Đánh giá chung về công tác phát triển đội ngũ lao động tại các khách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển đội ngũ lao động tại các khách sạn thuộc công ty cổ phần du lịch quảng ninh giai đoạn 2012 2015 (Trang 66)

6. Cấu trúc luận văn

2.4. Đánh giá chung về công tác phát triển đội ngũ lao động tại các khách

sạn thuộc Công ty Cổ phần Du lịch Quảng Ninh

2.4.1. Về thực trạng đội ngũ lao động

Ưu điểm: Với bề dày kinh nghiệm trên 50 năm hoạt động trong lĩnh vực

du lịch, đội ngũ lao động ngày nay của công ty được kế thừa truyền thống tốt đẹp về tính kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp, phong cách lối sống và tinh thần tập thể. Do đó phần lớn lao động làm việc tại các đơn vị có lương tâm, đạo đức nghề nghiệp, tính kỷ luật, tự giác chủ động và tận tụy với công việc, không ngại khó, không ngại khổ, chu đáo tạo ấn tượng tốt với du khách và đối tác. Khả năng giao tiếp phần lớn đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, đặc biệt đối với các vị trí tiếp xúc trực tiếp với khách hàng (Lễ tân, buồng, bàn, bar, thị trường) đã gây được thiện cảm với khách. Về trình độ chuyên môn, gần 90% lao động có văn bằng chứng chỉ tương đối phù hợp với công việc được giao. Tỷ lệ lao động có ngoại ngữ từ 66,7%, năm 2007 lên 82,3% năm 2011; trong đó trình độ C 15,3% năm 2007, 22,3% năm 2011; trình độ B 17,1% năm 2007, 26% năm 2011; trình độ A 34%năm 2007, năm 2011 còn 32,3%. Về cơ cấu độ tuổi từng bước được trẻ hóa để phù hợp với đặc điểm nghề nghiệp, lao động từ 41 tuổi trở lên giảm dần qua các năm (13,5% năm 2007, năm 2011 còn 8,1%), lao động thuộc nhóm

có sức khỏe, vừa có kỹ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp. Tỷ lệ lao động theo giới tính khá phù hợp với các bộ phận của doanh nghiệp (Nam 25% - 28%, nữ 72 % - 75%). Những ưu điểm này là lợi thế giúp cho công ty vẫn duy trì được hoạt động kinh doanh trong điều kiện bất lợi về năng lực cạnh tranh.

Hạn chế: Bên cạnh những ưu điểm như trên, đội ngũ lao động của công ty

vẫn còn một số tồn tại, hạn chế đó là: Phong cách làm việc của một số lao động còn ảnh hưởng tư tưởng bao cấp, thiếu năng động sáng tạo và chủ động trong công việc. So với tổng số lao động: Lao động có trình độ chuyên môn thấp chiếm tỷ lệ cao (lao động có chứng chỉ nghiệp vụ chiếm 40%), lao động kỹ thuật có trình độ trung cấp chỉ chiếm 28%, lao động có trình độ cao đẳng, đại học 15%. Chưa có lao động có trình độ ngoại ngữ ở bậc đại học, lao động có trình độ C mới đạt từ 10 đến 15%, trình độ B từ 13 đến 20%. Mặt khác, tuy về mặt số lượng lao động ổn định, nhưng hàng năm có sự biến động (chuyển đi đơn vị khác, nghỉ chế độ, thôi việc...) công ty tuyển chọn lao động mới thay thế. Vì vậy kỹ năng nghề và kinh nghiệm làm việc của bộ phận lao động này còn hạn chế, theo đó chất lượng sản phẩm, dịch vụ đôi khi chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của du khách.

2.4.2. Về các hoạt động phát triển đội ngũ lao động

Ưu điểm: Công tác phát triển số lượng lao động được thực hiện tốt, lực lượng

lao động của công ty đảm bảo đủ về số lượng, đáp ứng các yêu cầu đòi hỏi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị. Công tác đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng, nghiệp vụ và giáo dục tư tưởng cho đội ngũ lao động của công ty được thực hiện thường xuyên. Việc tổ chức sản xuất kinh doanh cũng được bố trí lại theo hướng đơn giản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp.

Nhược điểm: Công tác quy hoạch đội ngũ lao động chưa được thực hiện,

chưa tính toán lực lượng lao động cho các chiến lược, kế hoạch lâu dài của công ty. Công tác đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ lao động tuy được chú trọng những thiếu kế hoạch và còn nhiều thiếu hụt nên trình độ ngoại ngữ của nhân viên có xu hướng giảm sút. Công tác nâng cao hiệu quả lao động tuy đã được tính toán, tổ chức lại nhưng kết quả vẫn chưa được như mong muốn

Tiểu kết chƣơng 2

Chương 2 đã giới thiệu khái quát về vị trí, quy mô, mô hình tổ chức và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty và các khách sạn. Phân tích thực trạng đội ngũ lao động các khách sạn giai đoạn 2007- 2011 trên nhiều góc độ. Qua đó có thể thấy tuy số lượng và trình độ đội ngũ lao động tuy có xu hướng tăng lên nhưng tốc độ phát triển còn chậm và chưa thực sự đáp ứng được các yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn kinh doanh. Công tác phát triển đội ngũ lao động của công ty cũng được phân tích toàn diện từ việc đảm bảo số lượng và chất lượng đội ngũ lao động đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Qua các phân tích, đánh giá một cách chi tiết, chương 2 cũng đã nêu lên những ưu điểm, những mặt hạn chế của đội ngũ lao động và của công tác phát triển đội ngũ lao động của công ty làm tiền đề để đề xuất những phương hướng và giải pháp phát triển đội ngũ lao động tại các khách sạn thuộc Công ty Cổ phần Du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2012 - 2015 ở chương sau.

Chƣơng 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ LAO ĐỘNG TẠI CÁC KHÁCH SẠN THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH QUẢNG

NINH GIAI ĐOẠN 2012 - 2015 3.1. Các căn cứ đề xuất giải pháp

3.1.1. Tình hình và xu thế phát triển du lịch

3.1.1.1. Xu hướng phát triển du lịch thế giới

Thế giới đang trong giai đọan có nhiều biến động tác động trực tiếp đến ngành du lịch. Diễn biến về kinh tế, chính trị, an ninh có tác động mạnh hơn khi việt Nam hội nhập ngày càng sâu và toàn diện. Toàn cầu hóa là một xu hướng khách quan, quan hệ song phương, đa phương ngày càng được mở rộng trong các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội. Các mối quan hệ Á – Âu và các nền kinh tế trong APEC ngày càng phát triển theo hướng tích cực. Châu Á – Thái Bình Dương vẫn là khu vực phát triển năng động và thu hút du lịch hợp tác trong khối ASEAN ngày càng tăng cường. Mặt khác, những bất ổn ở một số quốc gia xung đột, khủng bố, dịch bệnh, thiên tai, khủng hoảng kinh tế tạo các tác động mạnh mẽ về nhều mặt; đặc biệt đã tái cấu trúc nền kinh tế thế giới, đòi hỏi các quốc gia phải thích ứng với xu hướng mới, nhất là các nước đang phát triển đều tìm kiếm các giải pháp dựa vào lợi thế so sánh quốc gia về tài nguyên độc đáo, bản sắc văn hóa dân tộc để phát triển du lịch. Trong xu hướng phát triển của nền kinh tế trí thức, khoa học – công nghệ được ứng dụng có hiệu quả, công nghệ mới làm thay đổi căn bản phương thức quan hệ kinh tế, đặc biệt công nghệ thông tin truyền thông được ứng dụng mạnh trong hoạt động du lịch.

Ngày nay du lịch đã là một xu hướng phổ biến trên toàn cầu, du lịch quốc tế liên tục tăng trưởng và là ngành có khả năng phục hồi nhanh nhất sau khủng hoảng. Du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế dịch vụ phát triển nhanh và lớn nhất trên bình diện thế giới, góp phần không nhỏ vào sự phát triển và thịnh vượng của các quốc gia. Đặc biệt ở các nước đang phát triển, du lịch được coi như một trong những công cụ hữu hiệu giúp xóa đói giảm nghèo và tăng trưởng

được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hóa truyền thống (tính độc đáo, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, hoang dã), giá trị sáng tạo và công nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi). Du lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm, du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo, du lịch hướng về cội nguồn, hướng về thiên nhiên là những xu hướng nổi trội. Đồng thời chất lượng môi trường trở thành yếu tố quan trọng cấu thành giá trị thụ hưởng du lịch.

3.1.1.2. Xu hướng phát triển du lịch của Việt Nam

Đảng, Nhà nước có sự quan tâm chú trọng phát triển du lịch, tình hình chính trị - xã hội ổn định, kinh tế tăng trưởng. Đất nước hội nhập với khu vực và thế giới ngày càng sâu và toàn diện với chính sách ngoại giao mở rộng, đa dạng hóa, đa phương hóa, muốn làm bạn và đối tác tin cậy của các nước. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế luôn được cải thiện, được sự hợp tác, hỗ trợ tích cực của công đồng quốc tế, đặc biệt là hợp tác trong khối ASEAN. Tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc cùng với kết quả và kinh nghiệm hơn 20 năm đổi mới và 10 năm thực hiện chiến lược phát triển du lịch (2001 – 2010) là yếu tố quan trọng thúc đẩy du lịch Việt Nam phát triển trong giai đoạn mới. Công tác quản lý nhà nước về du lịch từ Trung ương đến địa phương có bước cải thiện và tiến bộ, nhiều chính sách được tháo gỡ. Khung pháp lý và các chuẩn mực về du lịch liên quan bước đầu được hình thành, từng bước tạo điều kiện đưa ngành du lịch phát triển theo hướng hiện đại, đáp ứng những yêu cầu chuẩn mực quốc tế. Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội được cải thiện, đời sống, thu nhập và điều kiện làm việc được cải thiện và nâng cao, nhu cầu giao lưu văn hóa ngày càng tăng, có nhiều điều kiện đi du lịch trong nước và nước ngoài.

Theo đánh giá của Tổng cục du lịch tại báo cáo Chiến lược phát triển du lịch việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng nhanh (4.171.564 lượt năm 2007, lên 6.014.032 lượt năm 2011). Tổng thu từ khách du lịch ngày cang cao chiếm tỷ trọng đáng kể trong GDP. Kết cấu hạ tầng du lịch được nhà nước quan tâm hỗ trợ và thu hút được các

thành phần kinh tế tham gia. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch phát triển nhanh, chất lượng được năng lên một bước. Ngành du lịch ngày càng tạo ra nhiều việc làm cho xã hội (hàng năm tạo thêm 30 – 40 ngàn lao động trực tiếp). Chất luợng nhân lực du lịch qua đào tạo và kinh nghiệm thực tiễn ngày càng được nâng lên nhờ những nỗ lực của ngành và hỗ trợ quốc tế trong công tác phát triển nguồn nhân lực. Sản phẩm du lịch đã có đổi mới phát triển đa dạng hơn, thị trường đã từng bước đựơc lựa chọn theo mục tiêu, Công tác quảng bá xúc tiến được triển khai khá sôi động trong và ngoài nước. Công tác quản lý nhà nước về du lịch dần được đổi mới, nhận thức về du lịch đã có bước cải thiện và tiến bộ nhất định, nhiều chính sách được tháo gỡ, các thủ tục thông thoáng hơn tạo điều kiện cho du lịch phát triển.

Tuy nhiên trong quá trình phát triển ngành du lịch Việt Nam vẫn còn có một số khó khăn thách thức, đó là: Năng lực cạnh tranh còn non yếu, chất lương, hiệu quả thấp. cơ chế, chính sách quản lý còn bất cập chưa giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chưa thống nhất và phát huy hiệu lực. Kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ dẫn tới khả năng tiếp cận điểm đến du lịch khó khăn, nhất là các vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa. Sản phẩm dịch vụ du lịch chưa được đặc sắc, còn trùng lặp và thiếu quy chuẩn; xúc tiến quảng bá thiếu chuyên nghiệp. Các khu vực miền Bắc và miền Trung ảnh hưỏng lớn bởi tính thời vụ, thời tiết khắc nghiệt. mức sống trong dân cư phần đông còn thấp...

Mục tiêu chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 2473/QĐ- TTg ngày 30/12/2011: Đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Phấn đấu đến 2030, Việt nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển. Cụ thể: Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2011 – 2020 đạt 11,5 – 12%/ năm. Năm 2015 Việt Nam đón 7 – 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 36 – 37

triệu lượt khách du lịch nội địa. tổng thu từ khách du lịch đạt 10 - 11 tỷ USD, đóng góp 5,5 – 6% vào GDP cả nước; có tổng số 395.000 buồng lưu trú với 30 – 35% đạt chuẩn từ 3 – 5 sao; tạo ra 2,2 triệu việc làm, trong đó có 620.000 lao động trực tiếp du lịch. Năm 2020 Việt Nam đón 10 – 10,5 triệu lượt khách quốc tế và 47 – 47 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng doanh thu từ khách du lịch đạt 18 -19 tỷ USD, đóng góp 6,5 – 7% GDP cả nước. có tổng số 580.000 buồng lưu trú với 35 – 40% đạt chuẩn từ 3 – 5 sao; tạo ra 3 triệu việc làm, trong đó có 870.000 lao động trực tiếp du lịch. Năm 2030 tổng thu từ khách du lịch tăng gấp 2 lần năm 2020.

3.1.1.3. Xu hướng phát triển du lịch của Quảng Ninh

Quảng Ninh là tỉnh có lợi thế đặc biệt nổi trội về tài nguyên du lịch phong phú, đặc sắc, trong đó vịnh Hạ Long đã 2 lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới bởi giá trị thẩm mỹ (năm 1994), giá trị địa chất địa mạo (năm 2000) và được tổ chức New Open World công nhận là một trong 7 Kỳ quan thiên nhiên thế giới mới (năm 2012).

Giai đoạn 2005 – 2010 Quảng Ninh đã đạt được những thành tựu quan trọng và toàn diện trên mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 12,7 %. Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 6,7%; khu vực công nghiệp tăng 15,8 %; khu vực dịch vụ tăng 19,1%; du lịch tăng 15,5%; thu ngân sách tăng 24,9%. Năm 2010, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh xếp thứ 26/63 tỉnh, thành phố. Cơ cấu kinh tế của Quảng Ninh chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ - Nông nghiệp (kế hoạch 54% - 42% - 4% ; thực hiện: 54,76% - 39,8% - 5,6%). GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 24,666 triệu đồng. Đầu tư ngân sách cho phát triển giáo dục, y tế, xã hội, văn hóa tăng bình quân 35,6%/năm. An sinh xã hội tăng bình quân 59%/năm,.... Kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ lực, hàng năm chiếm tỷ lệ gần 70% GDP toàn tỉnh. Kinh tế ngoài nhà nước được khuyến khích phát triển tăng dần năm 2005 đạt 26,2%, năm 2009 đạt 30, 3%.[2,1,38]

Riêng về du lịch, lượng khách du lịch tăng trung bình khoảng 15%, trong đó khách quốc tế 19,63%. Thời gian lưu trú bình quân đạt từ 1,3 đến 1,5 ngày/khách, Doanh thu tăng trung bình khoảng 11%. Hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú là loại hình chiếm tỷ trọng cao trong các hoạt động dịch vụ du lịch (doanh thu lưu trú chiếm khoảng 56- 60 %/ tổng doanh thu). khách sạn từ 3-5 sao có công suất phòng bình quân đạt từ 60 -75%/năm. Lượng khách du lịch lưu trú tăng bình quân 6,3%, trong đó khách quốc tế tăng 10%. Du lịch Quảng Ninh đã chuyển đổi căn bản cả về lượng và chất, bước đầu phát huy được tiềm năng thế mạnh của tỉnh. Công tác quản lý nhà nước được quan tâm, tạo nên sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành. Các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư đã có chuyển biến quan trọng trong tư duy, nhận thức về vai trò, vị trí của du lịch trong đời sống kinh tế - xã hội. Hoạt động phát triển du lịch đã có sự gắn kết cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế khác, tạo sức hấp dẫn thu hút các nguồn đầu tư trong và ngoài nước. Cơ sở hạ tầng, cơ sở dịch vụ du lịch được nâng cấp, bổ sung mới với tốc độ nhanh. Du lịch ngày càng được khẳng định là ngành kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển đội ngũ lao động tại các khách sạn thuộc công ty cổ phần du lịch quảng ninh giai đoạn 2012 2015 (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)