm chủ công nghệ nhập khẩu với lý do cơ bản là chưa quan tâm nhiều tới các thành phần công nghệ khác ngoài phần máy móc, thiết bị mà biểu hiện rõ ràng

17

Theo thống kê của WB đầu những năm 1970, 70 nước đang phát triển vay một khoản tiền là 1770 tỷ USD (chiếm ½ tổng GDP của các nước này) để nhập công nghệ, khoản lãi của món nợi này là 180 tỷ USD/năm. Muốn có số tiền dư để trả số tiền lãi, 70 nước này phải có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân năm 9%/năm. Trên thực tế, thập kỷ 70 tốc độ tăng trưởng bình quân chỉ đạt 5,8%; sang thập kỷ 80 tăng trưởng bình quân chỉ còn 3%; 3 năm đầu thập kỷ 90 chỉ là 1%.

nhất là chưa và không có khả năng đầu tư cho hoạt động làm chủ công nghệ nhập. Kinh nghiệm thành công của Nhật Bản và Hàn Quốc cho thấy các công ty ở các quốc gia này thường đầu tư vào việc làm chủ công nghệ tương đương với việc đầu tư cho nhập khẩu công nghệ trong giai đoạn đầu .

Lê Văn Thụ , 2007

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những trở ngại trong việc hình thành tổ chức nghiên cứu và triển khai trong các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)