4.3.2.4. Xây dựng bản đồ sử dụng đất năm 2010 và năm 2015
Trên thanh menu chính của ENVI chọn Classification/Post Classification/ Classification to Vector để chuyển kết quả phân loại sang định dạng vecter (.evf). Trên của sổ ảnh vector Available Vecter List chọn File/Export Active Layer to Shapefile để chuyển định dạng *evf sang *shp.
Từ kết quả giải đoán ảnh, tiến hành sử dụng các công cụ của ArcMap 10.1 để trình bày bản đồ, thêm các lớp cần thiết như lớp ranh giới, chữ đơn vị hành chính giáp ranh, tên các đơn vị hành chính trực thuộc, chỉ hướng, chú dẫn, khung bản đồ..., kết quả thu được hai bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 và năm 2015 tỷ lệ 1/70000.
Từ bản đồ sử dụng đất năm 2010 và 2015 xây dựng được, dựa vào bảng thuộc tính của mỗi layer sẽ thống kê được diện tích của mỗi loại hình sử dụng đất cho hai năm 2010 và năm 2015.
Bảng 4.9. Thống kê diện tích các loại đất Loại hình sử Loại hình sử dụng đất Năm 2010 Năm 2015 Tăng (+) Giảm (-) Diện tích (ha) Tỷ lệ Diện tích Tỷ lệ (%) (ha) (%) Đất lúa 2766,15 40,62 1847,61 27,13 -918,54 Đất cây hoa màu 251,37 3,69 178,02 2,61 -73,35 Đất sông 149,76 2,2 146,25 2,15 -3,51 Đất mặt nước 2,61 0,04 4,41 0,06 1,8 Đất xây dựng 3420,45 50,23 4485,26 65,86 1064,79 Đất khác 219,42 3,22 148,21 2,18 -71,19 Tổng 6809,76 100 6809,76 100
Bảng 4.9 cho thấy trong giai đoạn 5 năm từ năm 2010 đến năm 2015 tình hình sử dụng đất tại thành phố Thái Bình có nhiều biến động. Biến động nhiều nhất ở diện tích đất xây dựng và đất trồng lúa. Trong giai đoạn này, diện tích đất xây dựng tăng 1064,81 ha, diện tích đất trồng lúa giảm 918,54 ha. Các loại đất còn lại biến động không đáng kể.
Thu về từ tỷ lệ 1/70000 Hình 4.9. Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010
Thu về từ tỷ lệ 1/70000 Hình 4.10. Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015
4.4. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 2010 – 2015
Để xây dựng bản đồ biến động, các dữ liệu đầu vào phải thoả mãn những điều kiện sau: Tư liệu ảnh đã được xử lý giải đoán và lưu ở dạng Raster, có cùng kích thước, số hàng và số cột.
Bản đồ biến động sử dụng đất thành phố Thái Bình đoạn 2010 – 2015 được xây dựng từ hai bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 và năm 2015 bằng cách sử dụng công cụ Intersect trong hộp công cụ Arctoolbox tiến hành chồng xếp, đồng thời sử dụng các chức năng của Arcmap tiến hành biên tập. Kết quả là bản đồ biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 – 2015 của thành phố Thái Bình (hình 4.11).
4.5. ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2010 – 2015
Từ bản đồ biến động sử dụng đất tiến hành tính toán diện tích các loại đất, xác định được biến động sử dụng đất giai đoạn 2010-2015. Số liệu biến động giai đoạn 2010 – 2015 thể hiện trong bảng 4.10.
Bảng 4.10. Biến động sử dụng đất giai đoạn 2010- 2015
(Đơn vị tính: ha)
Lớp phủ Đất lúa hoa màu Đất cây Đất sông Đất mặt nước Đất xây dựng Đất khác Tổng 2015 Đất lúa 2047,15 29,88 0 1,8 817,11 69,75 1847,61 Đất cây hoa màu 0 142,74 0 0 98,64 4,59 178,02 Đất sông 0 0 146,25 0 3,51 0 146,25 Đất mặt nước 0 0 0 2,61 0 0 4,41 Đất xây dựng 0 0 0 0 3162,01 0 4485,26 Đất khác 0 0 0 0 145,55 118,26 148,21 Tổng 2010 2766,15 251,37 149,76 4,41 3420,45 219,42 6809,76 Tăng (+) 0 29,88 0 1,8 1064,81 74,34 Giảm (-) 918,54 103,23 3,51 0 0 145,55 Biến động -918,54 -73,35 -3,51 1,8 1064,81 -71,21
Thu về từ tỷ lệ 1/70000 Hình 4.11. Sơ đồ biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2015
Trong giai đoạn năm 2010 - 2015để định hướng phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể hóa các chủ trương của tỉnh và Thành phố, công tác quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố đã được thực hiện. Các đồ án quy hoạch, từ quy hoạch phân khu đến quy hoạch chi tiết xây dựng các công trình đã định hướng rõ các khu chức năng của đô thị, đáp ứng nhu cầu đầu tư xây dựng công trình, phát triển hệ thống hạ tầng đô thị. Trong đó, các công trình lớn như: Xây dựng công viên sinh thái phường Hoàng Diệu, Quảng trường Thái Bình, đền thờ Bác Hồ và tượng đài Bác Hồ với nông dân; xây dựng phân khu xã Tân Bình; xây dựng phân khu phía Nam xã Đông Hòa theo hướng đô thị hóa; xây dựng các khu đất ở mới để giao đất 5% bảo đảm an sinh xã hội; quy hoạch xây dựng khu đô thị phía Nam thành phố; quy hoạch xây dựng khu dân cư mới xã Vũ Phúc; quy hoạch xây dựng khu trung tâm y tế của tỉnh tại phường Trần Lãm...Bên cạnh đó các công trình hạ tầng đô thị thành phố Thái Bình đã được triển khai rộng khắp, từ các công trình giao thông như đường vành đai phía Nam, đường Võ Nguyên Giáp, cầu vượt sông Trà Lý, cầu Sam, cầu Kỳ Đồng đến các công trình văn hóa, xã hội, các trường học, nhà văn hóa, trạm y tế ở các phường, xã. Những công trình công cộng như công viên Kỳ Bá, Quảng trường Thái Bình hay công trình vệ sinh môi trường như dự án thu gom và xử lý nước thải cũng được Thành phố quan tâm đầu tư xây dựng.
Qua bảng 4.10 thì tổng hàng thể hiện diện tích của các loại đất năm 2010 tổng cột thể hiện diện tích của các loại đất năm 2015. Các ô chữ trên đường chéo là diện tích của các loại đất không thay đổi từ năm 2010 đến năm 2015. Các ô còn lại thể hiện sự biến động.
Như vậy, có thể nhận thấy được biến động sử dụng đất tại thành phố Thái Bình trong giai đoạn 2010 – 2015. Cụ thể đó là:
- Đất trồng lúa:
+ Diện tích đất không thay đổi: 2047,15 ha chủ yếu ở khu vực xã Vũ Lạc, xã Vũ Đông;
+ Diện tích đất tăng 0 ha.
+ Diện tích đất giảm 918,54 ha do chuyển sang các loại đất:
Chuyển sang đất trồng cây hoa màu 29,88 ha. Nguyên nhân biến động do chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang trồng cây hoa màu thuộc các khu vực như xã Vũ Phúc, xã Đông Thọ..
Chuyển sang đất xây dựng 817,11 ha. Nguyên nhân biến động do mở rộng các khu dân cư, mở mới đường vành đai phía Nam và các công trình hạ tầng khác
như xây dựng bệnh viện nhi Thái Bình phường Trần Lãm, dựng xây tượng đài Bác Hồ phường Hoàng Diệu, xây dựng khu dân cư mới xã Vũ Phúc...
Chuyển sang đất mặt nước 1,8 ha. Nguyên nhân biến động do chuyển diện tích đất cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi thủy sản khu bãi ngoài đê thuộc xã Đông Mỹ; xây dựng hồ Kỳ Bá thuộc công viên Kỳ Bá.
Chuyển sang đất khác 69,75 ha. Nguyên nhân biến động chủ yếu do các khu vực đất trồng lúa bị bỏ hoang không canh tác. Tình trạng này xảy ra chủ yếu ở các khu vực ven đô, nơi tập trung các khu, cụm công nghiệp như xã Phú Xuân, xã Tân Bình, xã Vũ Lạc...
- Đất trồng cây hoa màu:
+ Diện tích đất không thay đổi: 142,74 ha .
+ Diện tích đất tăng 29,88 ha do chuyển từ đất trồng lúa: Chuyển các vùng cấy lúa kém hiệu quả sang trồng cây rau màu (xã Tân bình, xã Vũ Chính).
+ Diện tích giảm 103,23 ha do chuyển sang các loại đất:
Chuyển sang đất xây dựng 98,64 ha để xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình, nhà ở...Biến động xảy ra chủ yếu ở các khu vực xã Tân Bình, xã Vũ Lạc, xã Vũ Phúc.
Chuyển sang đất khác 4,59 ha. Biến động xảy ra với diện tích không lớn. - Đất xây dựng:
+ Diện tích không thay đổi: 3162,01 ha
+ Diện tích tăng 1064,81 ha do chuyển từ đất trồng lúa 817,11 ha; đất cây hoa màu 98,64 ha; đất sông 3,51 ha và chuyển từ đất khác 145,55 ha. Nguyên nhân biến động do mở rộng các khu dân cư, mở mới đường vành đai phía Nam và các công trình hạ tầng khác như xây dựng bệnh viện nhi Thái Bình phường Trần Lãm, dựng xây tượng đài Bác Hồ phường Hoàng Diệu, xây dựng khu dân cư mới xã Vũ Phúc...
- Đất sông:
+ Diện tích không thay đổi: 146,25 ha + Diện tích tăng: 0,0 ha
+ Diện tích đất giảm: 3,51 ha do chuyển sang đất xây dựng. Khu vực biến động xảy ra khu vực bờ sông Trà Lý, nguyên nhân do xây dựng, nâng cấp đê, kè ven bờ sông.
- Đất mặt nước:
+ Diện tích đất không thay đổi: 2,61 ha
+ Diện tích đất tăng 1,8 ha do chuyển từ đất trồng lúa. Nguyên nhân biến động do chuyển đổi đất lúa sang nuôi trồng thủy sản và xây dựng hồ Kỳ Bá
- Đất khác:
+ Diện tích đất không thay đổi: 118,26 ha
+ Diện tích đất tăng: 74,34 ha do chuyển từ đất lúa 69,75 ha; chuyển từ đất cây hoa màu 4,59 ha. Phần lớn là các thửa ruộng bỏ hoang, không canh tác; tập trung chủ yếu ở các xã ven đô, nơi tập trung các khu, cụm công nghiệp.
+ Diện tích đất giảm 145,55 ha do chuyển sang đất xây dựng để xây dựng công trình cơ sở hạ tầng.
Trong giai đoạn 5 năm từ năm 2010 đến năm 2015 có sự biến động nhiều nhất giữa diện tích đất lúa với đất xây dựng. Diện tích đất lúa giảm 918,54 ha, diện tích đất xây dựng tăng 1064,81 ha. Nguyên nhân biến động do chuyển đất lúa sang xây dựng các công trình như nhà ở, đường xá, nhà máy, bệnh viện, tượng đài, xây dựng khu đô thị...
Các loại đất còn lại biến động diễn ra không lớn. Nguyên nhân biến động do chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố: Đất cây hoa màu – đất xây dựng; đất khác – đất xây dựng; đất trồng lúa – đất cây hoa màu... hoặc biến động do nhầm lẫn khi các đối tượng có sự tương đồng về phổ: Đất cây hoa màu – đất khác, đất sông – đất mặt nước...
4.6. NHẬN XÉT VỀ PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP VIỄN THÁM VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI
4.6.1. Ưu điểm
- Dữ liệu nhẹ, không cồng kềnh, phản ánh trung thực, khách quan bề mặt thực địa.
- Thông tin thu nhận mang tính thời sự, cập nhật liên tục do có chu kỳ lặp. Các nguồn dữ liệu mang tính thống nhất cao.
- Nguồn dữ liệu có thể tải miễn phí những ảnh viễn thám có độ phân giải trung bình.
- Việc sử dụng GIS và các tư liệu viễn thám giúp ta thực hiện việc xác định biến động đất đai dễ dàng, thuận lợi, ít chi phí hơn so với các phương pháp truyền thống.
4.6.2. Hạn chế
- Là phương pháp đòi hỏi rất cao về việc xây dựng dữ liệu ban đầu, cần có kiến thức về máy tính và yêu cầu tài chính ban đầu lớn (đối với các nguồn ảnh có độ phân giải cao thì thường có giá thành cao).
- Đồ họa trong các ứng dụng GIS khá cao đòi hỏi cấu hình máy tính mạnh dẫn đến chi phí cho trang bị, lắp đặt các thiết bị và phần mềm rất cao.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN 5.1. KẾT LUẬN
1. Thành phố Thái Bình có tổng diện tích tự nhiên theo số liệu tính toán từ ảnh vệ tinh là 6809,76ha, trong đó diện tích đất xây dựng chiếm tỷ lệ lớn, nguyên nhân do tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế - xã hội trong những năm gần đây nên diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp dần nhường chỗ cho đất phi nông nghiệp nhằm hoàn thành mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá vào năm 2020.
2. Trên cơ sở ảnh Landsat 5 tại thời điểm 2010 và ảnh Landsat 8 tại thời điểm 2015 của thành phố Thái Bình, đã xây dựng khoá giải đoán cho 6 loại hình sử dụng đất gồm: Đất lúa, đất cây hoa màu, đất sông,đất mặt nước, đất xây dựng và đất khác, làm cơ sở cho việc giải đoán ảnh viễn thám ở khu vực thành phố Thái Bình. Kết quả phân loại ảnh đạt độ chính xác cao, đáp ứng yêu cầu công tác phân loại. Độ chính xác tổng thể ảnh phân loại năm 2010 đạt 86,15%; chỉ số Kappa: 0,80 và ảnh phân loại năm 2015 là 86,44%; chỉ số Kappa: 0,81. Từ đó đã thành lập được hai bản đồ sử dụng đất năm 2010 và năm 2015
3. Đã thành lập được bản đồ biến động sử dụng đất thành phố Thái bình giai đoạn 2010 – 2015. Trong giai đoạn 2010 - 2015, diện tích đất lúa giảm 918,54 ha; diện tích đất cây hoa màu giảm 73,35 ha; diện tích đất sông giảm 3,51 ha; diện tích đất mặt nước tăng 1,8 ha, diện tích đất xây dựng tăng 1064,81 ha và diện tích đất khác giảm 71,21 ha. Xu hướng biến động là giảm diện tích đất trồng lúa, tăng diện tích đất xây dựng. Nguyên nhân biến động chủ yếu do nhu cầu về đất để phục vụ cho xây dựng, phát triển cơ ở hạ tầng, nhu cầu về nhà ở, khu vui chơi giải trí của người dân.
5.2. KIẾN NGHỊ
Do hạn chế về kinh phí nên đề tài đã sử dụng ảnh miễn phí với độ phân giải trung bình, chất lượng không cao, do đó, kết quả nhận được chưa đạt được độ chính xác cao nhất. Để đạt được độ chính xác cao hơn, nên sử dụng các loại ảnh khác có độ phân giải cao hơn.
Do hạn chế về thời gian và nguồn dữ liệu nên đề tài chỉ thành lập được bản đồ sử dụng đất trong hai năm 2010, 2015 và bản đồ biến động sử dụng đất trong
giai đoạn 5 năm 2010 – 2015. Để đạt được kết quả có giá trị cao và làm nguồn dữ liệu cho các nhà hoạch định chính sách, nên sử dụng nhiều ảnh ở nhiều thời điểm hơn nữa và thu hẹp biên độ thời gian đánh giá biến động.
Nên kết hợp nhiều phương pháp phân loại và các loại dữ liệu ảnh viễn thám khác để thực hiện giải đoán nhằm đạt được kết quả tốt hơn.
Nên mở rộng, phát triển hướng nghiên cứu ứng dụng ảnh viễn thám và GIS vào các lĩnh vực khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Đào Châu Thu và Lê Thị Giang (2004). Tìm hiểu sự thay đổi sử dụng đất nông lâm nghiệp tại huyện Yên Châu - tỉnh Sơn La qua việc sử dụng kỹ thuật giải đoán ảnh viễn thám. Tạp chí Khoa học đất. 17. tr. 169 - 174.
2. Đặng Hùng Võ và Đinh Hồng Phong (2000). Vấn đề xây dựng Hệ thống thông tin địa lý (GIS) phục vụ quản lý đa ngành cho thành phố Hồ Chí Minh. Tuyển tập các công trình khoa học. Hội nghị Khoa học Địa lý - Địa chính, Hà Nội. tr. 249 - 266. 3. Đinh Thị Bảo Hoa và Phú Thị Hồng (2013). Nghiên cứu biến động sử dụng đất và
mối quan hệ với lao động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội bằng phương pháp thống kê không gian. Hội thảo Ứng dụng GIS toàn quốc 10-2013. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
4. Lê Thị Giang (2001). Ứng dụng viễn thám và GIS nghiên cứu thay đổi sử dụng đất huyện Yên Châu - Tỉnh Sơn La giai đoạn 1989 – 2000. Luận văn Thạc sỹ. Trường Đại Học Nông Nghiệp I Hà Nội.
5. Lê Văn Khoa (2000). Đất và môi trường. NXB Giáo dục, Hà Nội.
6. Lê Đại Ngọc (2013). Tổ hợp màu để giải đoán ảnh vệ tinh Landsat 7 phục vụ hiện chỉnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1/250.000, Truy cập ngày 10/08/2015 tại http://ledaingoc.blogspot.com/2013/04/to-hop-mau-e-giai-oan-anh-ve-tinh.html 7. Lê Văn Trung (2010). Viễn thám. NXB Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí
Minh.
8. Lê Văn Trung. Ảnh hưởng của dữ liệu huấn luyện trong các thuật toán phân loại ảnh viễn thám. Trường Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.