Nông dân tỉnh Nam Định tham gia đóng góp sức người, sức của, góp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nông dân tỉnh nam định trong xây dựng nông thôn mới hiện nay (Trang 57 - 60)

2.2. THÀNH TỰU PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NÔNG DÂN TỈNH NAM

2.2.2. Nông dân tỉnh Nam Định tham gia đóng góp sức người, sức của, góp

góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ sự nghiệp xây dựng NTM

Nông dân là người trực tiếp xây dựng, giữ gìn và bảo vệ kết cấu hạ tầng nông thôn. Xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, bê tông, nhựa hóa nông thôn nối liền thôn, xóm, ấp liên xã là một nội dung trong xây dựng NTM. Điều đó đạt được nhanh chóng khi người nông dân nhận thức được tầm quan trọng của xây dựng đường sá trong phát triển kinh tế - xã hội, tự giác đóng góp xây dựng cùng với sự giúp đỡ của Nhà nước, của địa phương. Đất nước ta còn nghèo, Nhà nước còn phải tập trung vào những dự án lớn như: đường quốc lộ, những cây cầu lớn, những nhà máy thủy, nhiệt điện. Những việc xây dựng đường làng, đường liên thôn, liên xã phải chủ yếu do nhân dân đóng góp cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước. Xây dựng đã khó nhưng bảo vệ, tôn tạo hệ thống đường sá càng quan trọng hơn. Ông cha ta có câu “Của bền tại người”. Việc bảo quản, giữ gìn hệ thống đường sá nông thôn phải là công việc của chính bà con nông dân. Người nông dân cần cập nhật những kiến thức, hiểu biết và ý thức bảo vệ hệ thống đường nông thôn để phục vụ cho chính mình.

Ở các xã, do sự tích cực vận động của chính quyền địa phương, người dân tự giác đầu tư công sức tiền của cải tạo nơi ăn chốn ở của mình; đầu tư sản xuất tăng

thu ở đồng ruộng; tham gia đóng góp tiền, công sức vào xây dựng nông thôn mới. Người dân còn tham gia xây dựng NTM ngay từ khâu lập quy hoạch, đề án thông qua việc tổ chức các buổi lấy ý kiến đóng góp xây dựng đề án, kế hoạch, mục tiêu xây dựng NTM với đông đảo nhân dân thảo luận sôi nổi những vấn đề liên quan trực tiếp đến trách nhiệm, quyền lợi của mỗi người, mỗi gia đình. Hầu hết người dân đều nhận thức phải gắn lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể.

Với tinh thần “Dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm, dân quản lý và dân hưởng lợi”, hàng trăm ngàn m2 đất đã được nông dân Nam Định hiến tặng để làm các công trình giao thông, nhà văn hóa (NVH)... NTM không thể thiếu hệ thống điện, đường, trường, trạm, thủy nông nội đồng… Những cơ sở vật chất đó phải do chính những người nông dân ở các vùng nông thôn cùng với Nhà nước xây dựng; đồng thời bảo quản, tăng cường công tác quản lý của chính quyền địa phương đối với những công trình đó.

Trong phong trào thi đua chung sức xây dựng NTM, đã xuất hiện nhiều cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả: Ở nhiều địa phương lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, trực tiếp là đồng chí Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã cùng với các thành viên trong Ban chỉ đạo xây dựng NTM thường xuyên bám sát cơ sở, kiểm tra, chỉ đạo và triển khai chương trình xây dựng NTM đến từng chi bộ, thôn, xóm, hộ gia đình; đã vận động nhiều hộ gia đình tham gia hiến đất, góp đất, tháo dỡ công trình để làm đường giao thông và xây dựng các công trình phúc lợi. Nhiều gia đình, cá nhân, tập thể đã nêu gương sáng trong việc chung sức tham gia xây dựng NTM như: Hộ gia đình ông Nguyễn Văn Thạnh, xóm 4, xã Hải An (Hải Hậu) ủng hộ 1.784m2 đất; Gia đình ông Trần Văn Vinh, xóm 10, xã Trực Tuấn (Trực Ninh) ủng hộ 1.000m2 đất; Gia đình ông Nguyễn Hồng Đông, Thị trấn Quất Lâm (Giao Thủy) ủng hộ 400m2 đất thổ cư; Ông Phạm Việt Khoa, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc Cty CP Kỹ thuật nền móng & công trình ngầm FECON đã ủng hộ 12,44 tỷ đồng; Ông Phạm Công Chẩn, Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc CTCP Tập đoàn Xuân Trường ủng hộ 7,3 tỷ đồng; Gia đình ông Đỗ Ngọc Phương, xóm 4, xã Hải Bắc (Hải Hậu) ủng hộ 5 tỷ đồng. Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt ủng hộ 24 tỷ đồng; Tổng CT Dầu Khí Việt Nam ủng hộ 25,7 tỷ đồng; Chi

nhánh Ngân hàng NN và PTNT Nam Định ủng hộ 10 tỷ đồng... Sự đóng góp công sức, tiền bạc, của cải, đất đai của các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức đã trở thành nguồn lực to lớn đối với tỉnh ta trong phong trào xây dựng NTM. Đến nay, trong 96 xã xây dựng NTM giai đoạn 2010-2015, đã có 81 xã đạt 19 tiêu chí, trong đó 65 xã đã được công nhận là xã NTM và huyện Hải Hậu được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Huyện đạt chuẩn NTM.

Về trường học: Với sự đầu tư của Nhà nước, chính quyền địa phương và sự góp công xây dựng của bà con nông dân, hiện nay trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được tổng số 863 trường học mầm non và phổ thông. Trong đó, trường mầm non là 266 trường, trường phổ thông là 592 trường, tiểu học 293 trường, trung học cơ sở 242 trường, trung học phổ thông 5 trường,16 Trung tâm giáo dục thường xuyên; 229 trung tâm học tập cộng đồng ở các xã, phường, thị trấn; 18 trường chuyên nghiệp (trong đó có 4 trường đại học, 5 trường cao đẳng, 7 trường trung cấp chuyên nghiệp, 7 trường trung cấp nghề. Về xây dựng cơ sở vật chất văn hóa: Hiện nay, toàn tỉnh có 250 cơ sở y tế, trong đó số trạm y tế xã là 229 cơ sở, 18,1% cơ sở đạt chuẩn quốc gia về y tế; Đến nay, toàn tỉnh có 179/209 NVH cấp xã, đạt 78,1%; 1.865 NVH làng, thôn, xóm và 229/229 xã, phường có sân tập thể thao với 820 khu thể thao thôn, trong đó có 528 NVH và 86 khu thể thao thôn đạt quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH, TT và DL) và 820 khu thể thao thôn, trong đó có 528 NVH và 86 khu thể thao thôn đạt quy định của Bộ VH, TT và DL. Nhiều NVH được xây dựng khá khang trang, phục vụ nhu cầu sinh hoạt, vui chơi cho cán bộ, hội viên nông dân và các tầng lớp nhân dân.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn tỉnh Nam Định phát triển ngày càng văn minh, hiện đại, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nông dân. Trong những năm qua, Nam Định cũng đã ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông huyết mạch. Tổng vốn đầu tư phát triển xã hội đạt 108,9 nghìn tỷ đồng, gấp 2,7 lần so với giai đoạn 2006 - 2010. Nhiều công trình trọng điểm đã hoàn thành, đưa vào sử dụng như: Tuyến đường bộ mới Nam Định - Phủ Lý, Quốc lộ 21 đoạn Nam Định - Thịnh Long, Tỉnh lộ 490C, Tỉnh lộ 489; nâng cấp cải tạo 4.982km đường giao thông nông thôn; nâng cấp 64,7/91,5km đê biển, đầu tư hạ

tầng kỹ thuật điện hạ thế nông thôn, xây dựng nhiều công trình văn hóa - xã hội đáp ứng nhu cầu phục vụ nhân dân.

Cùng với đó, các địa phương trong tỉnh đã huy động gần 10 nghìn tỷ đồng, nhân dân góp 2.920 ha đất nông nghiệp và hiến gần 200 ha đất thổ cư để làm đường giao thông nông thôn, thuỷ lợi nội đồng. Xây dựng mới và cải tạo nâng cấp 1.183,3km đường giao thông nông thôn, đắp 4.887km đường giao thông thủy lợi nội đồng với khối lượng đào đắp 7,1triệu m3, trong đó cứng hóa được 594km; Nạo vét được 1244km kênh mương với tổng khối lượng 9,4triệu m3, trong đó có 3,8 triệu m3 kênh cấp III. Kiên cố hóa được 337,1km, trong đó có 102,1km mương cấp III. Sửa chữa, nâng cấp, xây mới và cải tạo nâng cấp 4.884 cống, đập các loại, trong đó có 4.301 cống cấp III; xây mới và cải tạo nâng cấp 338 trạm hạ áp, 851km đường dây hạ thế, 47 chợ, 33 trụ sở xã, 55 bãi xử lý rác thải.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nông dân tỉnh nam định trong xây dựng nông thôn mới hiện nay (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)