Ứng dụng ảnh viễn thám và GIS trong đánh giá biến động lớp phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng ảnh viễn thám và hệ thống thông tin địa lý xác định biến động đất đai thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 37 - 39)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.5. Ứng dụng ảnh viễn thám và GIS trong đánh giá biến động lớp phủ

ĐỘNG LỚP PHỦ

2.5.1. Khái quát về công nghệ tích hợp GIS và ảnh viễn thám

Tích hợp (Integrated) nghĩa là tập hợp, tích cóp, nhóm gọn một hoặc nhiều phần tử riêng lẻ vào cùng một diện tích. Phần diện tích này thường là một sự vật, bản, hộp, phạm vi, tấm,... được bố trí và gắn bó các phần tử thành phần sao cho được nhỏ gọn nhất.

Những kết quả ứng dụng viễn thám gần đây chỉ ra rằng giải quyết một vấn đề thực tiễn chỉ đơn thuần dựa trên tư liệu ảnh viễn thám là một việc hết sức khó khăn và trong nhiều trường hợp không thể thực hiện được. Vì vậy cần có một sự tiếp cận tổng hợp trong đó tư liệu viễn thám giữ một vai trò quan trọng và kèm

theo các thông tin truyền thông khác như số liệu quan trắc, số liệu thống kê, số liệu thực địa. Cách tiếp cận, đánh giá, quản lý tài nguyên như vậy được các nhà chuyên môn đặt tên là hệ thống thông tin địa lý.

Như vậy, tích hợp viễn thám và hệ thống thông tin địa lý là việc hợp nhất các ưu điểm của hai loại thành một thể thống nhất đồng thời tìm ra cách hạn chế của hai loại tư liệu nói trên.

2.5.2. Ứng dụng của công nghệ tích hợp ảnh viễn thám và GIS trên thế giới

Hiện nay, hệ thống thông tin địa lý đã thâm nhập một cách đáng kể vào đa số các nước trên thế giới. Việt Nam và các nước trong khu vực đã tiếp cận mạnh mẽ với các lĩnh vực công nghệ này.

Ở Việt Nam các hệ thống thông tin địa lý được sử dụng, phát triển và khai thác như ILWIS, IDRISI, ARC/INFO, MGE/INTERGAPH, WINGIS, MAPINFO … tại nhiều cơ quan:

- Bộ Tài nguyên và môi trường. - Cục Đo Đạc bản đồ quân đội.

- Viện Quy Hoạch thiết kế nông nghiệp, Viện Điều tra Quy hoạch lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn).

- Viện tư liệu địa chất.

Đối với lĩnh vực đánh giá đất người ta sử dụng các đặc tính ưu việt của hệ thống thông tin địa lý là “mô hình thuật bản đồ” (Cartographic model). Hệ thống thông tin địa lý GIS đã được đưa vào để thực hiện phân tích, đánh giá, xây dựng bản đồ thích hợp của đất cho việc canh tác cây trồng, bảo vệ chống xói mòn đất.

2.5.3. Ứng dụng của công nghệ tích hợp ảnh viễn thám và GIS ở Việt Nam

Trong những năm vừa qua Việt Nam ngày càng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu, hàng năm chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ, ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động sản xuất nông nghiệp của nhân dân. Trước tình hình đó, công tác dự báo và quản lý thiên tai đóng một vai trò quan trọng. Hiện tại vệ tinh Việt Nam mới chỉ đáp ứng phần nào nhu cầu phát triển kinh tế, thương mại. Vì vậy, Việt Nam đã và đang tiếp cận nhiều với các công nghệ viễn thám. Hiện nay, từ những ảnh viễn thám do nước ngoài và Việt Nam cung cấp kết hợp với công nghệ GIS đã ứng dụng vào công tác theo dõi, quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Sau đây là một số và ứng dụng của viễn thám và GIS ở Việt Nam:

- Xây dựng bản đồ diễn biến rừng tỷ lệ 1/100.000 ở Lâm Đồng, Nghệ An, Lai Châu (Viện Điều tra Quy hoạch rừng, 1998).

- Ứng dụng viễn thám và GIS nghiên cứu thay đổi sử dụng đất huyện Yên Châu - Tỉnh Sơn La giai đoạn 1989-2000 (Lê Thị Giang, 2001).

- Đánh giá sự biến động đất đai giai đoạn 1976-2000 huyện Con Cuông - Tỉnh Nghệ An (Trần Quốc Vinh, 2003).

- Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang (Lê Thị Giang, 2012).

- Nghiên cứu biến động sử dụng đất và mối quan hệ với lao động công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội bằng phương pháp thống kê không gian (Đinh Thị Bảo Hoa và Phú Thị Hồng, 2013).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng ảnh viễn thám và hệ thống thông tin địa lý xác định biến động đất đai thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)