Tổng quan về biến động đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng ảnh viễn thám và hệ thống thông tin địa lý xác định biến động đất đai thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 32)

2.4.1. Vấn đề chung về biến động đất đai

- Khái niệm biến động.

Biến động được hiểu là sự biến đổi, thay thế trạng thái này bằng trạng thái khác liên tục của sự vật, hiện tượng tồn tại trong môi trường tự nhiên và xã hội. Phát hiện biến động là quá trình nhận dạng sự biến đổi, sự khác biệt về trạng thái của sự vật, hiện tượng bằng cách quan sát chúng tại các thời điểm.

Theo Từ điển Khoa học trái đất "Biến động sử dụng đất và lớp phủ mặt đất (LUCC), được biết như biến động đất đai, đây là một thuật ngữ chung chỉ những thay đổi bề mặt lãnh thổ trái đất xảy ra do tác động của con người” (Ellis, 2010). Sherbinin (2002), cho rằng biến động sử dụng đất là nguyên nhân dẫn tới biến động lớp phủ điều đó có nghĩa là biến động lớp phủ chính là hệ quả của biến động sử dụng đất (dẫn theo Nguyễn Thu Hiền, 2014).

Ngyễn Thu Hiền (2014) nêu rõ: “Biến động sử dụng đất là sự thay đổi trạng thái tự nhiên của lớp phủ bề mặt đất gây ra bởi hành động của con người. Biến động sử dụng đất và lớp phủ đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử, chúng là hệ quả từ các hoạt động trực tiếp và gián tiếp của con người nhằm đảm bảo nhu cầu thiết yếu. Ban đầu có thể chỉ là các hoạt động đốt rừng để khai hoang mở rộng đất nông nghiệp, dẫn đến sự suy giảm rừng và thay đổi bề mặt trên trái đất. Gần đây, công nghiệp hóa đã làm gia tăng sự tập trung dân cư trong các đô thị và giảm dân cư nông thôn, kéo theo đó là khai thác quá tải trên khu vực đất màu mỡ và bỏ hoang các khu vực đất không thích hợp. Tất cả những nguyên nhân và hệ quả của các biến động này đều có thể dễ dàng nhìn thấy ở mọi nơi trên thế giới”.

Biến động đất đai là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự biến đổi môi trường như: - Mất đa dạng sinh học: Khi rừng bị chuyển thành đất nông nghiệp sẽ dẫn đến sự biến mất của các loài động thực vật.

- Biến đổi khí hậu: Biến động đất đai là nguyên nhân của việc thải khí nhà kính vào khí quyển, dẫn đến sự ấm lên của trái đất.

- Ô nhiễm và suy thoái đất: Biến động đất đai là nguyên nhân quan trọng gây nên ô nhiễm đất, nước và không khí. Hoạt động biến động lớp phủ lâu đời nhất là việc khai khẩn đất nông nghiệp, chặt gỗ và thu hoạch các nguồn sinh khối khác. Sự biến mất của lớp phủ thực vật làm tổn thương lớp thổ nhưỡng, gia tăng xói mòn do gió và nước.

2.4.2. Các phương pháp xác định biến động đất đai

2.4.2.1. Xác định biến động đất đai theo phương pháp truyền thống

Để xác định biến động đất đai qua các thời kỳ thì phương pháp thường được sử dụng và có tính chính xác là dựa vào tài liệu, số liệu như số liệu thống kê đất đai hàng năm, số liệu kiểm kê đất đai, tài liệu bản đồ hay các cuộc điều tra. Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành thống kê, so sánh số liệu qua các năm để thấy được sự biến động, thay đổi về cơ cấu các loại đất.

Các phương pháp này có ưu điểm là độ chính xác cao nhưng nhược điểm của chúng là tốn kém thời gian và kinh phí đồng thời không thể hiện được sự thay đổi sử dụng đất từ loại đất gì sang loại đất gì và diễn ra ở khu vực nào (vị trí không gian của sự thay đổi).

2.4.2.2. Xác định biến động đất đai bằng ảnh viễn thám kết hợp GIS

Bản đồ sử dụng đất và lớp phủ được thành lập bằng phương pháp phân loại tự động kết hợp với số liệu thống kê và điều tra thực địa. Phân tích không gian trong hệ thống thông tin địa lý (GIS) so sánh bản đồ ở các thời điểm tạo ra bản đồ biến động để xác định biến động sử dụng đất, lớp phủ trong từng giai đoạn cụ thể.

a. Thành lập bản đồ bằng phương pháp so sánh sau phân loại

Bản chất của phương pháp này là từ kết quả phân loại ảnh ở hai thời điểm khác nhau ta thành lập được bản đồ hiện trạng lớp phủ tại hai thời điểm đó. Sau đó chồng ghép hai bản đồ lớp phủ để xây dựng bản đồ biến động. Các bản đồ lớp phủ có thể thực hiện dưới dạng bản đồ raster.

Phương pháp so sánh sau phân loại được sử dụng rộng rãi nhất, đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện. Sau khi hai ảnh vệ tinh được nắn chỉnh hình học sẽ tiến hành phân loại độc lập để tạo thành hai bản đồ. Hai loại bản đồ này được so sánh bằng cách so sánh pixel tạo thành ma trận biến động.

Ưu điểm của phương pháp này cho biết sự thay đổi từ loại đất gì sang loại đất gì và chúng ta cũng có thể sử dụng bản đồ hiện trạng lớp phủ đã được thành lập trước đó.

Nhược điểm của phương pháp này là phải phân loại độc lập các ảnh viễn thám nên độ chính xác phụ thuộc vào độ chính xác của từng phép phân loại và thường độ chính xác không cao vì sai sót trong quá trình phân loại của từng ảnh vẫn được giữ nguyên trong bản đồ biến động.

b. Đánh giá biến động bằng phương pháp phân loiạ ảnh trực tiếp đa thời gian

Phương pháp này thực chất là chống xếp hai ảnh của hai thời kỳ với nhau thành ảnh biến động. Sau đó dựa vào ảnh biến động ta phân loại và thành lập bản đồ biến động.

Ưu điểm của phương pháp này là chỉ phải phân loại một lần nhưng nhược điểm lớn nhất của nó là rất phức tạp khi lấy mẫu vì phải lấy tất cả các mẫu biến động và không biến động. Hơn nữa ảnh hưởng của sự thay đổi theo thời gian (các mùa trong năm) và ảnh hưởng của khí quyển của ảnh ở các thời điểm khác nhau cũng không dễ được loại trừ, do đó ảnh hưởng đến độ chính xác của phương pháp. Thêm vào đó bản đồ biến động được thành lập theo phương pháp này chỉ cho ta biết được chỗ biến động và chỗ không biến động chứ không cho biết được biến động như thế nào.

c. Thành lập bản đồ biến động bằng phương pháp phân tích vecter thay đổi phổ

Khi ở trong khu vực nghiên cứu có biến động xảy ra thì nó được thể hiện bằng sự khác biệt về phổ giữa hai thời điểm trước vào sau biến động. Giả sử xác định được giá trị phổ trên hai kênh x và y tại hai thời điểm trước và sau biến động. Khi đó vector 12 chính là vector thay đổi phổ và được biểu thị bởi giá trị (khoảng cách từ 1 đến 2) và hướng thay đổi (góc β).

Hình 2.1. Vector thay đổi phổ

Trong đó: - CMpixel là giá trị của vector thay đổi phổ.

- BV i,j,k (1), BV i,j,k (2) là giá trị phổ của pixel i, kênh k của ảnh trước và sau khi xảy ra biến động.

Việc phân tích vector thay đổi được ghi thành hai tệp dữ liệu: Một tệp chứa các mã của khu vực, một tệp chứa độ lớn của các vector thay đổi phổ. Thông tin về sự thay đổi được tạo ra từ hai tệp dữ liệu đó và được thể hiện bằng màu sắc của các pixel tương ứng với các mã quy định. Trên ảnh đa phổ thay đổi này sẽ kết hợp cả hướng và giá trị vector thay đổi phổ. Sự thay đổi có xảy ra không được quyết định bởi vector thay đổi phổ có vượt ra khỏi ngưỡng quy định hay không. Giá trị ngưỡng được xác định từ kết quả thực nghiệm dựa vào các mẫu biến động và không biến động.

Phương pháp phân tích vector thay đổi phổ được ứng dụng hiệu quả trong nghiên cứu biến động rừng nhất là biến động hệ sinh thái nhất là biến động rừng ngập mặn. Nhưng nhược điểm của phương pháp này là khó xác định ngưỡng của sự biến động.

d. Thành lập bản đồ biến động bằng phương pháp số học

Trước tiên ảnh được nắn về cùng một hệ tọa độ. Sau đó dùng các biến đổi số học để tạo ra các ảnh thay đổi. Phép trừ và phép chia số học được sử dụng trong trường hợp này.

Nếu ảnh thay đổi là kết quả phép trừ của số học thì khi đó giá trị độ xám của các pixel trên ảnh thay đổi là một dãy số âm và dương. Các kết quả âm và dương biểu thị mức độ biến đổi của các vùng, còn giá trị không thể hiện sự không thay đổi. Với giá trị độ xám từ 0 – 255 thì giá trị pixel thay đổi trong khoảng từ -255 đến +255. Thông thường để tránh kết quả mang giá trị âm người ta cộng thêm một hằng số không đổi.

Công thức toán học để biểu diễn là: Dijk = BVijk(1) - BVijk(2) + c Trong đó: Dijk : Giá trị độ xám của pixel thay đổi.

BVijk(1): Giá trị độ xám của ảnh tại thời điểm 1. BVijk(2): Giá trị độ xám của ảnh tại thời điểm 2.

c: là hằng số (c = 127). i: chỉ số dòng, j: chỉ số cột.

k: kênh ảnh.

Ảnh thay đổi được tạo ra bằng cách tổ hợp giá trị độ xám theo luật phân bố chuẩn Gauss. Vị trí nào có pixel không thay đổi thì độ xám biểu diễn xung quanh giá trị trung bình, vị trí có pixel thay đổi được biểu diễn ở phần biên của đường phân bố.

Cũng tương tự như vậy nếu ảnh thay đổi được tạo ra từ phép chia số học thì giá trị của pixel trên ảnh là một tỷ số chứng tỏ ở đó có sự thay đổi, nếu bằng 1 thì không có sự thay đổi.

Giá trị giới hạn trên ảnh thay đổi (tạo ra bởi phép trừ số học) và ảnh tỷ số kênh sẽ quyết định ngưỡng giữa ranh giới sự thay đổi – không thay đổi và được biểu thị bằng biểu đồ độ xám của ảnh thay đổi.

Thông thường, độ lệch chuẩn sẽ được lựa chọn và kiểm tra theo kinh nghiệm, nhưng ngược lại, người ta thường sử dụng phương pháp thử nghiệm nhiều hơn phương pháp kinh nghiệm. Giá trị ngưỡng của sự thay đổi sẽ được xác định khi bắt gặp giá trị thay đổi trên thực tế.

Vì vậy, để xác định được ta cần hiểu rõ về khu vực nghiên cứu, thậm chí phải lựa chọn một vùng biến động và ghi lại để hiển thị vùng nghiên cứu mà người lựa chọn biết rõ. Tuy nhiên, kỹ thuật này có thể kết hợp với các kỹ thuật khác để nghiên cứu biến động và thành lập bản đồ biến động.

e. Thành lập bản đồ biến động bằng phương pháp sử dụng mạng nhị phân

Đây là một phương pháp xác định biến động rất hiệu quả. Đầu tiên, tiến hành lựa chọn để phân tích ảnh thứ nhất tại thời điểm n. Ảnh thứ 2 có thể sớm hơn ảnh thứ nhất (n-1) hoặc muộn hơn (n+1). Các ảnh đều được nắn chỉnh về cùng một hệ tọa độ.

Tiến hành phân loại ảnh thứ nhất theo phương pháp phân loại thông thường. Tiếp theo lần lượt chọn 1 trong các kênh (ví dụ kênh 3) từ hai ảnh để tạo ra các tệp dữ liệu mới, các tệp dữ liệu này sẽ được phân tích bằng các phép biến đổi số học (như tỷ số kênh, các phép cộng, trừ, nhân, chia để tạo ra sự khác nhau của ảnh hoặc phương pháp phân tích thành phần chính) để tính toán các chỉ số hoặc tạo ra một ảnh mới.

Sau đó sử dụng kỹ thuật phân ngưỡng để xác định các vùng thay đổi và không thay đổi trên ảnh mới này theo phương pháp số học. Ảnh số học sẽ được ghi lại trên một tệp “ mạng nhị phân” chỉ có hai giá trị thay đổi hoặc không thay đổi. Sau đó mạng nhị phân này được chồng phủ lên ảnh thứ hai để phân tích và chỉ ra các pixel thay đổi. Khi đó chỉ có các pixel được xác định là có sự thay đổi được phân loại trên ảnh thứ hai này. Sau đó phương pháp so sánh sau phân loại truyền thống được ứng dụng để tìm ra thông tin về biến động.

Ưu điểm của pương pháp này là giảm được sai số xác định biến động do bỏ sót hoặc nhầm lẫn và cung cấp cụ thể thông tin về sự biến động từ loại gì sang loại gì. Phương pháp này có thể phân tích được số lượng nhỏ các vùng thay đổi giữa hai thời điểm.

f. Thành lập bản đồ biến động bằng phương pháp chồng xếp ảnh sau phân loại trên bản đồ đã có

Trong một số trường hợp mà khu vực nghiên cứu đã có bản đồ hiện trạng được thành lập hoặc đã có bản đồ được số hóa thì thay vì sử dụng ảnh viễn thám ở thời điểm 1 chúng ta sử dụng các nguồn dữ liệu đã sẵn có. Tiến hành phân loại ảnh ở thời điểm thứ 2, sau đó tiến hành so sánh các pixel tương tự như phương pháp so sánh sau phân loại để tìm ra biến động và thông tin biến động.

Ưu điểm của phương pháp này là sử dụng được nguồn dữ liệu đã biết, giảm được nguồn sai số do bỏ sót hay tổng quát và biết được thông tin chi tiết về sự biến động. Hơn nữa chỉ cần phân loại độc lập ảnh ở thời điểm 2.

Nhược điểm của phương pháp này là dữ liệu số hóa không đủ độ chính xác hoặc dữ liệu bản đồ không tương thích với hệ thống phân loại.

2.5. ỨNG DỤNG ẢNH VIỄN THÁM VÀ GIS TRONG ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG LỚP PHỦ ĐỘNG LỚP PHỦ

2.5.1. Khái quát về công nghệ tích hợp GIS và ảnh viễn thám

Tích hợp (Integrated) nghĩa là tập hợp, tích cóp, nhóm gọn một hoặc nhiều phần tử riêng lẻ vào cùng một diện tích. Phần diện tích này thường là một sự vật, bản, hộp, phạm vi, tấm,... được bố trí và gắn bó các phần tử thành phần sao cho được nhỏ gọn nhất.

Những kết quả ứng dụng viễn thám gần đây chỉ ra rằng giải quyết một vấn đề thực tiễn chỉ đơn thuần dựa trên tư liệu ảnh viễn thám là một việc hết sức khó khăn và trong nhiều trường hợp không thể thực hiện được. Vì vậy cần có một sự tiếp cận tổng hợp trong đó tư liệu viễn thám giữ một vai trò quan trọng và kèm

theo các thông tin truyền thông khác như số liệu quan trắc, số liệu thống kê, số liệu thực địa. Cách tiếp cận, đánh giá, quản lý tài nguyên như vậy được các nhà chuyên môn đặt tên là hệ thống thông tin địa lý.

Như vậy, tích hợp viễn thám và hệ thống thông tin địa lý là việc hợp nhất các ưu điểm của hai loại thành một thể thống nhất đồng thời tìm ra cách hạn chế của hai loại tư liệu nói trên.

2.5.2. Ứng dụng của công nghệ tích hợp ảnh viễn thám và GIS trên thế giới

Hiện nay, hệ thống thông tin địa lý đã thâm nhập một cách đáng kể vào đa số các nước trên thế giới. Việt Nam và các nước trong khu vực đã tiếp cận mạnh mẽ với các lĩnh vực công nghệ này.

Ở Việt Nam các hệ thống thông tin địa lý được sử dụng, phát triển và khai thác như ILWIS, IDRISI, ARC/INFO, MGE/INTERGAPH, WINGIS, MAPINFO … tại nhiều cơ quan:

- Bộ Tài nguyên và môi trường. - Cục Đo Đạc bản đồ quân đội.

- Viện Quy Hoạch thiết kế nông nghiệp, Viện Điều tra Quy hoạch lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn).

- Viện tư liệu địa chất.

Đối với lĩnh vực đánh giá đất người ta sử dụng các đặc tính ưu việt của hệ thống thông tin địa lý là “mô hình thuật bản đồ” (Cartographic model). Hệ thống thông tin địa lý GIS đã được đưa vào để thực hiện phân tích, đánh giá, xây dựng bản đồ thích hợp của đất cho việc canh tác cây trồng, bảo vệ chống xói mòn đất.

2.5.3. Ứng dụng của công nghệ tích hợp ảnh viễn thám và GIS ở Việt Nam

Trong những năm vừa qua Việt Nam ngày càng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu, hàng năm chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ, ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động sản xuất nông nghiệp của nhân dân. Trước tình hình đó, công tác dự báo và quản lý thiên tai đóng một vai trò quan trọng. Hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng ảnh viễn thám và hệ thống thông tin địa lý xác định biến động đất đai thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)