Phát huy vai trò của nông dân trong xây dựng NTM cần quan tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nông dân tỉnh nam định trong xây dựng nông thôn mới hiện nay (Trang 81 - 84)

thích đáng tới lợi ích của người nông dân

Sự nghiệp xây dựng NTM ở tỉnh Nam Định không chỉ nhằm đạt tới mục tiêu kinh tế mà cả mục tiêu xã hội. Vì vậy quá trình này vừa phải đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế, vừa phải đảm bảo cho mọi người dân nông thôn có cơ hội phát triển năng lực, tham gia có hiệu quả nhất vào quá trình này. Xóa đói giảm nghèo là yếu tố cơ bản để bảo đảm công bằng xã hội và tăng trưởng kinh tế bền vững. Ngược lại, chỉ có tăng trưởng kinh tế cao, bền vững mới có sức mạnh vật chất để hỗ trợ và tạo cơ hội cho người nghèo vươn lên thoát khỏi đói nghèo. Xây dựng NTM ở tỉnh Nam Định phải hướng tới công nghệ cao, năng suất cao nhưng vẫn tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, tạo nền tảng để giảm nghèo, hướng tới sự công bằng trong phát triển, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền, giữa thành thị và nông thôn, xây dựng NTM văn minh, kinh tế phát triển, chính trị

dân chủ, kết cấu hạ tầng hiện đại, môi trường sinh thái cân bằng, bản sắc dân tộc phong phú.

Nam Định cần tiếp tục xây dựng NTM theo phương châm “Nhân dân làm,

Nhà nước hỗ trợ”: Xác định chủ thể xây dựng NTM là nhân dân, lấy nhân dân làm

gốc, lấy thôn, xóm, gia đình là hạt nhân của phong trào toàn dân xây dựng NTM; không trông chờ, ỉ lại nguồn vốn từ Trung ương phân bổ mà phát huy nội lực, sức mạnh trong dân. Thực hiện dân biết, dân bàn, dân quyết định, dân làm xây dựng NTM; sau khi các công trình đã xây dựng hoàn thành thì được Nhà nước kiểm tra, nghiệm thu nếu đạt kết quả thì nhà nước hỗ trợ kinh phí xây dựng.

Tổ chức thực hiện xây dựng NTM:

Quán triệt, tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về mục đích, ý nghĩa, nội dung và tầm quan trọng của Chương trình xây dựng NTM.

Rà soát, xây dựng các quy hoạch cấp xã để làm cơ sở phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng để xây dựng NTM. Lập Ðề án xây dựng NTM phù hợp điều kiện của mỗi địa phương, bảo đảm tính khả thi. Tổ chức thảo luận lấy ý kiến tham gia của cộng đồng từ các thôn, xóm trước khi phê duyệt để tạo sự đồng thuận cao của người dân; công khai các quy hoạch, đề án sau khi được phê duyệt.

Xã chỉ đạo thực hiện thành lập Ban chỉ đạo xây dựng NTM ở xã, thôn (xóm). Bên cạnh đó, các địa phương còn thành lập Ban vận động nhân dân đóng góp, Ban giám sát việc thực hiện đầu tư, xây dựng công trình…

Phân giao nhiệm vụ thực hiện xây dựng NTM: Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cấp ở xã, ở thôn (xóm) và giao nhiệm vụ đến từng cơ quan, đơn vị, tổ chức, hội đoàn thể, hộ gia đình đảm nhiệm các công việc cụ thể để thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM. Xã lo các công trình chính của xã; các thôn, xóm vận động nhân dân đóng góp xây dựng các công trình của thôn, xóm; các hộ dân lo cải tạo ao, vườn, sân, ngõ của nhà mình. Mỗi gia đình có thêm một nghề mới. Lấy gia đình là hạt nhân; thôn, xóm làm đơn vị cơ sở để vận động xây dựng NTM.

Phát động phong trào toàn dân thi đua xây dựng NTM; xác định rõ lộ trình xây dựng NTM từng năm, việc nào quan trọng thì ưu tiên đầu tư làm trước, việc nào ít quan trọng hơn thì làm sau; việc xây dựng phải đảm bảo quy hoạch đã được phê

duyệt; phương châm xây dựng NTM là ưu tiên cho đầu tư phục vụ sản xuất trước rồi mới đến các lĩnh vực khác; thực hiện làm từ đồng ruộng rồi mới về làng, từ hộ gia đình ra thôn (xóm); từ thôn (xóm) lên xã. Cùng với nguồn vốn của Trung ương và tỉnh, cần tập trung cao các nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, chỉnh trang thôn (xóm).

Tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản theo quy hoạch; tích cực chuyển đổi cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ, áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; Ðẩy mạnh công tác đào tạo nghề, phát triển ngành nghề, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp về xã đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; Chăm lo phát triển văn hóa, y tế, giáo dục; đẩy mạnh phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" gắn với xây dựng NTM.

Gắn phong trào xây dựng NTM với chính sách thi đua, khen thưởng, hỗ trợ xây dựng NTM. Để thực hiện đạt 19 tiêu chí của Trung ương, địa phương đã cụ thể hóa bằng 12 tiêu chí đối với thôn xóm và 8 tiêu chí đối với hộ gia đình để triển khai thực hiện; từ đó các thôn xóm, hộ gia đình thi đua thực hiện để được tuyên dương, khen thưởng và được hỗ trợ kinh phí cho việc xây dựng NTM. Các mô hình, cách làm hay, đạt kết quả được tuyên dương, nhân rộng để các gia đình, địa phương khác học tập. Với phong trào thi đua sôi nổi thì các địa phương làm sau thường làm tốt hơn, đẹp hơn.

Tăng cường công tác xây dựng Ðảng, chính quyền, đoàn thể; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức từ tỉnh đến thôn phải gương mẫu, tiên phong trong việc đóng góp công sức, vật tư, đất đai… với phong trào thi đua cao nhất, tạo tiền đề để nhân dân hưởng ứng thực hiện, hình thành mục tiêu xây dựng NTM.

Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các chính sách bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của nông dân, phát huy dân chủ và mọi tiềm năng của nông dân trong phát triển kinh tế, xã hội và xây dựng NTM. Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân ở nông thôn, đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội; thực hiện có hiệu quả các chính sách phát triển kinh tế, gắn kết với chính sách xã hội, an ninh-quốc phòng, bảo đảm lợi ích, đẩy mạnh thực hành và phát huy dân chủ. Thực hiện có

hiệu quả giữa chính sách kinh tế, chính sách xã hội, an sinh xã hội trong quá trình phát triển nền kinh tế bền vững của tỉnh. Giải quyết tốt những bức xúc trong nhân dân trong quá trình phát triển công nghiệp và đô thị hoá, bảo đảm lợi ích cho người nông dân. Khơi dậy, sử dụng và phát huy tốt mọi tiềm năng của nông dân, như: nguồn nhân lực tại chỗ, ngành nghề đa dạng, kinh nghiệm trong sản xuất và sự gắn bó với quê hương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nông dân tỉnh nam định trong xây dựng nông thôn mới hiện nay (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)