6. Cấu trúc luận văn
2.3. Các hoạt động phát triển đội ngũ lao động công ty đã thực hiện
2.3.2. Công tác bố trí, sử dụng lao động
Sau nhiều năm hoạt động theo mô hình doanh nghiệp nhà nước trong cơ chế quản lý bao cấp, kinh doanh không hiệu quả. Cơ sở vật chất quy mô nhỏ, lạc hậu và xuống cấp; công ty không có nguồn vốn để cải tạo nâng cấp và mở rộng. Do đó dẫn đến tình trạng thua lỗ kéo dài, đời sống người lao động khó khăn, một số lao động có kinh nghiệm, kỹ năng nghề bậc cao chuyển đi nơi khác. Số lượng lao động còn lại nhiều hơn so với nhu cầu thực tế, tuổi đời bình quân cao, trình độ năng lực hạn chế. Sau khi được cổ phần hóa, tình trạng công ty không có gì thay đổi so với trước. Để đảm bảo cho công ty vận hành bình thường theo hình thức sở hữu và mô hình tổ chức mới. Công ty đã xây dựng phương án kinh doanh, theo đó rà soát lại toàn bộ lực lượng lao động ở tất cả các bộ phận trực thuộc; lập kế hoạch sử dụng lao động, phương án giải quyết lao động dôi dư đảm bảo chế độ thỏa đáng cho người lao động (chế độ quy định hiện hành của nhà nước, chế độ theo quy định của công ty). Thông báo công khai và lấy ý kiến tập thể người lao động thông qua Đại hội cổ đông thực hiện bằng nghị quyết. Ngoài Ban giám đốc công ty và các phòng Kế hoạch tài chính, kỹ thuật vật tư, tổ chức đào tạo và văn phòng công ty. Cụ thể lao động trực tiếp tại các khách sạn sau cổ phần hóa như sau:
+ Khách sạn Hạ Long 1
Tổng số lao động là 24 người được bố trí như sau: Lãnh đạo 2 người (giám đốc, phó giám đốc); bộ phận lễ tân 3 người; bộ phận buồng 4 người; bộ phận ăn uống 9 người; bộ phận dịch vụ, bảo vệ 6 người.
Giám đốc khách sạn là người quản lý chung, chịu trách nhiệm trước phó giám đốc công ty phụ trách khối khách sạn về hiệu quả hoạt động của khách sạn và chỉ đạo trực tiếp bộ phận lễ tân, bộ phận buồng. Phó giám đốc phụ trách bộ phận ăn uồng và bộ phận dịch vụ, bảo vệ; chịu trách nhiệm trước giám đốc khách sạn về hiệu quả hoạt động của bộ phận được giao phụ trách và nhiệm vụ khác do giám đốc phân công khi cần thiết. Ở các bộ phận, lao động được bố trí gắn với từng chức năng, nhiệm vụ cụ thể dưới sự giám sát của ban giám đốc, tổ trưởng các bộ phận. Lao động được phân công theo công việc với thời gian biểu rõ ràng, ca làm việc hợp lý với từng lĩnh vực khác nhau. Ví dụ: Bộ phận lễ tân, thời gian bố trí lao động làm việc 24/24h trong ngày chia làm ba ca (sáng, chiều, đêm). Bộ phận ăn uống, công việc sắp xếp số lượng lao động chia làm hai ca chính: sáng, chiều. Bộ phận buồng, thời gian được chia làm hai ca chính phục vụ 24/24h. Bộ phận dịch vụ, bảo vệ, thời gian bố trí lao động làm việc 3 ca phục vụ 24/24.
Nhìn chung việc bố trí và sử dụng lao động trong khách sạn đã thể hiện sự hợp lý phân công lao động hiệu quả ở mỗi bộ phận. Các bộ phận có sự phối hợp khá chặt chẽ, khả năng hoạt động tương đối tốt, quan hệ giữa các nhân viên trong khách sạn đúng mực. Góp phần duy trì hiệu quả kinh doanh và tạo thiện cảm với du khách của khách sạn.
+ Khách sạn Hạ Long 2
Năm 2007, tổng số lao động là 41 người được bố trí như sau: Lãnh đạo 2 người (giám đốc, phó giám đốc); bộ phận lễ tân 7 người; bộ phận buồng 9 người; bộ phận ăn uống 13 người; bộ phận dịch vụ, bảo vệ 12 người. Nhiệm vụ, trách nhiệm và thời gian làm việc của các bộ phận tương tự khách sạn Hạ Long 1. Sau một năm thực hiện, so với khách sạn Hạ Long 1 cho thấy kết quả kinh doanh thấp hơn: Doanh thu tính bình quân cho 1 lao động thấp hơn (Hạ
Long 1 bình quân 111,9 triệu/ 1 lao động, Hạ Long 2 bình quân 93,9 triệu/ 1 lao động); cơ cấu doanh thu từ dịch vụ ăn uống và dịch vụ bổ sung so với tổng doanh thu cũng thấp hơn (Hạ Long 1: doanh thu ăn uống 27,8%, doanh thu dịch vụ bổ sung 21,2%; Hạ Long 2: doanh thu ăn uống 23%, doanh thu dịch vụ bổ sung 11,3%); thời gian lao động nhàn dỗi nhiều hơn Hạ Long 1,... Để nâng cao năng suất và hiệu quả xử dụng lao động, công ty đã quyết định điều chỉnh giảm số lượng lao động của khách sạn từ năm 2008.
Từ năm 2008 đến năm 2011 số lượng lao động ổn định, tổng số lao động là 33 người; trong đó: Lãnh đạo 2 người (giám đốc, phó giám đốc), bộ phận lễ tân 3 người; bộ phận buồng 6 người; bộ phận ăn uống 11 người; bộ phận dịch vụ, bảo vệ 11 người. Nhiệm vụ, trách nhiệm và thời gian làm việc của các bộ phận tương tự khách sạn Hạ Long 1. Năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh tăng lên rõ rệt, doanh thu bình quân 1 lao động từ 93,9 triệu năm 2007 lên 125,9 triệu năm 2011.
+ Khách sạn Hạ Long 3
Năm 2007, tổng số lao động là 24 người được bố trí như sau: Lãnh đạo 2 người (giám đốc, phó giám đốc); bộ phận lễ tân 3 người; bộ phận buồng 7 người; bộ phận ăn uống 3 người; bộ phận dịch vụ, bảo vệ 12 người. Nhiệm vụ, trách nhiệm và thời gian làm việc của các bộ phận tương tự khách sạn Hạ Long 1 và 2. Sau một năm thực hiện, Doanh thu tính bình quân cho 1 lao động là 79,5 triệu, cơ cấu doanh thu chủ yếu là dịch vụ cho thuê buồng (76%/ tổng doanh thu), doanh thu từ dịch vụ ăn uống và dịch vụ bổ sung chỉ chiếm 24%/ tổng doanh thu. Thời hoạt hoạt động của khách sạn chủ yếu vào mùa khách du lịch nội địa, thời gian còn lại trong năm công suất phòng rất thấp, lao động thường không có việc làm đủ thời gian trong tuần khách sạn phải bố trí nghỉ luân phiên. Để nâng khắc phục tình trạng này và tiếp tục tận dụng khai thác cơ sở vật chất cùng với việc tạo việc làm cho số lao động dôi dư chưa đủ điều kiện giải quyết chế độ. Công ty đã động viên một số lao động nghỉ hưu trước tuổi và giải quyết
cho những người có nhu cầu tiếp tục làm dịch vụ được thuê điểm trên phần đất nhàn rỗi của công ty để kinh doanh có thu nhập ổn định cuộc sống.
Từ năm 2008 đến năm 2011 số lượng lao động ổn định, tổng số lao động là 17 người; trong đó: Lãnh đạo 2 người (giám đốc, phó giám đốc), bộ phận lễ tân 2 người; bộ phận buồng 4 người; bộ phận ăn uống 3 người; bộ phận dịch vụ, bảo vệ 6 người. Nhiệm vụ, trách nhiệm và thời gian làm việc của các bộ phận tương tự khách sạn Hạ Long 1 và 2. Năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh tăng lên rõ rệt, doanh thu bình quân 1 lao động từ 79,5 triệu năm 2007 lên 102 triệu bình quân các năm từ 2008 đến 2011. thu nhập của người lao động được cải thiện hơn