Trình độ của đội ngũ cán bộ kỹ thuật trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những trở ngại trong việc hình thành tổ chức nghiên cứu và triển khai trong các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 65 - 68)

I. Một số nhân tố chủ quan gây trở ngại trong việc hình thành tổ chức NC&TK trong doanh nghiệp

3. Trình độ của đội ngũ cán bộ kỹ thuật trong doanh nghiệp

Kết quả điều tra về năng lực cạnh tranh của 1.000 doanh nghiệp trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh do Sở Khoa học và Công nghệ Tp Hồ Chí Minh thực hiện năm 2000 cho thấy tình trạng thừa lao động phổ thông, thiếu công nhân lành nghề, thiếu chuyên gia kỹ thuật là rất phổ biến trong doanh nghiệp. Cụ thể, công nhân kỹ thuật lành nghề thiếu 32%, chuyên gia thiếu 27%, trong khi đó trình độ kỹ thuật của lao động còn thấp, 48,7% chưa qua đào tạo nghề hoặc chỉ có trình độ bậc 1 hoặc bậc 2. Đồng tình với nhận định này là nghiên cứu Tổng quan về cạnh tranh công nghiệp Việt Nam do UNIDO và Viện Chiến lược phát triển thực hiện năm 1999. Nghiên cứu cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu đáng kể công nhân lành nghề, kỹ thuật viên, kỹ sư và chỉ có một số rất nhỏ các nhà khoa học làm việc tại các doanh nghiệp công nghiệp.

Một trong những hạn chế bên trong chủ yếu đối với sự phát triển nói chung và đổi mới công nghệ nói riêng ở các doanh nghiệp Việt Nam là vấn đề chất lượng lao động thấp ở mọi cấp trong tổ chức. Lao động trong các doanh nghiệp thường là lao động phổ thông, ít được đào tạo, thiếu kỹ năng và trình độ văn hoá thấp, hoặc là những người mới ra trường có rất ít kinh nghiệm hoặc từ khu vực sản xuất nông nghiệp mới chuyển qua. Theo TS. Hoàng Văn

Hoa trong bài viết “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” tại hội

thảo “Hợp tác quốc tế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam” thì cả nước chỉ có 10,2% lực lượng lao động đã qua đào tạo có trình độ từ công nhân kỹ thuật trở lên. Trong số 2,5 triệu công nhân, chỉ có 4000 công nhân bậc cao (chiếm 0,2%), 36% đào tạo theo chuẩn quốc gia, 39,3% đào tạo ngắn

hạn, còn lại chưa qua đào tạo. Do đó rất nhiều nhân viên coi doanh nghiệp chỉ là trạm dừng chân và là nơi họ tích luỹ kỹ năng, kinh nghiệm trước khi có được một vị trí ở một công ty lớn. Người lao động ở Việt Nam đang dần hình thành một thói quen thích thay đổi công việc và không thích làm việc mãi ở một công ty, một doanh nghiệp. Trong khi đó chính sách quản lý nhân lực của các DNNVV lại tỏ ra khá thụ động, thiếu sức hấp dẫn và mang tính ngắn hạn, thời vụ. Tất cả điều đó làm cho các DNNVV gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút và giữ chân các chuyên gia giỏi, các nhân viên có kinh nghiệm. Điều này là một trong những trở ngại quan trọng đối với hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.

Trình độ đội ngũ lao động của doanh nghiệp còn thấp. Theo phản ánh của các doanh nghiệp thì nhân lực để tiếp nhận, lắp đặt hay vận hành thì có nhưng nhân lực để khai thác triệt để và nâng cao hiệu quả của công nghệ thì quá hiếm (Hoàng Xuân Long, 2005). Một trong những cản trở đối với quá trình đổi mới công nghệ trong khu vực DNNVV đó là khó tìm được các chuyên gia kỹ thuật có tay nghề cao trong nội bộ doanh nghiệp (Nguyễn Văn Thu, 2007).

Mặc dù giá lao động thấp được coi là lợi thế so sánh của Việt Nam, tuy nhiên, chất lượng và năng suất lao động còn rất thấp so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Điều đáng lưu ý là phần lớn lao động của Việt Nam được đào tạo tay nghề tại các doanh nghiệp chứ không phải qua hệ thống trường dậy nghề tập trung. Điều này dẫn đến chi phí đào tạo cho lao động cao nhưng trình độ tay nghề lại thấp.

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của các doanh nghiệp hàng đầu thế giới, có thể khẳng định rằng nếu không thực hiện các hoạt động NC&TK, doanh nghiệp chỉ có thể đổi mới công nghệ của mình thông qua việc chuyển giao

công nghệ (máy móc, thiết bị công nghệ) thường dưới hình thức nhập khẩu trực tiếp hay chuyển giao từ các đối tác nước ngoài trong liên doanh. Doanh nghiệp khó có thể làm chủ hoàn toàn ngay công nghệ của mình do thiếu tri thức cần thiết vốn chỉ có được thông qua các hoạt động NC&TK và sáng chế. Như vậy, doanh nghiệp nhập khẩu công nghệ sẽ bị “bẫy” hay “khoá” trong công nghệ của mình. Chính vì doanh nghiệp không có các hoạt động NC&TK, các tổ chức KH&CN, các tác nhân thuộc hệ thống đổi mới quốc gia không thể tham gia được vào quá trình học hỏi và truyền bá tri thức liên quan đến công nghệ mới, hay nói cách khác họ đã bị “khoá ngoài” (lock-out). Các doanh nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam là một ví dụ điển hình, họ sở hữu công nghệ cao nhưng không làm chủ được công nghệ và phải phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Cũng do không thực hiện hoạt động NC&TK, các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp phụ trợ không học hỏi được từ các doanh nghiệp sản xuất ô tô và do vậy không đủ năng lực cung cấp sản phẩm

thay thế cho nguyên liệu nhập khẩu.25

Trong khi đó các chiến lược, chính sách và các công cụ pháp lý dùng trong quá trình thúc đẩy tổ chức và hoạt động NC&TK trong doanh nghiệp ở nước ta hầu hết là thụ động, các hoạt động hỗ trợ cụ thể được tiến hành thông qua các biện pháp chế định, như kiểm soát và các biện pháp cưỡng chế pháp lý được thiết kế ra để đáp ứng những phát sinh cụ thể mang tính thời điểm. Đó là cách tiếp cận chỉ huy và kiểm soát nhằm bảo toàn vốn. Những công cụ kinh tế hay những chính sách hỗ trợ thúc đẩy bằng công cụ kinh tế còn được sử dụng rất ít và còn đang trong giai đoạn nghiên cứu thích nghi.

Theo nhiều chuyên gia bởi chính sách phát triển nguồn nhân lực của Chính phủ có ảnh hưởng tới hoạt động NC&TK và đổi mới công nghệ của các

25

doanh nghiệp nên trong những năm tới cần tập trung vào giải quyết các vấn đề sau:

 Đổi mới hệ thống giáo dục quốc gia với quan điểm đây là hệ thống sản

xuất và do đó phải tuân theo quy luật thị trường tức là phải đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của xã hội đồng thời đẩy mạnh xu thế xã hội hoá hoạt động giáo dục và đào tạo.

 Cần có các chính sách nhằm khắc phục tình trạng mất cân đối trong hệ

thống nhân lực KH&CN quốc gia thông qua việc ưu tiên đầu tư phát triển các trường đào tạo nghề cả về số lượng và chất lượng nhằm cung cấp cho xã hội một đội ngũ người lao động có trình độ, tay nghề tốt.

 Với hệ thống giáo dục đại học các chính sách cần tập trung vào trao quyền tự chủ nhiều hơn cho các trường và đổi mới chương trình, nội dung đào tạo theo hướng giảm bớt tính hàn lâm, tăng khả năng độc lập giải quyết các bài toán thực tiễn cho sinh viên và khả năng phối hợp nhóm kết hợp với việc cập nhật thông tin về trình độ thế giới trong mọi lĩnh vực liên quan đến ngành nghề đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những trở ngại trong việc hình thành tổ chức nghiên cứu và triển khai trong các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)