Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất huyện ý yên tỉnh nam định đến năm 2020 (Trang 35 - 38)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.2.3. Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất tỉnh Nam Định

Sau khi Chính phủ phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, UBND tỉnh Nam Định đã chỉ đạo sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, đôn đốc UBND cấp huyện lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương và trình duyệt theo quy định.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cấp sau khi phê duyệt được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng UBND các cấp để cán bộ, nhân dân biết, thực hiện và giám sát việc thực hiện.

Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, các huyện, thành phố xây dựng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn (2011 - 2015). Căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp trên phê duyệt, công tác quản lý đất đai đã đi vào nề nếp; Việc giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư; Việc giao đất ở, đất nông nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định lâu dài cho hộ gia đình, cá nhân thực hiện thuận lợi.

Đến nay, 100% diện tích đất tự nhiên của tỉnh đã được phân bổ sử dụng trong Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ đầu (2011 - 2015). Kết quả đạt được cụ thể như sau (Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định, 2017):

Đất nông nghiệp: Căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất, quy hoạch các khu công nghiệp, quy hoạch đô thị, quy hoạch phát triển giao thông và quy hoạch các ngành khác đến năm 2015. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 diện đất nông nghiệp Nam Định đến năm 2015 khoảng 111.670,89 ha, đến nay thực hiện được 113.001,88 ha đạt 101,19% so với chỉ tiêu đề ra gồm một số chỉ tiêu vượt quy hoạch như đất đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây lâu năm,…

Đất phi nông nghiệp: Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đất phi nông nghiệp có xu thế tăng nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đất để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông, thủy lợi, văn hóa, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, an ninh quốc phòng và các nhu cầu khác.

Năm 2010 có 47.608,66 ha, quy hoạch đến năm 2015 là 51.816,62 ha, đến nay thực hiện được 50.690,97 ha đạt 97,83% so với chỉ tiêu đề ra. Một số loại đất thực hiện vượt chỉ tiêu đề ra như: Đất phát triển hạ tầng; đất cơ sở tôn giáo, tín ngướng; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;… Bên cạnh đó cũng có những loại đất không đạt chỉ tiêu đề ra như: Đất quốc phòng; đất an ninh; đất khu công nghiệp; đất ở;…

* Những tồn tại trong thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011-2015)

Về lập quy hoạch: Quy hoạch sử dụng đất chưa dự báo hết nhu cầu sử dụng đất cho các ngành và lĩnh vực; hoặc có dự báo nhu cầu sử dụng đất nhưng dự kiến vị trí chưa phù hợp với nhu cầu của các nhà đầu tư. Nên khi có nhà đầu tư thực hiện dự án thì phải điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất chi tiết cấp xã mới chú trọng quy hoạch khu dân cư, đất xây dựng một số công trình công cộng phúc lợi xã hội cho địa phương cơ sở mà

chưa dự báo đầy đủ đất cho các ngành, lĩnh vực của trung ương, của tỉnh và của huyện. Giải pháp thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn chung chung chưa cụ thể.

Kinh phí để lập quy hoạch theo quy định được lấy từ nguồn ngân sách của từng cấp, trong khi đó nguồn ngân sách của nhiều huyện, nhiều xã lại rất khó khăn.

Còn có sự chồng chéo giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng, quy hoạch điểm dân cư nông thôn và các quy hoạch khác.

Lực lượng cán bộ chuyên môn làm công tác quy hoạch sử dụng đất của ngành Tài nguyên và Môi trường ở các cấp còn mỏng, nên việc đôn đốc và giúp đỡ cơ sở còn hạn chế.

Nhiều huyện, thành phố; xã, phường, thị trấn, UBND các cấp chưa thực sự quan tâm đến công tác lập quy hoạch sử dụng đất, đặc biệt là chính quyền một số đô thị đã có quy hoạch xây dựng đô thị và các huyện.

Công tác lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở một số huyện, xã chưa đạt yêu cầu về chất lượng và tiến độ. Một số quy hoạch sử dụng đất còn hạn chế về tầm nhìn chiến lược, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của địa phương, phải điều chỉnh, bổ sung nhiều trong quá trình triển khai thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất huyện ý yên tỉnh nam định đến năm 2020 (Trang 35 - 38)