Nông dân tỉnh Nam Định là người trực tiếp tham gia phát triển kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nông dân tỉnh nam định trong xây dựng nông thôn mới hiện nay (Trang 48 - 57)

2.2. THÀNH TỰU PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NÔNG DÂN TỈNH NAM

2.2.1. Nông dân tỉnh Nam Định là người trực tiếp tham gia phát triển kinh

kinh tế, tổ chức sản xuất, thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

Nông dân là nguồn nhân lực quan trọng trong phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM. Trong nền kinh tế ở nước ta, nông dân luôn là lực lượng lao động chủ yếu trong ngành nông nghiệp, là nguồn nhân lực dồi dào, quan trọng, quyết định sự

thành công trong xây dựng NTM. Những năm gần đây, nhờ áp dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật, nông dân đã sản xuất ra nông sản ngày càng nhiều, chất lượng cao, đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Qua đó, nông dân có điều kiện nâng cao thu nhập, tích lũy vật chất, ổn định cuộc sống và góp phần làm cho bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, tạo cơ sở cho việc chuyển

đổi cơ cấu nông nghiệp.

CNH, HĐH nông nghiệp, xây dựng NTM, nông dân còn là nguồn lực to lớn trong việc tiến hành chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tiến tới xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng: tiếp tục phát triển mạnh nông nghiệp, đồng thời phát triển mạnh công nghiệp và các hoạt động dịch vụ. Điều này đòi hỏi người lao động phải mạnh dạn xóa bỏ cách nghĩ, cách làm cũ, thói quen tiểu nông, phải năng động nắm bắt nhu cầu của thị trường và dự đoán được xu hướng vận động của nó; đồng thời cũng cần có vốn, kỹ thuật, lao động để thực hiện bước chuyển đổi.

Thực tế cho thấy, nông dân tỉnh Nam Định đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát huy tiềm năng của đất nông nghiệp. Nhờ vai trò của nông dân trong việc tận dụng, khai thác triệt để tiềm năng đất đai (thông qua các hình thức thâm canh tăng vụ, xen canh cấy lúa, hoa màu, cải tạo, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp...) những năm qua không chỉ đời sống nông dân dần được cải thiện mà quá trình này đã góp phần to lớn đẩy nhanh tốc độ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nam Định: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp Nam Định chuyển dịch theo hướng tích cực, hình thành những vùng sản xuất tập trung chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hóa.

Nam Định là một tỉnh nằm ở đồng bằng sông Hồng có thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp, vì vậy nông dân chiếm số lượng lớn trong dân cư và trong cơ cấu lao động của tỉnh (70% lực lượng lao động của tỉnh). Nông dân đã có đóng góp không nhỏ trong cơ cấu tổng sản phẩm của tỉnh: năm 1997 là 42,6%, năm 2000 là 40,99%, năm 2005 là 31,88%, năm 2008 là 30,55%.

Từ khi đổi mới, hộ nông dân được giao quyền sử dụng đất lâu dài, tự chủ trong bố trí cơ cấu sản xuất sao cho phù hợp nhất, giúp cho nông dân khai thác, sử

dụng có hiệu quả các thế mạnh của mình; được tự do lưu thông hàng hoá trên thị trường. Yêu cầu của cuộc sống trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế đòi hỏi người nông dân phải không ngừng vươn lên thích nghi với hoàn cảnh. Người nông dân không chỉ lao động nông nghiệp thuần tuý mà có sự thay đổi về ngành nghề và lao động, kết hợp nông nghiệp với tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ buôn bán nhỏ. Một số hộ nông dân trước đây chỉ làm nông nghiệp thuần túy nay chuyển sang buôn bán, làm dịch vụ và có xu hướng ngày càng tăng, nhất là những gia đình ở mặt đường quốc lộ, do vậy thu nhập tăng, đời sống vật chất và tinh thần cũng tăng lên.

Kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế thế giới đã tác động mạnh mẽ tới nông dân, người nông dân không chỉ sản xuất nhằm phục vụ tiêu dùng trong gia đình mà sản phẩm của họ chủ yếu dùng để trao đổi trên thị trường, họ không chỉ chú trọng đến số lượng mà con quan tâm đến chất lượng sản phẩm để khi đưa ra thị trường người tiêu dùng sẽ sử dụng nhiều và đem lại thu nhập cao cho người nông dân. Một số sản phẩm truyền thống đã khôi phục và phát triển, sản phẩm của họ không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài như nghề trồng hoa cây cảnh ở Điền Xá - huyện Nam Trực; nghề đúc đồng, thủ công mỹ nghệ ở huyện Ý Yên... Với thế mạnh là tỉnh có bờ biển khá dài (72km), người nông dân ven biển đã biết tận dụng và khai thác thế mạnh của mình, do vậy nghề khai thác muối, thuỷ sản cũng có sự phát triển. Cùng với sự tác động của cơ chế thị trường với chính sách mở cửa khuyến khích sản xuất, nhiều hộ đã chú trọng phát triển chăn nuôi để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu; xuất hiện những hộ nông dân gia công hàng xuất khẩu như đan len, dệt, thêu… góp phần giải quyết một lượng lớn lao động dư thừa và tăng thu nhập cho nông dân.

Với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, đội ngũ nông dân của tỉnh có xu hướng giảm về số lượng và giảm về tỷ trọng trong cơ cấu tổng sản phẩm của tỉnh. Cụ thể:

Bảng 2.1. Số lượng nông dân tỉnh Nam Định 2001 - 2010 Đơn vị tính: Người Đơn vị tính: Người Năm Số lượng 2001 746.302 2002 750.637 2003 752.928 2004 728.135 2005 728.997 2006 713.165 2007 708.583 2008 707.090 2009 695556 2010 689556

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Nam Định (2011), Niên giám thống kê tỉnh Nam Định 2010, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

Bảng 2.2. Tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu tổng sản phẩm của tỉnh Nam Định tổng sản phẩm của tỉnh Nam Định Năm Tỷ trọng (%) 2005 31,88 2006 32,15 2007 30,22 2008 30,50 2009 29,77 2010 28,3 2011 29,3 2012 27,1 2013 25,5 2014 24,5

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Nam Định (2015), Niên giám thống kê tỉnh Nam Định 2014, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

Trong lĩnh vực nông nghiệp cũng có sự chuyển dịch lao động từ các lĩnh vực khác nhau: lao động trong lĩnh vực trồng lúa, màu và lâm nghiệp giảm dần, lao động trong lĩnh vực thuỷ sản tăng lên, năm 2000 lao động trong lĩnh vực thủy sản mới có 7293 người, tăng lên 20543 người năm 2005, 22176 người năm 2008.

Tóm lại, trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân đang diễn ra sự thay đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu ngành nghề, bao gồm: nông nghiệp thuần tuý, bán nông nghiệp với ngành nghề dịch vụ. Người nông dân đang bị cuốn vào cơ chế thị trường và có xu hướng sản xuất hàng hoá, buộc họ phải thích nghi với hoàn cảnh mới. Sự chuyển đổi ngành nghề đang diễn ra ở từng thôn, xóm, từng gia đình.

Trên cơ sở đặc điểm địa lý của tỉnh, chính quyền tỉnh đã quy hoạch các vùng kinh tế nông nghiệp với sự đa dạng về ngành nghề nhằm khai thác được tiềm năng thế mạnh của mình:

Quy hoạch cụm công nghiệp nông thôn như: cụm công nghiệp Xuân Tiến, Xuân Hùng, Xuân Bắc, thị trấn Xuân Trường (Huyện Xuân Trường); cụm công nghiệp Tống Xá, Yên Ninh (Ý Yên), cụm công nghiệp Nam Giang, Nam Toàn (Nam Trực), Cụm công nghiệp Thịnh Long (Hải Hậu).

Khôi phục và phát triển các làng thủ công nghiệp truyền thống: đến nay Nam Định có hơn 80 làng nghề đang hoạt động, đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp phát triển kinh tế địa phương, nhiều làng, xã giàu lên nhanh nhờ phát triển làng nghề, đời sống của nông dân được cải thiện một bước căn bản, không ngừng tăng thu nhập và từng bước tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Một số làng nghề “ăn nên, làm ra” thời mở cửa như: Làng nghề đúc đồng Tống Xá, làng nghề sơn mài Yên Tiến, làng nghề đồ gỗ La Xuyên (Ý Yên); làng nghề dệt khăn xuất khẩu thôn Liên Tỉnh - Nam Hồng, làng nghề rèn Vân Chàng, làng nghề Vị Khê (Nam Trực).

Hình thành vùng đặc sản lúa, tập trung chủ yếu ở các huyện phía nam. Đến năm 2015, có 4 vùng đặc sản lúa gồm tám thơm, nếp… đã được canh tác, tập trung ở các xã Trực Cường, Trực Hùng, Trực Thái, Trực Thắng (Trực Ninh); Xuân Đài (Xuân Trường) và nhiều xã khác ở huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu;

Vùng lúa xuất khẩu trên 10 tiểu vùng, tập trung ở nhiều xã thuộc Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Ý Yên, Nam Trực, Giao Thuỷ, Vụ Bản; Vùng vụ đông tập trung ở Ý Yên, Vụ Bản, Nam Trực, Giao Thuỷ; Vùng đất hai vụ lúa ở vùng cao tập trung ở Vụ Bản, Ý Yên, Nam Trực, Hải Hậu, Giao Thuỷ, Nghĩa Hưng; Vùng lúa - màu tập trung chủ yếu ở Vụ Bản, Ý Yên, Nam Trực; Vùng sản xuất lúa giống mới (đặc sản và sản lượng cao) tập trung ở các xã phía nam huyện Trực Ninh. Vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm tại các thị trấn, thị tứ và ngoại thành Nam Định, vùng ven đê, bãi bồi. Địa bàn các huyện chăn nuôi tập trung bao gồm Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Vụ Bản, Xuân trường; Vùng chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt tập trung ở vùng ven đê, ven biển và vùng đồng màu…Vùng cây công nghiệp: bởi đặc điểm thổ nhưỡng nên cây công nghiệp có mặt ở hầu hết các xã. Vùng chuyên canh cây công nghiệp xen vụ trong những năm qua như sau: cây đay, diện tích trồng là 200ha tập trung ở huyện Mỹ Lộc, Xuân Trường, Nghĩa Hưng, Trực Ninh; cây lạc diện tích trồng là 1200ha tập trung ở Ý Yên, Nam Trực, Vụ Bản; cây mía có diện tích là 80ha tập trung chủ yếu ở Hải Hậu; cây đậu tương diện tích trồng là 1000ha, tập trung chủ yếu ở huyện Nam Trực và Hải Hậu. Vùng nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản ở các huyện ven biển như Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng. Nam Định có bờ biển dài 72 km, có 4 cửa sông lớn như cửa Ba Lạt, cửa Sò, cửa Lạch Giang và cửa sông Đáy, có cảng và các bến cá thuận lợi cho việc ra khơi đánh bắt hải sản. Đây cũng là nơi có những bãi cát mịn thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển kết hợp với phát triển du lịch biển. Vùng đất ngập mặn ven biển đã tạo nên khu bảo tồn quốc gia Xuân Thuỷ - nơi tạo nên vùng sinh thái lý tưởng cho các chuyến du lịch biển. Vùng ngập mặn ven biển có diện tích 22.5 nghìn ha, trong đó có 8.5 nghìn ha có khả năng xây dựng các công trình nuôi trồng thuỷ sản như tôm, cua, ngao, cá… có giá trị kinh tế cao cho nông dân vung ven biển. Trên cơ sở tiềm năng như vậy, từ năm 1997 đến nay Đảng và Nhà nước, các cấp chính quyền địa phương đã đầu tư nhiều tỷ đồng để xây dựng đội đánh bắt xa bờ, đóng mới tàu với công suất 300- 450 CV/chiếc… nhờ đó mà sản lượng đánh bắt đạt trên 30 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 8 triệu USD, đời sống của nông dân vùng biển nhờ đó tăng lên nhanh. Kết quả: giá trị sản xuất nông nghiệp toàn ngành từ năm 2005đến năm 2014 đạt khá cao, năm sau cao hơn năm trước.

Bảng 2.3. Giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp từ năm 2005 - 2014

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm Giá trị sản xuất

2005 4633902 2006 5744670 2007 7152109 2008 10745635 2009 11544991 2010 12980587 2011 17118501 2012 16470641 2013 16134149 2014 17396602

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Nam Định (2015), Niên giám thống kê tỉnh Nam Định 2014, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

Sau nhiều năm phát triển kinh tế “ì ạch”, đến giai đoạn 2010-2015, Nam Định đã có những bứt phá khá ngoạn mục. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (theo giá so sánh năm 1994) bình quân đạt 12,5%/năm, cao hơn mức bình quân của thời kỳ 2005-2010 (10,33%/năm). Cơ cấu kinh tế theo ngành và lĩnh vực tiếp tục chuyển dịch đúng hướng. Trong đó giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 22,3%/năm. 5 năm thành lập mới 2.555 doanh nghiệp. Toàn tỉnh hiện có 3 khu công nghiệp đang hoạt động với tổng diện tích 590ha, tỷ lệ lấp đầy là 74%. Đến cuối tháng 6 năm 2015, có 165 dự án được cấp phép đầu tư vào các khu công nghiệp (141 dự án trong nước với tổng số vốn đăng ký 8.303 tỷ đồng, 24 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký 293 triệu USD); trong đó 127 dự án đã đi vào sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho 25.000 lao động. Sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định. Giá trị sản xuất bình quân tăng 3,2%/năm. Sản lượng lương thực bình quân hằng năm đạt 950,9 nghìn tấn, giá trị sản xuất bình quân trên 1ha canh tác tăng từ 75,6 triệu đồng/ha năm 2010 lên 100 triệu đồng năm 2015. Bước đầu hình thành các

vùng chuyên canh theo mô hình “cánh đồng mẫu lớn” đem lại hiệu quả kinh tế cao. Xây dựng và triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2014-2020. Kinh tế thủy sản phát triển ổn định, giá trị tăng bình quân 7,3%/năm. Giá trị dịch vụ tăng bình quân 12,5%/năm. Tổng giá trị hàng xuất khẩu năm 2015 ước đạt 1 tỷ USD, tăng bình quân 31,4%/năm. Kết cấu hạ tầng thương mại, du lịch được đầu tư nâng cấp, hình thành một số siêu thị, trung tâm thương mại - dịch vụ lớn. Kinh tế của tỉnh có bước phát triển mới. Quy mô kinh tế được mở rộng, so với thời kỳ 2006-2010: tổng GRDP gấp hơn 2,5 lần; GRDP bình quân đầu người gấp 2,74 lần; thu ngân sách từ kinh tế địa phương năm 2015 ước đạt 3.000 tỷ đồng; vốn đầu tư toàn xã hội gấp 2,7 lần. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; năm 2015, công nghiệp - xây dựng chiếm 41%, dịch vụ chiếm 35%, nông nghiệp chiếm 24% trong tổng GRDP. Chương trình xây dựng NTM được triển khai quyết liệt, đồng bộ; dự kiến đến hết năm 2015, toàn tỉnh có khoảng 100/209 xã, thị trấn (47,8%) đạt và cơ bản đạt chuẩn NTM. Huyện Hải Hậu đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn huyện NTM. Tích cực huy động các nguồn vốn cho đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội; hoàn thành và đưa vào sử dụng nhiều công trình hạ tầng trọng điểm, góp phần cải thiện vị thế địa kinh tế, tạo diện mạo mới, tác động lâu dài tới sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đại hội Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ XIX đã khẳng định: Qua 5 năm triển khai, trong điều kiện có nhiều khó khăn song được sự quan tâm, giúp đỡ của Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương; sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp, hỗ trợ hiệu quả của các ngành, cùng với sự nỗ lực cố gắng của nông dân trong tỉnh và cán bộ, đảng viên trong toàn ngành, 5 năm qua, kinh tế nông nghiệp và xây dựng NTM đạt kết quả khá toàn diện; hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đề ra, luôn là điểm sáng của đồng bằng sông Hồng và cả nước về phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng NTM; góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân giai đoạn 2010-2015 đạt 3,2%/năm. Giá trị sản xuất bình quân trên 1ha canh tác

tăng từ 75,6 triệu đồng/ha năm 2010 lên 100 triệu đồng/ha năm 2015. Chăn nuôi phát triển mạnh theo hướng trang trại, gia trại sản xuất hàng hóa; tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2015 đạt 161,1 nghìn tấn, tăng 27,6% so với năm 2010. Kinh tế thủy sản phát triển khá, sản lượng nuôi trồng và khai thác năm 2015 đạt 121,7 nghìn tấn (tăng 36,7% so với năm 2010); đã từng bước chuyển dần trọng tâm từ khai thác gần bờ sang khai thác xa bờ, kết hợp đánh bắt thủy sản với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Cùng với công tác dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng đã huy động và đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, hàng chục nghìn ngày công nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới các công trình đê điều, thủy lợi, nước sạch nông thôn, cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nông dân tỉnh nam định trong xây dựng nông thôn mới hiện nay (Trang 48 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)