Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất huyện ý yên tỉnh nam định đến năm 2020 (Trang 35)

Sau khi Chính phủ phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, UBND tỉnh Nam Định đã chỉ đạo sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, đôn đốc UBND cấp huyện lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương và trình duyệt theo quy định.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cấp sau khi phê duyệt được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng UBND các cấp để cán bộ, nhân dân biết, thực hiện và giám sát việc thực hiện.

Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, các huyện, thành phố xây dựng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn (2011 - 2015). Căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp trên phê duyệt, công tác quản lý đất đai đã đi vào nề nếp; Việc giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư; Việc giao đất ở, đất nông nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định lâu dài cho hộ gia đình, cá nhân thực hiện thuận lợi.

Đến nay, 100% diện tích đất tự nhiên của tỉnh đã được phân bổ sử dụng trong Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ đầu (2011 - 2015). Kết quả đạt được cụ thể như sau (Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định, 2017):

Đất nông nghiệp: Căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất, quy hoạch các khu công nghiệp, quy hoạch đô thị, quy hoạch phát triển giao thông và quy hoạch các ngành khác đến năm 2015. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 diện đất nông nghiệp Nam Định đến năm 2015 khoảng 111.670,89 ha, đến nay thực hiện được 113.001,88 ha đạt 101,19% so với chỉ tiêu đề ra gồm một số chỉ tiêu vượt quy hoạch như đất đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây lâu năm,…

Đất phi nông nghiệp: Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đất phi nông nghiệp có xu thế tăng nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đất để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông, thủy lợi, văn hóa, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, an ninh quốc phòng và các nhu cầu khác.

Năm 2010 có 47.608,66 ha, quy hoạch đến năm 2015 là 51.816,62 ha, đến nay thực hiện được 50.690,97 ha đạt 97,83% so với chỉ tiêu đề ra. Một số loại đất thực hiện vượt chỉ tiêu đề ra như: Đất phát triển hạ tầng; đất cơ sở tôn giáo, tín ngướng; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;… Bên cạnh đó cũng có những loại đất không đạt chỉ tiêu đề ra như: Đất quốc phòng; đất an ninh; đất khu công nghiệp; đất ở;…

* Những tồn tại trong thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011-2015)

Về lập quy hoạch: Quy hoạch sử dụng đất chưa dự báo hết nhu cầu sử dụng đất cho các ngành và lĩnh vực; hoặc có dự báo nhu cầu sử dụng đất nhưng dự kiến vị trí chưa phù hợp với nhu cầu của các nhà đầu tư. Nên khi có nhà đầu tư thực hiện dự án thì phải điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất chi tiết cấp xã mới chú trọng quy hoạch khu dân cư, đất xây dựng một số công trình công cộng phúc lợi xã hội cho địa phương cơ sở mà

chưa dự báo đầy đủ đất cho các ngành, lĩnh vực của trung ương, của tỉnh và của huyện. Giải pháp thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn chung chung chưa cụ thể.

Kinh phí để lập quy hoạch theo quy định được lấy từ nguồn ngân sách của từng cấp, trong khi đó nguồn ngân sách của nhiều huyện, nhiều xã lại rất khó khăn.

Còn có sự chồng chéo giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng, quy hoạch điểm dân cư nông thôn và các quy hoạch khác.

Lực lượng cán bộ chuyên môn làm công tác quy hoạch sử dụng đất của ngành Tài nguyên và Môi trường ở các cấp còn mỏng, nên việc đôn đốc và giúp đỡ cơ sở còn hạn chế.

Nhiều huyện, thành phố; xã, phường, thị trấn, UBND các cấp chưa thực sự quan tâm đến công tác lập quy hoạch sử dụng đất, đặc biệt là chính quyền một số đô thị đã có quy hoạch xây dựng đô thị và các huyện.

Công tác lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở một số huyện, xã chưa đạt yêu cầu về chất lượng và tiến độ. Một số quy hoạch sử dụng đất còn hạn chế về tầm nhìn chiến lược, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của địa phương, phải điều chỉnh, bổ sung nhiều trong quá trình triển khai thực hiện.

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

3.1.1. Đánh giá điều iện tự nhiên, inh tế - ã hội liên quan đến sử dụng đất của huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định

- Điều kiện tự nhiên;

- Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ; - Đánh giá chung.

3.1.2 Tình hình quản lý sử dụng đất đai của huyện Ý Yên

- Tình hình quản lý đất đai (Đánh giá tình hình thực hiện 8 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai ở huyện Ý Yên tỉnh Nam Định) cụ thể:

+ Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất; + Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính; + Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch;

+ Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

+ Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; + Công tác thống kê, kiểm kê đất đai;

+ Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;

+ Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai.

- Hiện trạng sử dụng đất của huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định năm 2017 theo các nhóm đất chính sau:

+ Đất nông nghiệp; + Đất phi nông nghiệp; + Đất chưa sử dụng.

- Đánh giá chung về hiện trạng sử dụng đất năm 2017 - Biến động sử dụng đất giai đoạn (2011-2017)

3.1.3. Đánh giá ết quả thực hiện phƣơng án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Ý Yên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khái quát phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015), kế hoạch sử dụng đất năm 2016, 2017 của huyện Ý Yên;

Đánh giá thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015), kế hoạch sử dụng đất năm 2016, 2017 của huyện Ý Yên, bao gồm;

- Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015), kế hoạch sử dụng đất năm 2016, 2017 của huyện Ý Yên

- Đánh giá tình hình thực hiện các công trình, dự án.

- Đánh giá việc chuyển mục đích sử dụng đất theo kỳ kế hoạch sử dụng đất giai đoạn (2011-2015), kế hoạch sử dụng đất năm 2016, 2017 của huyện Ý Yên.

3.1.4. Đề uất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện phƣơng án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

Căn cứ vào nguyên nhân, tồn tại trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đưa ra các nhóm giải pháp.

3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Phƣơng pháp điều tra, thu thập t i liệu

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp: Tài liệu bản đồ, thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất và các yếu tố khác liên quan đến đề tài được thu thập từ các phòng ban của Sở, các sở; phòng Tài Nguyên và Môi trường, Chi cục Thống kê huyện, Hội đồng bồi thường GPMB,… của huyện và từ các các xã, thị trấn trong huyện.

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được điều tra từ phòng Tài Nguyên và Môi trường và điều tra bổ sung từ thực địa. Dựa trên những tài liệu thu thập được tiến hành điều tra, khảo sát thực địa để bổ sung, chỉnh sửa và cập nhật một số công trình, dự án thực hiện không đúng với phương án quy hoạch sử dụng đất.

3.2.2 Phƣơng pháp thống ê v phân tích số liệu

Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành phân nhóm, thống kê diện tích, công trình, dự án đã thực hiện theo quy hoạch, hoặc chưa thực hiện theo quy hoạch; tổng hợp phân tích các yếu tố tác động đến kết quả triển khai thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011-2015 và kế hoạch sử dụng đất các năm 2016, 2017.

3.2.3. Phƣơng pháp so sánh, đánh giá

Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất được đánh giá thông qua việc so sánh giữa kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất với kế hoạch đề ra khi xây dựng phương án. Các tiêu chí đánh giá gồm:

- Chỉ tiêu sử dụng đất: tỷ lệ diện tích thực hiện so với kế hoạch đề ra (tính theo đơn vị %), tỷ lệ chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

- Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất theo các công trình, dự án theo các chỉ tiêu sau:

+ Số lượng và diện tích các công trình, dự án phù hợp theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

+ Số lượng và diện tích của các công trình nằm ngoài phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

+ Số lượng và diện tích các công trình không thực hiện được theo phương án quy hoạch sử dụng đất.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA HUYỆN Ý YÊN, TỈNH NAM ĐỊNH

4.1.1. Điều iện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Ý Yên là huyện nằm ở phía Tây tỉnh Nam Định, có toạ độ địa lý từ 20013’đến 20027’ vĩ độ Bắc và từ 105055’ đến 106009’kinh độ Đông

Phía Bắc giáp huyện Thanh Liêm và huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam; Phía Nam giáp huyện Yên Khánh tỉnh Ninh Bình;

Phía Đông giáp huyện Vụ Bản và huyện Nghĩa Hưng; Phía Tây giáp thành Phố Ninh Bình tỉnh Ninh Bình.

Huyện Ý Yên nằm ở vị trí tiếp giáp với thành Phố Ninh Bình và cách trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của tỉnh là thành phố Nam Định khoảng 23 km. Đó là thị trường lớn để giao lưu, tiêu thụ hàng hoá, trao đổi kỹ thuật công nghệ, thông tin và kinh nghiệm quản lý kinh doanh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Huyện Ý Yên có khoảng 34,2 km đường quốc lộ gồm đường cao tốc cầu Giẽ Ninh Bình, đường Quốc lộ 10, đường 38B và 41,2 km đường tỉnh lộ chạy qua huyện tạo sự liên hoàn hệ thống giao thông, là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội. Hệ thống các sông lớn như sông Đào, sông Đáy chảy qua địa bàn tạo điều kiện giao lưu kinh tế với các huyện trong tỉnh và trong toàn quốc.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình huyện Ý Yên tương đối bằng phẳng tuy nhiên có những vùng cao thấp không đều tạo thành những vùng úng trũng cục bộ gây rất nhiều khó khăn trong việc sản xuất nông nghiệp (Yên Trị, Yên Khánh, Yên Phong, Yên Bình, Yên Mỹ…). Đất đai và địa hình của huyện tạo ra hệ sinh thái động, thực vật khá đa dạng, phong phú đồng thời thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội trong những năm trước mắt và lâu dài.

4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Khí hậu huyện Ý Yên mang đầy đủ những đặc điểm của tiểu khí hậu vùng đồng bằng sông Hồng, là khu vực nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông).

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 24 - 24,50°C, số tháng có nhiệt độ trung bình lớn hơn 200°C từ 6 - 7 tháng. Mùa đông, nhiệt độ trung bình là 180°C, tháng lạnh nhất là tháng 1,2 và tháng 12. Mùa hạ, nhiệt độ trung bình là 29,80°C, tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7.

- Độ ẩm: Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình năm 84 - 88%, giữa tháng có độ ẩm lớn nhất và nhỏ nhất không chênh lệch nhiều, tháng có độ ẩm cao nhất là 88% (tháng 9), thấp nhất là 79% (tháng 11,12).

- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình trong năm từ 1500 - 1597 mm, phân bố tương đối đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ của huyện. Lượng mưa phân bố không đều trong năm, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa cả năm, các tháng mưa nhiều là tháng 7, 8, 9.

1300 - 1354 giờ. Vụ hè thu có số giờ nắng cao khoảng 1100 - 1200 giờ, chiếm 80% số giờ nắng trong năm.

- Gió: Hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa, tốc độ gió trung bình cả năm là 2 - 2,3 m/s. Mùa đông hướng gió thịnh hành là gió đông bắc với tần suất 60-70%, tốc độ gió trung bình 2,4 - 2,6 m/s, những tháng cuối mùa đông, gió có xu hướng chuyển dần về phía đông. Mùa hè hướng gió thịnh hành là gió đông nam, với tần suất 50 - 70%, tốc độ gió trung bình 1,9 - 2,2 m/s, tốc độ gió cực đại (khi có bão) là 40 m/s.

- Bão: Do nằm trong vùng vịnh Bắc Bộ, nên hàng năm thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4 - 6 trận/năm.

4.1.1.4. Thuỷ văn, nguồn nước

Huyện Ý Yên có hệ thống sông ngòi khá dầy đặc với mật độ mạng lưới sông ngòi vào khoảng 0,7 - 0,9 km/km2. Mạng lưới sông ngòi cung cấp nguồn nước dồi dào cho sinh hoạt và tưới tiêu phục vụ sản xuất. Sông ngòi được phân làm hai loại, các sông chính và sông nội đồng.

Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có các tuyến sông nội đồng với tổng chiều dài khoảng 34 km, phân bố đều khắp trên địa bàn các xã theo hình xương cá, rất thuận lợi cho việc chủ động tưới tiêu, sinh hoạt dân sinh.

4.1.2. Các nguồn t i nguyên

4.1.2.1. Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Nam Định, trên địa bàn huyện Ý Yên có các loại đất chính như sau:

- Đất phù sa có tầng đốm rỉ (FLb-a): Diện tích 6507,03 ha, chiếm khoảng 26,98% diện tích tự nhiên của huyện.

- Đất phù sa glây chua (FLg-e): Diện tích 3712,44 ha, chiếm khoảng 15,39% diện tích tự nhiên của huyện.

- Đất phù sa trung tính ít chua có glây (Fle-g): Diện tích 1724,26 ha, chiếm khoảng 7,15% diện tích tự nhiên của huyện.

- Đất phù sa chua có tầng glây (FLd-g): Diện tích 1658,39 ha, chiếm khoảng 6,87% diện tích tự nhiên của huyện.

- Đất phèn tiềm tàng sâu (FLtp-2): Diện tích 857,09 ha, chiếm khoảng 3,55% diện tích tự nhiên của huyện.

- Đất phù sa glây chua (FLg-d): Diện tích 832,98 ha, chiếm khoảng 3,45% diện tích tự nhiên của huyện.

- Đất cát có đặc trưng biến đổi bão hòa (Arh-g2): Diện tích 689,63 ha, chiếm khoảng 2,86% diện tích tự nhiên của huyện.

- Đất phù sa trung tính ít chua cơ giới trung bình (Fle-si): Diện tích 543,13 ha, chiếm khoảng 2,25% diện tích tự nhiên của huyện.

- Đất glây chua đọng nước tự nhiên (GLd-st): Diện tích 432,16 ha, chiếm khoảng 1,79% diện tích tự nhiên của huyện.

- Đất xám Ferralit điển hình (Acf-h): Diện tích 210,65 ha, chiếm khoảng 0,86% diện tích tự nhiên của huyện.

4.1.2.2. Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Do hệ thống các sông, hồ, mương máng và nguồn nước mưa cung cấp.

- Nguồn nước ngầm: Khai thác phổ biến ở độ sâu từ 40 - 120 m, ngoài ra (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất huyện ý yên tỉnh nam định đến năm 2020 (Trang 35)