Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất của một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất huyện ý yên tỉnh nam định đến năm 2020 (Trang 30)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.2.1. Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất của một số nước trên thế giới

thế giới

và quản lý đất đai. Quy hoạch thực sự trở thành một công cụ không thể thiếu và rất đắc lực cho quản lý hành chính cũng như quản lý đất đai. Tùy theo chế độ chính trị, chế độ kinh tế, xã hội, tùy theo những điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của mỗi nước mà quy hoạch có những hình thức, đặc điểm, mức độ khác nhau.

Công tác quy hoạch sử dụng đất đai trên thế giới đã được tiến hành từ nhiều năm trước đây, nên họ có nhiều kinh nghiệm quý báu và ngày càng được chú trọng. Quy hoạch sử dụng đất đai hiện đại hiện nay có thể thấy rất rõ như ở khu vực Đông Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,…) và một số nước như: Công hoà liên bang Đức, Nga, …(Nguyễn Kim Sơn, 2000).

Quy hoạch sử dụng đất ở Trung Quốc

Trung Quốc coi trọng việc phát triển kinh tế - xã hội bền vững, công tác bảo vệ môi trường luôn được quan tâm lồng ghép và thực hiện đồng thời với phát triển kinh tế - xã hội. Trong kế hoạch hàng năm, kế hoạch dài hạn của Nhà nước, của các địa phương đều được dành một phần hoặc một chương mục riêng về phương hướng, nhiệm vụ và biện pháp để phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sử dụng tiết kiệm và hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là tài nguyên đất. Đến nay Trung Quốc đã tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất từ tổng thể đến chi tiết cho các vùng và địa phương theo hướng phân vùng chức năng (khoanh định sử dụng đất cho các mục đích) gắn với nhiệm vụ bảo vệ môi trường.

Để quy hoạch tổng thể phù hợp với phân vùng chức năng, các quy định liên quan của pháp luật Trung Quốc đã yêu cầu mọi hoạt động phát triển các nguồn tài nguyên phải nhất quán với phân vùng chức năng.

Quy hoạch sử dụng đất ở Cộng hoà liên bang Đức

Ở Cộng hoà Liên bang Đức, vị trí của quy hoạch sử dụng đất được xác định trong hệ thống quy hoạch phát triển không gian (theo 4 cấp): Liên bang, vùng, tiểu vùng và đô thị. Trong đó, quy hoạch sử dụng đất được gắn liền với quy hoạch phát triển không gian ở cấp đô thị.

Trong quy hoạch sử dụng đất ở Cộng hoà Liên bang Đức, cơ cấu sử dụng đất: Đất nông nghiệp và lâm nghiệp vẫn là chủ yếu, chiếm khoảng 85% tổng diện tích; diện tích mặt nước, đất hoang là 3%; đất làm nhà ở, địa điểm làm việc, giao thông và cơ sở hạ tầng cung cấp dịch vụ cho dân chúng và nền kinh tế - gọi chung là đất ở và đất giao thông chiếm khoảng 12% tổng diện tích toàn Liên bang. Tuy nhiên, cũng giống như bất kỳ quốc gia công nghiệp nào có mật độ dân

số cao, diện tích đất ở và giao thông ở Đức đang ngày càng gia tăng. Diện tích đất giao thông tăng đặc biệt cao từ trước tới giữa thập kỷ 80, trong khi đó, diện tích nhà chủ yếu tăng trong hai thập kỷ vừa qua, đặc biệt là đất dành làm địa điểm làm việc như thương mại, dịch vụ, quản lý hành chính phát triển một cách không cân đối. Quá trình ngoại ô hoá liên tục và tốn kém về đất đai cũng góp phần quan trọng vào thực tế này.

Quy hoạch sử dụng đất ở Cộng hoà liên bang Nga

Quy hoạch sử dụng đất đai ở Cộng hòa Liên bang Nga chú trọng việc tổ chức lãnh thổ, các biện pháp bảo vệ và sử dụng đất với các nông trang và các đơn vị sử dụng đất nông nghiệp. Quy hoạch sử dụng đất của Nga được chia thành hai cấp: quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết.

Quy hoạch chi tiết với mục tiêu cơ bản là tổ chức sản xuất lãnh thổ trong các xí nghiệp hàng đầu về sản xuất nông nghiệp như các nông trang, nông trường. Nhiệm vụ cơ bản của quy hoạch chi tiết là tạo ra những hình thức tổ chức lãnh thổ sao cho đảm bảo một cách đầy đủ, hợp lý, hiệu quả việc sử dụng từng khoanh đất cũng như tạo ra những điều kiện cần thiết để làm tăng tính khoa học của việc tổ chức lao động, việc sử dụng những trang thiết bị sản xuất với mục đích là tiết kiệm thời gian và tài nguyên.

Quy hoạch chi tiết đưa ra phương án sử dụng đất nhằm bảo vệ và khôi phục độ phì của đất, ngăn chặn hiện tượng xói mòn đất, ngăn chặn việc sử dụng đất không hiệu quả, làm tăng điều kiện lao động, điều kiện sinh hoạt, điều kiện nghỉ ngơi của người dân.

2.2.2. Tình hình thực hiện quy hoạch, ế hoạch sử dụng đất ở Việt Nam

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được “luật hóa” và bắt đầu được triển khai chính thức từ Luật đất đai năm 1987. Trong 25 năm qua, các quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không ngừng được bổ sung, hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý ngày càng đầy đủ hơn để triển khai thực hiện, phục vụ kịp thời những yêu cầu khác nhau của từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Cùng với sự phát triển của Luật Đất đai thì công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cũng từng bước được bổ sung, hoàn thiện. Chặng đường 20 năm công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tương ứng với ba giai đoạn của Luật Đất đai: Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 và Luật Đất đai năm

2013 để cùng nhau đánh giá vai trò, vị trí và tầm quan trọng của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

2.2.2.1. Giai đoạn từ Luật Đất đai năm 1993 đến Luật Đất đai năm 2003

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định tại Điều 16, Điều 17 và Điều 18 Luật Đất đai 1993. Trên cơ sở đó, Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã ban hành một số văn bản về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, như: Quyết định số 657/QĐ-ĐC ngày 28 tháng 10 năm 1995 quy định về định mức lao động và giá điều tra quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trong đó quy định trình tự nội dung lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Công văn số 1814/CV-TCĐC ngày 12 tháng 10 năm 1998 hướng dẫn chi tiết việc triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ hành chính các cấp.

Thời kỳ này, nội dung quy hoạch sử dụng đất được quy định rõ trong Luật Đất đai 1993: “Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã góp phần đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Thông qua QHSDĐ, Nhà nước thực hiện quyền định đoạt về đất đai, nắm được quỹ đất đai đến từng loại, bảo đảm cơ sở pháp lý cho việc giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, gắn chuyển mục đích sử dụng đất với mục tiêu phát triển KT- XH, có cơ sở để điều chỉnh chính sách đất đai tại mỗi địa phương, chủ động giành quỹ đất hợp lý cho phát triển các nghành, các lĩnh vực, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vừa đảm bảo ổn định các mục tiêu xã hội vừa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại đất nước. Từng bước chủ ộng dành quỹ đất hợp lý cho xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội, phát triển kết cấu hạ tầng cho công nghiệp, dịch vụ, đô thị” (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 1993) nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2001 - 2010.

Ngày 01 tháng 10 năm 2001 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 68/2001/NĐ-CP về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy định về lập, xét duyệt và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Trên cơ sở đó, ngày 01 tháng 11 năm 2001, Tổng cục Địa chính ban hành Thông tư số 1842/2001/TT-TCĐC, Quyết định số 424a/2001/QĐ-TCĐC và Quyết định số 424b/2001/QĐ-TCĐC quy định về nội dung và hệ thống biểu mẫu lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

2.2.2.2. Giai đoạn từ Luật Đất đai năm 2003 đến Luật Đất đai năm 2013

Để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước và những yêu cầu cấp bách của công tác quản lý đất đai trong tình hình mới, tại kỳ họp thứ tư Quốc

hội khoá XI đã thông qua Luật Đất đai năm 2003. Trong đó đã dành hẳn 10 điều (từ điều 21 đến điều 30) để quy định về nguyên tắc, căn cứ, nội dung, thẩm quyền quyết định xét duyệt quy hoạch, kế hoạch và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2003).

Luật Đất đai năm 2003 ra đời trên cơ sở đó Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai có liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, như: Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai; Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 để hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Quyết định số 04/2005/QĐ- BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2005 quy định về quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Quyết định số 10/2005/QĐ-BTNMT ngày 25 tháng 10 năm 2005 quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Nhằm hoàn thiện hơn các quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nâng cao chất lượng của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, phù hợp với yêu cầu phát triển KT - XH trong tình hình mới, ngày 13 tháng 8 năm 2009 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/2009/NĐ-CP, trong đó quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất. Trên cơ sở đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Thông tư số 06/2010/TT-BTNMT quy định định mức kinh tế - kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; và Thông tư số 13/2011/TT-BTNMT quy định về ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn này nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2011 - 2020; mục tiêu của Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2011 - 2020 là “Quản lý chặt chẽ tài nguyên đất đai theo quy hoạch, kế hoạch và pháp luật; đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả. Bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đảm bảo phát triển bền vững. Phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực về đất đai đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước.

2.2.2.3. Giai đoạn từ Luật Đất đai năm 2013 đến nay

Những nội dung đổi mới trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong pháp luật đất đai 2013 được nghiên cứu thể hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31 tháng 10 năm 2012 Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Theo tinh thần đó, các quy định về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong pháp luật đất đai 2013 đã được nghiên cứu thể hiện đầy đủ nhất, hoàn thiện nhất từ trước tới nay.

Luật Đất đai năm 2013 đã dành toàn bộ Chương IV với 17 điều (từ Điều 35 đến Điều 51) quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; đồng thời Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai đã dành toàn bộ Chương III với 06 điều, quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Ngày 02 tháng 6 năm 2014 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 29/2014/TT- BTNMT quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Cùng với quá trình hoàn thiện pháp luật đất đai, quy định về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ngày càng được bổ sung, hoàn thiện, cụ thể hóa. Do vậy, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã có những bước tiến rõ rệt và đạt được những kết quả tích cực, đáp ứng kịp thời những yêu cầu khác nhau của từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần quản lý nhà nước về đất đai hiệu quả để sử dụng nguồn tài nguyên đất đai hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường sinh thái.

2.2.3. Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất tỉnh Nam Định

Sau khi Chính phủ phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, UBND tỉnh Nam Định đã chỉ đạo sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, đôn đốc UBND cấp huyện lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương và trình duyệt theo quy định.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cấp sau khi phê duyệt được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng UBND các cấp để cán bộ, nhân dân biết, thực hiện và giám sát việc thực hiện.

Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, các huyện, thành phố xây dựng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn (2011 - 2015). Căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp trên phê duyệt, công tác quản lý đất đai đã đi vào nề nếp; Việc giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư; Việc giao đất ở, đất nông nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định lâu dài cho hộ gia đình, cá nhân thực hiện thuận lợi.

Đến nay, 100% diện tích đất tự nhiên của tỉnh đã được phân bổ sử dụng trong Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ đầu (2011 - 2015). Kết quả đạt được cụ thể như sau (Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định, 2017):

Đất nông nghiệp: Căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất, quy hoạch các khu công nghiệp, quy hoạch đô thị, quy hoạch phát triển giao thông và quy hoạch các ngành khác đến năm 2015. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 diện đất nông nghiệp Nam Định đến năm 2015 khoảng 111.670,89 ha, đến nay thực hiện được 113.001,88 ha đạt 101,19% so với chỉ tiêu đề ra gồm một số chỉ tiêu vượt quy hoạch như đất đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây lâu năm,…

Đất phi nông nghiệp: Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đất phi nông nghiệp có xu thế tăng nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đất để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông, thủy lợi, văn hóa, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, an ninh quốc phòng và các nhu cầu khác.

Năm 2010 có 47.608,66 ha, quy hoạch đến năm 2015 là 51.816,62 ha, đến nay thực hiện được 50.690,97 ha đạt 97,83% so với chỉ tiêu đề ra. Một số loại đất thực hiện vượt chỉ tiêu đề ra như: Đất phát triển hạ tầng; đất cơ sở tôn giáo, tín ngướng; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;… Bên cạnh đó cũng có những loại đất không đạt chỉ tiêu đề ra như: Đất quốc phòng; đất an ninh; đất khu công nghiệp; đất ở;…

* Những tồn tại trong thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011-2015)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất huyện ý yên tỉnh nam định đến năm 2020 (Trang 30)