2.2. THÀNH TỰU PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NÔNG DÂN TỈNH NAM
2.2.3. Nông dân tỉnh Nam Định trực tiếp tiếp thu, ứng dụng thành tựu khoa học
khoa học - kỹ thuật để thực hiện chủ trương cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp
Phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân là nhiệm vụ trọng tâm của chương trình xây dựng NTM. Trong đó, việc ứng dụng cơ giới đồng bộ vào sản xuất và dồn điền đổi thửa được coi là bước quyết định tạo ra sản phẩm nông nghiệp hàng hóa. Thúc đẩy cơ giới hóa trong sản xuất thì việc dồn điền đổi thửa, nâng cao chất lượng hệ thống tưới tiêu, giao thông, thủy lợi nội đồng là những nhân tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, xây dựng đồng bộ hệ thống kênh mương, giao thông nội đồng tạo điều kiện dễ dàng cho tưới tiêu và vận hành của phương tiện cơ giới phục vụ sản xuất. Nếu thực hiện thành công chủ trương này, diện tích đất sản xuất của từng hộ được phân định bằng chăng dây hoặc cắm cọc mốc giới, chắc chắn hiệu quả sẽ cao hơn và từ đây, việc hướng tới cánh đồng mẫu lớn cũng nhanh hơn, góp phần tăng thu nhập cho nông dân. Nhờ có máy cơ giới đưa vào sản xuất làm thay sức người đã làm thay đổi rất nhiều diện mạo nông thôn, bà con nông dân có thời gian dảnh dỗi hơn để làm thêm nhiều việc khác phát triển kinh tế gia đình và tham gia các hoạt động văn hoá, nâng cao chất lượng cuộc sống, là xu thế tất yếu của một môi trường nông thôn mới của thời đại đất nước phát triển.
Thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, nông dân tỉnh Nam Định đã từng bước khai thác các tiềm năng, lợi thế của địa phương, đây cũng là hướng đi giúp nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, góp phần quan trọng đưa Nam Định hướng tới một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa phát triển theo hướng CNH, HĐH.
Ngoài ra, nông dân Nam Định cũng chính là người trực tiếp ứng dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật và công nghệ vào trong sản xuất, tăng quy mô tạo ra một khối lượng hàng hóa lớn, đáp ứng được yêu cầu phát triển của tỉnh nhà. Người dân trong tỉnh đã tiếp nhận, ứng dụng 58 quy trình công nghệ thuộc các lĩnh vực chính như: công nghệ chăn nuôi lợn siêu nạc; công nghệ sản xuất muối sạch; công nghệ sản xuất hạt giống đậu tương và đậu tương thương phẩm có chất lượng cao như Đ8, Đ2101; công nghệ vi sinh sản xuất thức ăn chăn nuôi; công nghệ sản xuất các chế phẩm sinh học phục vụ trồng rau, quả an toàn; công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá lăng chấm; công nghệ khí canh để sản xuất giống khoai tây sạch bệnh...
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện các dự án thuộc chương trình này cũng còn một số hạn chế. Tính bền vững của một số mô hình chưa cao nên sức lan toả tác động vào sản xuất, kinh doanh còn hạn chế; đối tượng hưởng lợi mới chỉ giới hạn ở địa bàn thực hiện dự án. Sự phối hợp giữa cơ quan chuyển giao công nghệ và cơ quan quản lý KHCN ở địa phương chưa thật chặt chẽ, vì vậy khi tổ chức thực hiện gặp rất nhiều khó khăn. Thị trường tiêu thụ sản phẩm ứng dụng công nghệ mới không ổn định nên tác động tiêu cực đến việc duy trì và nhân rộng mô hình. Đặc biệt nhóm đối tượng mà dự án chuyển giao công nghệ là các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn nhưng lực lượng chủ yếu đóng vai trò quan trọng trong việc nhân rộng và phát triển hiệu quả công nghệ sau khi dự án kết thúc là người nông dân. Tuy nhiên một số thói quen, tác phong lao động lạc hậu của nông dân như thiếu tính tập thể khả năng làm việc theo nhóm, tuân thủ nghiêm ngặt những quy trình kỹ thuật cơ bản còn hạn chế và cả hạn chế, yếu kém về kinh tế đã khiến các dự án thường không thể mở rộng khi hết hỗ trợ của dự án. Bên cạnh đó trung bình mỗi dự án đầu tư hàng chục tỷ đồng nhưng theo quy định của chương
trình thì Bộ KH và CN chỉ hỗ trợ 30% vốn dự án, phần còn lại do địa phương và đơn vị thực hiện đối ứng. Đây là một hạn chế khi nguồn ngân sách KH và CN tỉnh ta còn hạn hẹp, các doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ.
Tóm lại, nông dân là chủ thể tích cực trong xây đựng đời sống văn hóa mới, xây dựng kết cấu hạ tầng; phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, làm cho mỗi người được thụ hưởng một cách tốt nhất những giá trị vật chất và tinh thần. Công cuộc xây dựng NTM là việc khó khăn, lâu dài, đòi hỏi sự đóng góp rất lớn của bà con nông dân. Nông dân phải nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của mình mới có thể kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp và khắc phục những yếu tố lạc hậu, tiêu cực ảnh hưởng tới quá trình phát triển để có thể xây dựng nông thôn Việt Nam hiện đại, văn minh.
2.2.4. Nông dân tỉnh Nam Định đi đầu trong phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới, giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh thái ở nông thôn
Nông dân tỉnh Nam Định là người đi đầu trong phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới ở nông thôn: xây dựng gia đình văn hóa, xây dựng làng văn hóa, xây dựng lối sống mới...
Trong lĩnh vực y tế: Các phong trào “Thầy thuốc như mẹ hiền”, “Thực hiện 12 điều y đức”, “Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân”...
được triển khai sâu rộng. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ, chất lượng khám,
chữa bệnh cho nhân dân được nâng lên. Các trạm y tế xã cơ bản bảo đảm công tác khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân, từng bước đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, chất lượng chuyên môn được nâng lên. An sinh xã hội cơ bản được đảm bảo, giải quyết kịp thời chế độ đối với các đối tượng chính sách và hộ nghèo. Phong trào đền ơn đáp nghĩa được duy trì và phát triển. Hoạt động thu gom rác thải được duy trì tốt, có sự tham gia của cộng đồng ở 168 xã (chiếm 80% số xã). Dự án cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn được triển khai tích cực. Số hộ sử dụng điện, nước sinh hoạt hợp vệ sinh là 99,9%.
Các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao có chuyển biến tích cực. Phong trào "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, “Khỏe để xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc” được duy trì và nâng cao chất lượng. Các lĩnh vực văn hoá - xã hội được quan tâm, đạt nhiều thành tích mới. Toàn tỉnh có 436.955 hộ gia đình văn hóa, 912 câu lạc bộ gia đình văn hóa, trong đó có 293.386 hộ gia đình nông dân đạt tiêu chuẩn văn hóa; 100% làng (thôn, xóm), tổ dân phố đăng ký xây dựng đạt danh hiệu văn hóa; trong đó có 1.563 làng văn hóa, tổ văn hóa được UBND các huyện, thành phố cấp bằng công nhận, 334 làng văn hóa được UBND tỉnh cấp bằng công nhận và 2.031 khu dân cư đạt tiêu chuẩn khu dân cư tiên tiến; 1.870 làng (thôn, xóm, tổ dân phố) có khu tập luyện thể thao, đạt 50,8%. Số người dân tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên chiếm 27,26%, có 2.580/3.682 CLB TDTT, điểm tập luyện, sân bóng đá, bóng chuyền cấp xã; Có 720 đội văn nghệ quần chúng ở cấp xã; trong đó có 200 đội mạnh làm nòng cốt cho phong trào văn nghệ ở cơ sở. Nhiều nhà văn hóa được xây dựng khá khang trang, phục vụ nhu cầu sinh hoạt, vui chơi cho cán bộ, hội viên nông dân và các tầng lớp nhân dân.
Di sản văn hoá từng bước được bảo tồn, khai thác, phát huy có hiệu quả. Giai đoạn 2010-2015, Đền Trần, chùa Phổ Minh đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là di tích quốc gia đặc biệt. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận 3 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, 3 Bảo vật quốc gia. Công tác tổ chức và quản lý lễ hội được đánh giá là địa phương tiêu biểu trong cả nước, đã xây dựng và tổ chức thực hiện thành công Đề án tổ chức Lễ khai ấn Đền Trần góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Nghi lễ thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đang được UNESCO xem xét, công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Công tác xã hội hóa giáo dục, phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập phát triển rộng khắp. Quy mô trường lớp ổn định, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Hệ thống các trường học, các trung tâm học tập cộng đồng đã đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, sinh viên và nhu cầu học tập suốt đời của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Chất lượng giáo dục ở các cấp học, bậc học đạt kết quả tốt: Nam Định là một trong những tỉnh đi đầu trong công tác phổ cập giáo dục. Đến nay, chúng ta đã hoàn thành công tác phổ cập giáo dục ở 3 cấp học: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ mầm non đạt và vượt tiêu chí chung về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ. Chất lượng giáo
dục ở các cấp tiểu học, trung học cơ sở ổn định, đạt kết quả cao. Hàng năm, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông và đỗ đại học luôn ở vị trí cao nhất toàn quốc. Tiếp tục giữ vững là một trong những đơn vị dẫn đầu toàn quốc trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế. Tính trong 5 năm qua, chúng ta đã có 390 lượt học sinh đạt giải trong các kỳ thi quốc gia (đạt tỷ lệ 90,07%), 14 Huy chương quốc tế. Đặc biệt, năm học vừa qua là năm học thứ 7 liên tiếp, học sinh của Nam Định được vinh danh trên trường quốc tế với 1 Huy chương Vàng Vật lý quốc tế tại Ấn Độ, 1 Huy chương Đồng Sinh học quốc tế tại Đan Mạch, 1 Huy chương Bạc Vật lý châu Á tại Trung Quốc. Phong trào xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia được gắn với phong trào xây dựng NTM. Các địa phương đã có nhiều sáng tạo, huy động mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng trường học. Đến tháng 6-2015, toàn tỉnh có 587 trường đạt chuẩn quốc gia (đạt tỷ lệ 68%). Phương tiện dạy học của các nhà trường được tăng cường, giúp giáo viên, học sinh có điều kiện đổi mới phương pháp dạy, học. Phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập được đẩy mạnh: Các Hội Khuyến học đã phát huy tốt vai trò động viên, hỗ trợ phát triển giáo dục. Phong trào khuyến học của các dòng họ, các địa phương… phát triển mạnh mẽ. Đến nay, toàn tỉnh đã huy động được 114,720 tỷ đồng quỹ khuyến học (đứng thứ 2 toàn quốc); cấp học bổng, khen thưởng cho hàng chục nghìn học sinh, sinh viên; hàng nghìn gia đình, dòng họ được công nhận là gia đình, dòng họ hiếu học.
Nông dân tỉnh Nam Định còn là lực lượng tích cực trong phong trào giữ gìn và bảo vệ môi trường văn hóa sinh thái ở nông thôn. Các hộ nông dân cam kết không đổ rác bừa bãi, tự tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt hàng ngày; các phong trào "xanh-sạch-đẹp", trồng cây xanh, cây cảnh, được phát động rộng khắp khu dân cư nông thôn. Đặc biệt các dự án trang trại rau quả sạch, thực phẩm sạch đang được quan tâm phát triển về quy mô trên địa tỉnh.
2.2.5. Nông dân tỉnh Nam Định tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở nông thôn, góp phần làm cho hệ thống chính trị cơ sở được củng cố và tăng cường, vị thế chính trị của nông dân tỉnh Nam Định ngày càng được nâng cao
Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được coi trọng, có nhiều chuyển biến. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, vai trò hạt nhân chính trị của các tổ
chức Đảng và đảng viên, chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị đã được nâng lên. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trên tất cả các lĩnh vực, địa bàn. Thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” gắn với Chỉ thị số 03 - CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, bước đầu đã có chuyển biến trong chất lượng hoạt động của các tổ chức Đảng. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể được tăng cường. Hàng năm có trên 90% tổ chức Đảng đạt trong sạch vững mạnh và hoàn thành tốt nhiệm vụ, gần 80% tổ chức chính quyền đạt chính quyền cơ sở vững mạnh. Các ngành, đoàn thể, các địa phương tiếp tục quán triệt triển khai thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hố Chí Minh", nghiêm túc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng
Đảng hiện nay".
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được quan tâm, có 50% cán bộ cấp xã có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên, 67% có trình độ Quản lý nhà nước từ trung cấp trở lên, 67% có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên. Năng lực cán bộ cơ sở từng bước được nâng cao. Hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, năng lực chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp có chuyển biến rõ nét hơn. Hoạt động của
HĐND các cấp có nhiều đổi mới. Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành.
Nam Định là một tỉnh có số lượng nông dân chiếm phần lớn trong dân cư nên hầu hết đảng viên đều xuất thân từ nông dân, nhiều nông dân phấn đấu trở thành đảng viên làm cho lực lượng đảng viên nông thôn ngày càng đông đảo. Họ trở thành lực lượng nòng cốt trong các chi bộ thôn xóm. Hiện nay, tất cả các thôn xóm trên địa bàn tỉnh đều đã thành lập Chi bộ đảng. Nông dân đã tích cực tham gia đóng góp ý kiến cho đảng bộ, chính quyền và các đoàn thể chính trị xã hội nơi mình cư trú; tích cực tham gia cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực làm cho Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh. Nông dân tỉnh Nam Định cũng tích cực tham gia đóng góp ý kiến trong quá trình xây dựng quan điểm, đường lối của Đảng, các chính sách, pháp luật của Nhà nước tại địa phương, đặc biệt là những vấn đề liên quan trực tiếp đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân, góp phần làm cho những
quan điểm đó phù hợp với những điều kiện của từng địa phương và đáp ứng được những nhu cầu, nguyện vọng, lợi ích chính đáng của nông dân, thúc đẩy thực hiện
thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh.
Nông dân tỉnh Nam Định đã phát huy mạnh mẽ quyền dân chủ của mình, tích cực tham gia xây dựng bộ máy chính quyền từng làng, từng xã và tham gia bảo vệ chính quyền - Nhà nước tại nơi mình cư trú thông qua việc giới thiệu những quần chúng ưu tú cho các chi bộ kết nạp, giới thiệu đại biểu tham gia chính quyền thôn, xã đồng thời họ còn tham gia giám sát hoạt động của các tổ chức này thông qua các đoàn thể chính trị - xã hội mà họ tham gia như Mặt trận nhân dân thôn, làng, Hội cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên... góp phần làm cho chính quyền nông thôn Nam Định ngày càng trong sạch, vững mạnh, được nhân dân tin tưởng và tín nhiệm. Nông dân tỉnh Nam Định cũng đã khẳng định được vai trò và vị thế của mình trong khối liên minh công - nông - trí thức của tỉnh nhà, họ - là lực lượng