Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nông dân tỉnh nam định trong xây dựng nông thôn mới hiện nay (Trang 38 - 42)

2.1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH NAM ĐỊNH

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế-xã hội

* Điều kiện tự nhiên

Nam Định xưa thời thuộc Hán thuộc quận Giao Chỉ, thời Trần thuộc phủ Thiên Trường và phủ Kiến Hưng, thời thuộc Minh thuộc phủ Phụng Hoá và phủ Kiến Bình, thời Lê sơ thuộc Nam Đạo. Đến đầu thế kỷ XIX thuộc phủ Thiên Trường và phủ Nghĩa Hưng. Khi Pháp vào đặt tên là tỉnh Nam Định, địa giới tương đương với hiện nay. Sau cách mạng Tháng Tám (1945) địa giới tỉnh Nam Định có nhiều thay đổi: năm 1965 sát nhập hai tỉnh Hà Nam và Nam Định thành một đơn vị hành chính mới lấy tên là tỉnh Nam Hà; năm 1975 hợp nhất hai tỉnh Nam Hà và Ninh Bình thành một tỉnh lấy tên là Hà Nam Ninh; năm 1991 chia tỉnh Hà Nam Ninh thành hai tỉnh Nam Hà và Ninh Bình, năm 1996 tách tỉnh Nam Hà thành hai tỉnh Nam Định và Hà Nam. Tỉnh Nam Định được tái lập với thành phố Nam Định và các huyện Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực Ninh, Vụ Bản, Ý Yên, Nghĩa Hưng, Xuân Trường, Giao Thuỷ, Hải Hậu.

Về vị trí địa lý, Nam Định là một tỉnh ven biển phía nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, tọa độ địa lý từ 19055 đến 20016 vĩ độ bắc và 106033 kinh độ đông. Phía Đông giáp tỉnh Thái Bình (Thành phố Nam Định, các huyện Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thủy lấy sông Hồng làm ranh giới tự nhiên, từ xã Mỹ Trung huyện Mỹ Lộc đến xã Giao Thiện huyện Giao Thủy); phía Tây giáp tỉnh Ninh Bình (các huyện Ý Yên, Nghĩa Hưng lấy sông Đáy làm ranh giới tự nhiên, từ xã Yên Phương huyện Ý Yên đến xã Nam Điền huyện Nghĩa Hưng; phía Nam và phía Đông nam giáp biển Đông (các huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, từ xã Giao Thiện huyện Giao Thuỷ đến xã Nam Điền huyện Nghĩa Hưng); phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam (các huyện Mỹ Lộc, Vụ Bản, Ý Yên). Xã cực bắc Nam Định là Mỹ Hà - Mỹ Lộc, xã cực nam là Nam

Điền - Nghĩa Hưng, xã cực đông là Giao Thiện - Giao Thuỷ và xã cực tây là Yên Thọ - Ý Yên. Diện tích tự nhiên của tỉnh Nam Định là 1637.4 km2 bằng khoảng 0,5 % diện tích tự nhiên của cả nước, đứng hàng thứ 50 về diện tích trong số 64 tỉnh, thành toàn quốc. So với 11 tỉnh thành vùng đồng bằng bắc bộ, diện tích tự nhiên tỉnh Nam Định đứng thứ nhất.

Tỉnh Nam Định là một trong ba đỉnh của tam giác châu, cũng là tam giác phát triển của đồng bằng sông Hồng, một vùng đông dân và trù phú nhất ở miền Bắc Việt Nam. Vị trí Đông nam châu thổ sông Hồng nói lên tầm quan trọng của Nam Định trong dòng trao đổi giữa nội địa châu thổ sông Hồng và vùng duyên hải; giữa nội địa và duyên hải châu thổ sông Hồng với nội địa và duyên hải Bắc Trung Bộ, vì Bắc Trung Bộ có quan hệ với Bắc Bộ cả về tự nhiên và kinh tế - xã hội chặt chẽ hơn là với Nam Trung Bộ nói riêng và miền Nam Việt Nam nói chung. Do vậy, tỉnh Nam Định cần khai thác tốt vị trí thuận lợi này. Nếu Nam Định không phát triển mạnh vùng duyên hải sẽ làm giảm yếu dòng nội địa - duyên hải. Còn nếu đường quốc lộ 10 không được phát huy thì dòng huyên hải Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ bị tê liệt. Các huyết mạch giao thông giữa Hà Nội - Hải Phòng - Nam Định - Ninh Bình là cơ sở để phát triển tổng hợp các dòng nội địa và duyên hải. Với đặc điểm địa lý như vậy Nam Định có điều kiện phát triển toàn diện nhất là kinh tế hàng hoá công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản để kích thích sự đẩy mạnh giao lưu kinh tế, làm cơ sở thúc đẩy việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống giao thông huyết mạch nói trên.

Có thể thấy điều kiện tự nhiên của tỉnh Nam Định rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp và nghề biển. Với địa hình bằng phẳng dễ sử dụng, đất phù sa sông Hồng màu mỡ phù hợp cho thâm canh lúa nước; đường bờ biển dài 72km, vùng ven biển và biển giàu hải sản các loại như muối, tôm, cua, ngao, sò, mực, cá… Điều kiện nhiệt ẩm thuận lợi cho việc khai thác và phát triển nông nghiệp. Số giờ nắng, tổng nhiệt độ, cân bằng nước dương cho phép thâm canh, tăng vụ, có thể làm hai vụ lúa và 3 - 4 vụ rau màu. Do vậy, không những Nam Định đảm bảo an toàn lương thực và nông - hải sản cho toàn dân trong tỉnh mà còn dư thừa để chế biến bán ra thị trường trong nước và xuất khẩu.

Bên cạnh đó, Nam Định cũng có thuận lợi trong việc phát triển ngành vật liệu xây dựng, nội thất, gốm sứ, tơ lụa, bông sợi, may mặc. Các khoáng sản phi kim loại như cao lanh, phexpat, đất sét, cát khá dồi dào. Nguồn tơ lụa đã có truyền thống, cần trồng thêm bông mà đất đai và số giờ nắng đáp ứng đầy đủ. Ngoài ra, do vị trí gần Ninh Bình nhiều đá vôi, gần Thái Bình với truyền thống trồng bông và dâu tằm mà tỉnh có thể bổ sung nguyên liệu dễ dàng.

* Điều kiện kinh tế - xã hội

Dân số Nam Định gần 2 triệu người, chiếm trên 2 % dân số cả nước. Nam Định có nguồn lao động dồi dào, có truyền thống văn hoá, nhiều ngành nghề thủ công mỹ nghệ cổ truyền, nên cần xây dựng nền công nghiệp toàn diện, vì nhiều nước công nghiệp hoá trên cơ sở lao động - văn hoá nhiều hơn là nguyên liệu tự nhiên, dựa vào vị trí thuận lợi trong luồng trao đổi hàng hoá. Các ngành cơ khí chính xác, điện tử, hoá chất có thể phát huy cơ sở lao động - văn hoá vốn có của tỉnh và vị trí duyên hải là một lợi thế.

Nam Định có tuyến đường sắt xuyên Việt đi qua dài 42km với 4 ga, rất thuận lợi cho việc vận chuyển hành khách và hàng hoá; đường quốc lộ 10, quốc lộ 21 dài 108km đã được đầu tư nâng cấp và đang tiếp tục đầu tư mở rộng, nâng cấp thành đường chiến lược ven biển Bắc Bộ; hệ thống sông Hồng, sông Đào, sông Đáy, sông Ninh Cơ chảy qua địa phận tỉnh với chiều dài 251 km cùng với hệ thống cảng sông Nam Định, cảng biển Thịnh Long mới được xây dựng rất thuận lợi cho việc phát triển vận tải đư ờ n g thuỷ.

Một trong những thuận lợi nữa mà Nam Định có được đó là tỉnh nằm trong vùng ảnh hưởng của khu vực tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, cách Thủ đô Hà Nội 90km, cách cảng Hải Phòng 100km, đó là hai thị trường lớn để giao lưu, tiêu thụ hàng hoá, trao đổi kỹ thuật, công nghệ, thông tin và kinh nghiệm quản lý kinh doanh.

Những đ ặc điểm về địa lý nói trên là điều kiện thuận lợi cho tỉnh Nam Định phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, Nam Định cũng có n h ữ n g khó khăn như: một số huyện phía bắc địa hình trũng, tỉnh lại nằm trong vùng duyên hải nên bão, úng lụt vẫn đang là mối đe dọa thường xuyên. Các cơ sở sản xuất công

nghiệp còn nhỏ bé, công nghiệp dệt được khôi phục lại nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn; cơ sở hạ tầng tuy được đầu tư xây dựng nhưng chưa đáp ứng

được yêu cầu.

Hiện nay, tỉnh Nam Định có 194 xã nông thôn, với khoảng 70% dân số sinh sống ở vùng nông thôn. Mức sống của người dân nông thôn chưa cao, do thu nhập còn thấp (khoảng 2triệu đồng/người, trong khi có rất nhiều khoản chi phí phải đóng góp, khoảng 40 khoản), chủ yếu là nguồn thu từ nông nghiệp. Do vậy, cơ sở vật chất của bà con nông dân ở các làng, xã nông thôn như nhà ở, đường giao thông còn nhiều hạn chế. Nhà ở chủ yếu là nhà cấp 4, nhà mái ngói ba gian, nhà blôxi măng đơn giản, rất ít nhà cao tầng, nhiều vùng nền nhà vẫn còn nền đất. Điều kiện sinh hoạt của dân cư nông thôn còn nhiều thiếu thốn. Các công trình vệ sinh, nước sạch ở nông thôn rất ít. Nhiều hộ không đủ khả năng để xây dựng nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn, vẫn dùng nước giếng khoan không có hệ thống lọc... Đường giao thông đi lại ở khu vực nông thôn thường là đường đất, đá, diện tích mặt đường hẹp, khoảng 3m - 4m. Đường giao thông nội đồng chủ yếu là đường đất gồ ghề, rất khó di chuyển mỗi vụ thu hoạch. Mô hình kinh tế chủ yếu ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh phần lớn là kinh tế nông nghiệp, cách thức tổ chức sản xuất manh mún, thiếu tập trung, thiếu sự liên kết. Bà con chủ yếu trông chờ vào đồng ruộng, hoa màu.

Từ khi triển khai Chương trình xây dựng NTM theo Bộ tiêu chí quốc gia do Chính phủ ban hành đến nay, xây dựng NTM đã trở thành phong trào sâu rộng trên địa bàn toàn tỉnh và đạt được nhiều kết quả nổi bật; hạ tầng kinh tế - xã hội và bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện và nâng cao. Đến tháng 6-2015, trong 96 xã xây dựng NTM giai đoạn 2010-2015 đã có 81 xã hoàn thành 19 tiêu chí, trong đó có 65 xã được công nhận đạt chuẩn NTM; huyện Hải Hậu được Thủ tướng Chính phủ công nhận Huyện NTM. Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 100 xã đạt chuẩn và cơ bản đạt chuẩn NTM. Với những cách làm sáng tạo và kết quả đạt được, Nam Định vinh dự là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về xây dựng NTM.

Nam Định là điểm sáng của đồng bằng sông Hồng và cả nước về phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng NTM; góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát

triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cùng với công tác dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng, tỉnh đã huy động và đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, hàng chục nghìn ngày công nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới các công trình đê điều, thủy lợi, nước sạch nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản, dịch vụ hậu cần nghề cá..., góp phần hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, bảo vệ an toàn cho sản xuất và đời sống nhân dân, nâng cao năng lực ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đề ra tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã khẳng định: Triển khai toàn diện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển bền vững, hiệu quả, gắn với chương trình xây dựng NTM, xác định đây là một định hướng phát triển cơ bản và lâu dài. Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ XIX (9/2015) trong phần mục tiêu tổng quát giai đoạn 2015 - 2020 cũng đã chỉ rõ: "... Đẩy mạnh CNH, HĐH; triển khai toàn diện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với chương trình xây dựng NTM, phấn đấu đến năm 2020 đạt tiêu chí "Tỉnh nông thôn mới".

Từ khi thực hiện đổi mới, tiến hành CNH, HĐH đến nay, cùng với công cuộc đổi mới đ ất nước, tỉnh Nam Định đã đạt được những thành tựu đáng kể: chính trị ổn định, cơ cấu kinh tế phát triển theo đúng hướng với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao; sản xuất nông nghiệp phát triển nhanh và tương đối toàn diện; cây màu, cây công nghiệp được quan tâm phát triển; ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản được chú trọng; các chương trình kết cấu hạ tầng thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, Nam Định vẫn là tỉnh sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nhưng bình quân ruộng đất thấp, các cơ sở sản xuất công nghiệp còn nhỏ bé, công nghiệp dệt được khôi phục lại nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn; cơ sở hạ tầng tuy được đầu tư xây dựng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nông dân tỉnh nam định trong xây dựng nông thôn mới hiện nay (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)