Tầm quan trọng của xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nông dân tỉnh nam định trong xây dựng nông thôn mới hiện nay (Trang 28 - 31)

1.2. XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở VIỆT NAM

1.2.2. Tầm quan trọng của xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

Việt Nam là một đất nước nông nghiệp, có thể nói vấn đề xây dựng NTM là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và an ninh, quốc phòng. Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa hết sức to lớn của công cuộc xây dựng NTM, Đảng ta chỉ rõ: "Xây dựng NTM có kinh tế phát triển, có đời sống văn hóa phong phú, lành mạnh, có cơ sở hạ tầng vật chất và xã hội đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của nông dân, có hệ thống chính trị vững mạnh, phát huy dân chủ, đảm bảo công bằng xã hội. Tăng cường đoàn kết và ổn định chính trị nông thôn, giữ vững trật tự xã hội, củng cố vững chắc quốc phòng an ninh" [18]. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) Đảng ta khẳng định xây dựng NTM là một nhiệm vụ quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng đã nêu rõ phương hướng, nhiệm vụ của xây dựng NTM đến năm 2020 là: Tiếp tục triển khai chương trình xây dựng NTM phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn, giữ gìn và

phát huy nét văn hóa bản sắc của nông thôn Việt Nam. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII Đảng ta tiếp tục khẳng định: "Tập trung thực hiện hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu đến năm 2020 khoảng 40 - 50% số xã đạt chuẩn NTM. Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách và tiêu chí xây dựng NTM phù hợp với đặc thù từng vùng". [25, tr.281]

Nông thôn nước ta là khu vực rộng lớn và đông dân nhất, đa dạng về thành phần tộc người, về văn hóa, là nơi bảo tồn, lưu giữ các phong tục, tập quán của cộng đồng, là nơi sản xuất quan trọng, làm ra các sản phẩm cần thiết cho cuộc sống con người. Trong xu thế phát triển hiện nay, không thể có một nước công nghiệp nếu nông nghiệp, nông thôn còn lạc hậu và đời sống của người nông dân còn thấp. Vì vậy, xây dựng NTM được Đảng và Nhà nước Việt Nam cho là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Đồng thời, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần cho người dân sinh sống trên địa bàn nông thôn.

Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM là chương trình mang tính tổng hợp, sâu, rộng, có nội dung toàn diện; bao gồm tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, an ninh - quốc phòng. Mục tiêu chung của chương trình được Đảng ta xác định là: xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Nội dung chính của Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM là: xây dựng, tổ chức cuộc sống của dân cư nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại, giữ gìn bản sắc văn hóa và môi trường sinh thái gắn với phát triển đô thị, thị trấn, thị tứ.

Xây dựng NTM là một cuộc cách mạng và là cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời

sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. Xây dựng NTM là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị. NTM không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp. Xây dựng NTM giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh. Việc xây dựng NTM nhằm phục vụ yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Sau 30 năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, nhiều thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế: nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chuyển giao KHCN và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế.

Nông nghiệp, nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng như giao thông, thủy lợi, trường học... còn yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm. Đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị còn lớn, làm phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc. Do kết cấu hạ tầng nội thôn (điện, đường, trường, trạm còn nhiều yếu kém, vừa thiếu, vừa không đồng bộ); nhiều hạng mục công trình đã xuống cấp, tỷ lệ giao thông nông thôn được cứng hoá thấp; giao thông nội đồng ít được quan tâm đầu tư; hệ thống thuỷ lợi cần được đầu tư nâng cấp; chất lượng lưới điện nông thôn chưa thực sự an toàn; cơ sở vật chất về giáo dục, y tế, văn hoá còn hạn chế, mạng lưới chợ nông thôn chưa được đầu tư đồng bộ, trụ sở xã nhiều nơi xuống cấp. Mặt bằng để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn đạt chuẩn quốc gia rất khó khăn, dân cư phân bố rải rác, kinh tế hộ kém phát triển. Do sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, bảo quản chế biến còn hạn chế, chưa gắn chế biến với thị trường tiêu thụ sản phẩm; chất lượng nông sản chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng KH-CN trong nông nghiệp còn chậm, tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp còn thấp; cơ giới hoá chưa đồng bộ. Do thu nhập của nông dân thấp; số lượng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn còn ít; sự liên kết giữa người sản xuất và các thành phần kinh tế khác ở khu vực nông thôn chưa chặt chẽ. Kinh tế hộ, kinh tế trang trại, hợp tác xã còn nhiều yếu kém. Tỷ lệ lao động nông

nghiệp còn cao, cơ hội có việc làm mới tại địa phương không nhiều, tỷ lệ lao động nông lâm nghiệp qua đào tạo thấp; tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Do đời sống tinh thần của nhân dân còn hạn chế, nhiều nét văn hoá truyền thống đang có nguy cơ mai một (tiếng nói, phong tục, trang phục...); nhà ở dân cư nông thôn vẫn còn nhiều nhà tạm,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nông dân tỉnh nam định trong xây dựng nông thôn mới hiện nay (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)