Phân loại lao động trong khách sạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển đội ngũ lao động tại các khách sạn thuộc công ty cổ phần du lịch quảng ninh giai đoạn 2012 2015 (Trang 29 - 32)

6. Cấu trúc luận văn

1.2. Đội ngũ lao động trong khách sạn

1.2.3. Phân loại lao động trong khách sạn

1.2.3.1 Phân loại theo các bộ phận

Bộ phận lao động quản lý chung: Ban giám đốc gồm: Giám đốc, phó giám đốc; trợ lý giám đốc, thư ký (nếu cần) là bộ phận có chức năng hành chính cao nhất về quản lý khách sạn. Bộ phận này lập kế hoạch công tác, các quy tắc,

quy định để đạt được mục tiêu kinh doanh đề ra của ban giám đốc hoặc của Hội đồng Quản trị; thực hiện đôn đốc, kiểm tra, chỉ đạo các bộ phận công việc được giao; phối hợp quan hệ và công việc giữa các bộ phận trong khách sạn; thay mặt khách sạn liên hệ với các tổ chức, cơ quan, khách sạn bên ngoài, giải quyết các công việc hành chính hàng ngày để đảm bảo cho công việc kinh doanh của khách sạn hoạt động bình thường.

Bộ phận lao động làm chức năng quản lý gồm các phòng: Kế hoạch – tài chính, nhân sự (tổ chức hành chính). Các bộ phận này vừa thực hiện chức năng tham mưu vừa thực hiện chức năng điều hành

Bộ phận lao động thực hiện hoạt động kinh doanh lưu trú bao gồm các lao động thực hiện các dịch vụ về lưu trú: Bộ phận tiền sảnh, bộ phận bảo vệ, bộ phận nhận đặt buồng, bộ phận nhà buồng, bộ phận giặt là và bộ phận kỹ thuật. Bộ phận lao động kinh doanh lưu trú thực hiện chức năng kinh doanh dịch vụ buồng. Khi khách đăng ký buồng phải được tiếp nhận chu đáo, lịch sự; khi khách đến phải được tiếp đón nồng hậu, ân cần, được bố trí vào đúng loại buồng mà khách đã đăng ký trước đó, buồng đã được chuẩn bị sẵn mọi tiện nghi để phục vụ khách theo tiêu chuẩn của khách sạn. Trong thời gian khách lưu nghỉ tại khách sạn, nếu khách có thắc mắc gì phải được giải quyết ngay.

Bộ phận lao động thực hiện các hoạt động kinh doanh ăn uống: bao gồm lao động ở các bộ phận bếp, bàn, bar...Chức năng chính của bộ phận này là kinh doanh thức ăn, đồ uống và phục vụ nhu cầu ăn uống tại nhà hàng, tại quầy uống hoặc tại phòng (nếu khách có yêu cầu). Đội ngũ nhân viên phục vụ phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có thái độ phục vụ tốt để đảm bảo việc phục vụ trực tiếp nhu cầu tiêu dùng các món ăn đồ uống cho khách tại khách sạn.

Bộ phận lao động kỹ thuật bao gồm: các tổ điện, nước, xây dựng... thực hiện chức năng quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn, cung cấp các điều kiện kỹ thuật cần thiết (vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, cải tạo, đổi mới cơ sở vật chất) để khách sạn hoạt động bình thường, đảm bảo chất lượng dịch vụ của khách sạn.

Bộ phận lao động thị trường (marketing): thực hiện các chức năng là cầu nối giữa khách hàng với các dịch vụ của khách sạn, nghiên cứu thị trường và làm cho sản phẩm dịch vụ của khách sạn luôn thích ứng với thị trường, xác định và xây dụng mức giá bán phù hợp với diễn biến của thị trường. Tổ chức và thực hiện các cuộc hội nghị, hội thảo, các loại tiệc, các hoạt động xúc tiến quảng cáo kích thích người tiêu dùng sản phẩm dịch vụ của khách sạn.

Bộ phận lao động thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ khác bao gồm: massage, karaoke, bể bơi, chăm sóc sắc đẹp... Đây là những dịch vụ bổ sung nhằm làm phong phú sản phẩm dịch vụ và tăng doanh thu, lợi nhuận cho khách sạn nếu các dịch vụ này làm hài lòng khách hàng.

1.2.3.2 Phân loại theo mức độ tác động vào quá trình kinh doanh của khách sạn:

Lao động gián tiếp: gồm những lao động thuộc bộ phận quản lý chung và lao động là quản lý các bộ phận nghiệp vụ (Ban giám đốc, các phòng: kế hoạch – tài chính kế toán, nhân sự/tổ chức hành chính).

Lao động trực tiếp: Gồm những lao động thuộc bộ phận nghiệp vụ trong khách sạn như:

- Khối lưu trú: bộ phận nhà buồng (khu vực buồng ngủ, khu vực công cộng, giặt là, vệ sinh môi trường). Bộ phận lễ tân (tiếp tân, đặt buồng, thu ngân, tồng đài, dịch vụ văn phòng, khuân vác hành lý, trực cửa).

- Khối ăn uống (tổ bếp, tổ phục vụ bàn, quầy bar).

- Khối cung ứng vật tư kỹ thuật, đảm bảo sản xuất (tổ sủa chữa điện nước, cung ứng hàng hóa, bảo vệ,...)

1.2.3.3. Phân loại theo yêu cầu của công tác quản lý lao động:

Kinh doanh du lịch mang một đặc điểm rất lớn đó là tính thời vụ, do vậy lao động tham gia trong các hoạt động kinh doanh cũng có sự biến động theo mùa du lịch. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính thời vụ đó là: Nhân tố tự nhiên, nhân tố kinh tế - xã hội, nhân tố tổ chức, kỹ thuật, nhân tố tâm lý,... Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh khách sạn phát triển bình thường, công tác quản lý, bố trí lao động trong các bộ phận của khách sạn phải sát yêu cầu thực tế (bộ phận

nào và khi nào cần nhiều lao động; bộ phận nào và khi nào cần ít lao động; bộ phận nào cần bao nhiêu lao động dài hạn, bao nhiêu lao động thời vụ, bao nhiêu lao động từng loại nghiệp vụ...). trên cơ sở đó khách sạn ký kết hợp đồng lao động với từng đối tượng lao động theo yêu cầu công việc cụ thể. Căn cứ để ký hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động là Bộ luật Lao động của nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cụ thể tại Luật Quốc hội số 35/2002/QH 10 ngày 2/4/2002 về sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật lao động. Điều 27 hợp đồng lao động được ký kết theo 3 loại:

- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng (công việc có thời hạn trên 36 tháng)

- Hợp đồng xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

- Hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.[16, tr 2]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển đội ngũ lao động tại các khách sạn thuộc công ty cổ phần du lịch quảng ninh giai đoạn 2012 2015 (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)