Phần 4 Kết quả nghiên cứu
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Thái Bình tỉnh Thái Bình
4.1.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
4.1.4.1. Giao thông
Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành trong những năm qua hệ thống giao thông của thành phố được xây dựng tương đối hiện đại, hoàn chỉnh thuận lợi cho nhu cầu đi lại của người dân cũng như vận chuyển hàng hóa trong và ngoài tỉnh.
a. Giao thông đường bộ
Hiện nay trên địa bàn thành phố có khoảng trên 260km đường bộ, trong đó có 26,45 km đường tỉnh lộ, 78,96 km đường đô thị và 112 km đường nông thôn. Đặc biệt tuyến quốc lộ 10 và tuyến đường 10 tránh thành phố là tuyến giao thông huyết mạch của thành phố và của tỉnh.
Phía Đông Nam đến các huyện Kiến Xương, Tiền Hải là quốc lộ 39. Phía Nam đi phà Thái Hạc giao lưu với các huyện của tỉnh Nam Định là tỉnh lộ 223. Phía Tây đến các huyện Vũ Thư, cầu Tân Đệ và thành phố Nam Định là quốc lộ 10. Phía Tây Bắc tới các xã của huyện Vũ Thư và bến phà Tịnh Xuyên đi huyện Hưng Hà là đường tỉnh lộ 223. Phía đông bắc đến các huyện Đông Hưng, Thái Thụy, Quỳnh Phụ, Hưng Hà và thành phố Hải Phòng, các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên là quốc lộ 10. Thành phố Thái Bình là địa phương có mạng lưới đường giao thông cao nhất trong tỉnh (khoảng 6km đường các loại/1km2).
b. Giao thông đường thủy
Thành phố Thái Bình có hệ thống sông ngòi đa dạng, trong đó nổi bật nhất là sông Trà Lý. Đoạn chảy qua thành phố dài 11km, trên đoạn sông này có một cảng hàng hóa cho phép loại tầu thuyền khoảng 300 tấn ra vào hoạt động vận chuyển hàng hóa.
4.1.4.2. Thủy lợi
Thành phố Thái Bình có 6 con sông chính là sông Trà Lý, sông 3/2, sông Vĩnh Trà, sông Kiên Giang, sông Bạch, sông Bồ Xuyên và các con sông nhỏ như: sông PaRi, sông Kìm, sông Sa Lung … Đây là nguồn cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và đảm nhận chức năng thoát nước của thành phố. Bên cạnh đó, thành phố còn có 1,91 ha đất kênh mương, hàng năm hệ thống kênh mương này đảm bảo tưới tiêu cho 3023,3 ha đất canh tác.
Với hệ thống thủy lợi như hiện nay thành phố có thể đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, cũng như cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất công nghiệp và một phần nuôi trồng thủy sản.
4.1.4.3. Cấp - Thoát nước
a. Cấp nước
Nước sạch luôn là một trong những sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất và dịch vụ của mọi tầng lớp dân cư. Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn thời kỳ 2010-2015, đến nay thành phố Thái Bình có 3 đơn vị cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp của thành phố là: công ty cấp nước Thái Bình, công ty cấp nước Hoàng Diệu và công ty Nam Long.
Những năm qua thành phố đã có những chuyển biến tích cực trong công tác cung cấp nước sạch, các loại hình cấp nước đã được đa dạng hóa, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch chiếm 97%. Nguồn nước tuy dồi dào và đáp ứng đủ nhu cầu phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của thành phố nhưng cần phải quy hoạch tốt hơn mạng lưới đường ống cấp nước để đảm bảo nhu cầu sử dụng nước sạch trong thời gian tới.
b. Thoát nước
Hệ thống thoát nước của thành phố hiện tại là hệ thống chung gồm nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và hệ thống thoát nước mưa. Tất cả các nguồn thải trên được thu gom qua hệ thống các cống và chảy về các sông để tập trung về sông Kiến Giang. Hệ thống thoát nước của thành phố gồm 13 con sông và hệ thống các trục cống có nắp dài 76,1km, đảm bảo mật độ đường cống thoát nước chính 5,9km/km2, cơ bản đáp ứng thu gom 100% lượng nước mưa, nước thải.
4.1.4.4. Giáo dục - đào tạo
lượng dạy và học từng bước được nâng cao. Trong thời gian qua, thành phố luôn giữ vững là đơn vị dẫn đầu về chất lượng các ngành học và thành tích bồi dưỡng học sinh giỏi thi các cấp so với các đơn vị khác trong tỉnh. Quy mô và loại hình trường lớp được mở rộng và phát triển đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân, đa dạng hóa các loại hình trường lớp, giáo dục toàn diện được coi trọng và có chuyển biến, chất lượng giáo dục đại trà ổn định ở vị trí dẫn đầu, giáo dục mũi nhọn đạt kết quả đáng ghi nhận.
4.1.4.5. Cơ sở y tế
Trên địa bàn thành phố có các cơ cở y tế cấp tỉnh như: Bệnh viện Đa khoa Tỉnh; bệnh viện Phụ sản Thái Bình, bệnh việc Lao phổi Thái Bình, bệnh viện Tâm thần, bệnh viên Nhi, bệnh viện Mắt, bệnh viện Điều dưỡng Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Đa khoa trường Đại học Y. Tổng số giường bệnh khoảng 1.200 giường.
Các cơ sở y tế cấp thành phố: Bệnh viện đa khoa Thành phố, trung tâm y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống bệnh xã hội, kiểm nghiệm dược phẩm, giám định pháp y, 45 phòng khám chuyên khoa, 18 cơ sở dịch vụ y tế, 29 phòng chuẩn trị y học cổ chuyền. Tổng số giường bệnh khoảng 60 giường.
Cơ sở y tế phường xã: Có các trạm y tế, nằm phân tán trong các khu dân cư (đa số có diện tích chật hẹp khó nâng cấp mở rộng). Tổng số giường bệnh khoảng 60 giường.
4.1.4.6. Văn hóa – thông tin
Các hoạt động văn hóa ngày càng được đẩy mạnh, từng bước đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa tinh thần của nhân dân. Phong trào xây dựng làng, xã, phường văn hóa được duy trì và phát triển. Các tệ nạn xã hội tiếp tục được bài trừ. Các di tích lịch sử văn hóa được bảo tồn và nâng cấp, các lễ hội được tổ chức. Khai thác và phát huy văn hóa truyền thống, thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.
Thành phố có 29 lễ hội truyền thống, 16 di tích lịch sử văn hóa, đặc biệt quảng trường, tượng đài Nguyễn Đức Cảnh được khai thác tốt. Các công trình văn hóa như nhà văn hóa công nhân, nhà văn hóa thiếu nhi, rạp thống nhất … được cải tạo và nâng cấp.
Trên địa bàn thành phố hiện có một thư viện khoa học tổng hợp tỉnh, một thư viện thành phố, một trung tâm phát hành phim, một rạp chiếu bóng. Tuy nhiên hệ thống kỹ thuật, trang thiết bị của các cơ sở trên đã xuống cấp.
Hệ thống phát thanh truyền hình hoạt động tốt, hiệu quả cao; nhân dân thành phố được tiếp cận với các chính sách mới của Đảng và Nhà nước. Chất lượng tin bài, thời lượng phát sóng ngày càng được nâng lên phục vụ kịp thời các hoạt động chính trị của địa phương và nhu cầu của nhân dân.
4.1.4.7. Thể dục - thể thao
Các phong trào xây dựng đời sống văn hoá mới được triển khai tích cực và sôi động, đạt kết quả tốt và bước đầu đi vào nề nếp. Các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao được tổ chức sâu rộng, thiết thực góp phần khơi dậy và phát triển nhiều nét văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Một số lĩnh vực có bước phát triển tốt và chuyển biến rõ nét như hình thành một số cơ sở thể dục thể thao như: Khu liên hợp thể thao tại phường Hoàng Diệu, sân vận động, bể bơi tại phường Đề Thám, và các sân vận động, sân thể thao ở các xã, phường trên địa bàn thành phố, …
4.1.4.8. Năng lượng
Cấp điện cho thành phố được lấy từ nguồn điện quốc gia qua các trạm biến áp 110/35/0,4KV ở phía Bắc đường Trần Thái Tông, trạm 35/10/0,4KV bên đường Lý Thái Tổ.
Trên địa bàn thành phố đang quản lý 12 tuyến đường dây trung thế từ 10KV -35KV, 172 tuyến đường dây 0,4KV kể cả 05 trạm biến áp mới tiếp nhận của xã Phú Xuân nâng tổng chiều dài đường dây đang quản lý là 315,5km.
Hiện nay, thành phố đã và đang tiếp tục nâng cấp, cải tạo mạng lưới điện và các trạm biến áp trung gian, hoàn thành quy hoạch phát triển mạng lưới giai đoạn 4 đã được Tổng công ty Điện lực Việt Nam phê duyệt. Xây dựng một số trạm tại các khu công nghiệp. Thực hiện dự án di chuyển địa điểm và xây dựng mới trạm điện thành phố với thiết bị hiện đại và đường dây cáp ngầm làm đẹp cảnh quan đô thị, nâng số trạm biến áp lên gần 200 trạm.
4.1.4 9. Bưu chính - viễn thông
Hiện tại ngành bưu điện thành phố đã xây dựng các bưu cục cấp 3, các điểm bưu điện văn hóa xã phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc cho nhân dân. Các dịch vụ bưu chính được mở rộng, đa dạng như dịch vụ chuyển phát nhanh EMS, dịch vụ tiết kiệm bưu điện, dịch vụ chuyển tiền …
Bên cạnh đó bưu điện Thái Bình đã phối hợp với các công ty để mở rộng dung lượng POP, phát triển các dịch vụ thế hệ mới NGN. Các dịch vụ VoiIP,
1719, 1800, 1900, MegWan, MegVNN, ADSL được mở rộng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt hệ thống MegVNN, thuê kênh riêng đã giúp cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư thực hiện quản lý tốt số liệu, quản lý sản xuất một cách dễ dàng, nhanh chóng.
4.1.4.10. Quốc phòng và an ninh
Trong những năm qua, Đảng bộ thành phố luôn coi trọng công tác bảo vệ an ninh, quốc phòng. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc được phát triển sâu rộng, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân tham gia tích cực, có hiệu quả.
Công tác quân sự địa phương được triển khai toàn diện và đạt kết quả tốt. Nhận thức của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc được nâng lên. Công tác khám tuyển, gọi công dân nhập ngũ, chính sách hậu phương quân đội được thực hiện tốt.
Các cơ quan bảo vệ pháp luật phối hợp chặt chẽ với việc tuyên truyền giáo dục pháp luật, phát huy dân chủ, giải quyết kịp thời các khiếu nại tố cáo của công dân. Các cơ quan bảo vệ pháp luật phối hợp chặt chẽ trong việc đấu tranh phòng chống các loại tội phạm, đảm bảo xét xử đúng người đúng tội, đúng pháp luật, giữ vững kỷ cương, góp phần vững chắc ổn định tình hình.