Giải pháp về quy hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất huyện ý yên tỉnh nam định đến năm 2020 (Trang 90 - 92)

Rà soát, xác định rõ chỉ tiêu về diện tích đất trồng lúa cần bảo vệ, xác định ranh giới, cắm mốc giao cho Uỷ ban nhân dân xã chịu trách nhiệm quản lý.

Cần đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng công tác lập quy hoạch, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch theo kế hoạch hàng năm. Xử phạt nghiêm đối với việc vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.

Khi lập quy hoạch cần giải quyết hài hòa và thích hợp được tất cả lợi ích của các chủ thể: Nhà nước, người dân, nhà đầu tư; cần tranh thủ tham vấn ý kiến rộng rãi của cộng đồng, đặc biệt là của người dân sở tại và các nhà khoa học trước khi xét duyệt phương án quy hoạch.

Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải thống nhất chặt chẽ từ huyện đến các xã, thị trấn, đảm bảo, đúng tiến độ và đúng mục đích sử dụng đất được duyệt nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn huyện.

Để nâng cao chất lượng quy hoạch sử dụng đất, cần xác định rõ đặc thù của quy hoạch sử dụng đất đô thị, xây dựng phương pháp và nội dung riêng cho quy hoạch sử dụng đất đô thị.

yếu tố tham chiếu như: dân số, tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa, hướng phát triển của các ngành, lĩnh vực và xu thế thời đại,… Với mỗi một yếu tố biến đổi sẽ kèm theo những phương án được xây dựng (phương án thấp, phương án trung bình, phương án cao). Như vậy sẽ có nhiều phương án để lựa chọn.

Cần nghiên cứu, lựa chọn những chỉ tiêu, loại đất phù hợp, không quá đi vào chi tiết từng công trình, dự án cụ thể. Mục tiêu quy hoạch sử dụng đất là phải xác lập được trật tự sử dụng đất trong một thời gian dài. Vì vậy, để đảm bảo tính ổn định tương đối của phương án quy hoạch cũng như tính điều tiết vĩ mô trong phương án quy hoạch cần:

+ Xác định được mục tiêu, định hướng phát triển, tính chất đô thị, quy mô diện tích và hướng mở rộng của huyện theo những dự báo cho cả thời kỳ dài từ 20 - 50 năm.

+ Khoanh định và xác định chức năng của những khu vực có sử dụng đất với quy mô lớn, dễ gây xáo trộn; xác định những khu vực dự kiến phát triển, khu vực cần bảo vệ,… Trên cơ sở đó thiết lập ranh giới đỏ cho một số sử dụng đất chính như: Khu vực phát triển công nghiệp, khu đô thị, khu hành chính, khu tái định cư, khu dân cư cải tạo; khu dân cư công nghiệp; khu vực phát triển văn hóa thể thao, vui chơi giải trí và dịch vụ (có quy mô lớn); các khu vực cần bảo vệ, tôn tạo; khu vực trồng lúa; khu vực chuyển đổi nông nghiệp; khu vực dự phòng;…

+ Xây dựng quy hoạch hệ thống giao thông then chốt như trục vành đai, trục xương cá,…; xác định chỉ giới đỏ cho những tuyến giao thông đó;

+ Xây dựng quy chế sử dụng đất cho từng khu, bao gồm những quy định chung, quy định riêng, những khuyến cáo. Trong mỗi khu vực, có thể sẽ thực hiện bước tiếp theo là xây dựng quy hoạch chi tiết cho khu vực đó.

Tạo cơ hội cho người dân được tiếp cận và tham gia ngay từ khâu lập quy hoạch. Có thể người dân tham gia bằng cách gửi thư góp ý qua các hòm thư điện tử hoặc chính quyền huyện tổ chức lấy ý kiến trực tiếp. Trên cơ sở đó, các cơ quan chức năng sẽ tiếp thu ý kiến trong quá trình xây dựng dự án.

Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý về sử dụng đất, tiềm năng đất đai và các công cụ phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường khi xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đó.

tâm khôi phục các ngành nghề truyền thống, quy hoạch đất dịch vụ liền kề các khu công nghiệp; đồng thời chủ động xây dựng kế hoạch hỗ trợ hay dậy nghề và tạo việc làm, cho vay vốn giải quyết việc làm từ dự án dạy nghề cho lao động nông thôn và cho người lao động bị thu hồi đất ngay trong quá trình xây dựng quy hoạch; mở rộng ngành nghề đào tạo phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện.

Cần làm sáng tỏ khái niệm về quy hoạch với kế hoạch sử dụng đất cũng như mối quan hệ giữa quy hoạch với kế hoạch sử dụng đất để tránh những nhầm lẫn dẫn đến những hiểu lầm về quy hoạch “treo’’. Quy hoạch chỉ xác lập về mặt không gian, còn kế hoạch phải gắn liền với thời gian, lộ trình, tài chính thực hiện. Sau khi quy hoạch được công bố, hàng năm căn cứ vào khả năng tài chính, nhu cầu phát triển, các ngành, lĩnh vực sẽ lập kế hoạch xây dựng các công trình, dự án cụ thể phù hợp với quy hoạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất huyện ý yên tỉnh nam định đến năm 2020 (Trang 90 - 92)