Thể chế kinh tế (tình trạng bao cấp quá dài, tính không ổn định của nền kinh tế).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những trở ngại trong việc hình thành tổ chức nghiên cứu và triển khai trong các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 75 - 77)

II. Một số nhân tố khách quan gây trở ngại trong việc hình thành tổ chức NC&TK ở doanh nghiệp

1. Thể chế kinh tế (tình trạng bao cấp quá dài, tính không ổn định của nền kinh tế).

của nền kinh tế).

Nguyên nhân kìm hãm NC&TK và đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp đã được phát hiện là chính nằm trong cơ chế quản lý kinh tế. Đổi mới công nghệ của sản xuất không phải xuất phát từ ý chí của riêng ai mà đó là nhu cầu của sự phát triển kinh tế-xã hội. Chiến lược công nghệ không có mục tiêu tự thân mà nó gắn liền với chính sách sản phẩm nhằm phục vụ mục đích cuối cùng của sản xuất trong điều kiện còn tồn tại nền sản xuất hàng hoá là lợi nhuận. Do chưa thấu hiểu những ý tưởng này trong nhiều trường hợp đã gây ra những cản trở không đáng có cho đổi mới công nghệ và NC&TK hay nói cách khác điểm cốt yếu của chính sách NC&TK và đổi mới công nghệ nằm trong các chính sách kinh tế vĩ mô (Trần Ngọc Ca, 2000).

Cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô của Việt Nam hiện không đủ làm thay đổi cơ bản hành vi của doanh nghiệp theo hướng cạnh tranh (Nguyễn Thế Hải, 2006). Thực trạng năng lực cạnh tranh thấp của các doanh nghiệp có nguyên nhân chủ quan của doanh nghiệp và có cả nguyên nhân thuộc về môi trường hoạt động của doanh nghiệp, trong đó hệ thống chính sách của Chính phủ đóng vai trò trung tâm. Nhìn chung cơ chế, chính sách của chúng ta là phức tạp, chồng chéo và không đồng bộ mà lâu nay trong cộng đồng doanh nghiệp

vẫn gọi là năm không: “không minh bạch, không nhất quán, không đồng bộ,

Một câu hỏi đặt ra là tại sao các doanh nghiệp của Việt Nam lại kém về

khả năng cạnh tranh và hội nhập như vậy?26Đó là do hoạt động NC&TK tại

các doanh nghiệp không được chú trọng, nếu không muốn nói là bị bỏ qua. Trải qua thời kỳ dài trong cơ chế quan liêu bao cấp, độc quyền nên tư tưởng “bóc ngắn, cắn dài”, “ăn sổi, ở thì”, “dựa dẫm”, … vẫn tồn tại dai dẳng trong các doanh nghiệp. Hệ quả cơ bản trong cơ chế này khiến cho sản phẩm cũ hầu như không được doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu để thay đổi mẫu mã, kiểu dáng một cách nhanh chóng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Do đó kết cấu, tính năng, chất lượng và kiểu dáng của sản phẩm hầu như không được cải tiến và điều không tránh khỏi là các sản phẩm sản xuất kém sức cạnh tranh và không bán được.

Vậy làm thế nào để đẩy mạnh được hoạt động NC&TK tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay? Để có thể đẩy mạnh hoạt động NC&TK tại các

doanh nghiệp hiện nay, cần phải có sự nỗ lực và quyết tâm từ 2 phía: doanh

nghiệp và nhà nước. Về phía doanh nghiệp: người đứng đầu các doanh

nghiệp cần phải ý thức được tầm quan trọng của việc NC&TK đối với sự tồn tại của doanh nghiệp mình. Trong môi trường cạnh tranh cao như hiện tại, nếu như một doanh nghiệp không thực hiện NC&TK để cải tiến, đổi mới sản phẩm một cách nhanh chóng và thường xuyên thì sẽ có một doanh nghiệp khác nhờ đầu tư vào NC&TK sẽ đưa ra những sản phẩm mới và thay thế thị phần sản phẩm của doanh nghiệp ngay lập tức. Vấn đề hiện nay chính là ở chỗ: ai nhanh hơn ai. Khi đã ý thức được vấn đề rồi, người chủ doanh nghiệp sẽ phải tập trung mọi nguồn lực để hình thành và đẩy mạnh hoạt động NC&TK trong doanh nghiệp mình, kể cả khi biết rằng hoạt động NC&TK là

mạo hiểm và có độ rủi ro cao. Về phía Nhà nước: với tư cách là chủ thể quản

26

Phạm Trí Trung, Đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển-Yếu tố sống còn của các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập, Tạp chí Hoạt động khoa học số tháng 2/2007

lý, Nhà nước cần phải thấy được tầm quan trọng của việc đẩy mạnh hoạt động NC&TK trong các doanh nghiệp để từ đó hoạch định ra những chính sách và những biện pháp thích hợp và thiết thực để hỗ trợ và phát triển hoạt động này trong các doanh nghiệp. Cụ thể:

Cần xây dựng hệ thống đổi mới quốc gia thực sự hữu hiệu cho những

năm trước mắt cũng như lâu dài với lộ trình chi tiết và cụ thể. Tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước để gây áp lực đòi hỏi các doanh nghiệp phải đẩy mạnh hoạt động NC&TK;

Đổi mới cơ chế quản lý KH&CN, trong đó chú trọng cơ chế đẩy mạnh

hoạt động NC&TK ở các doanh nghiệp;

Có chính sách và biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp thành lập bộ

phận NC&TK thông qua việc đào tạo nhân lực, trang bị máy móc, thiết bị nghiên cứu, thông tin, …

Tuyên truyền và nhân rộng những mô hình NC&TK tại một số doanh

nghiệp đã bước đầu thành công cho các doanh nghiệp khác tham khảo dể áp dụng cho doanh nghiệp mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những trở ngại trong việc hình thành tổ chức nghiên cứu và triển khai trong các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)