Khái niệm về biểu tượng văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết đất rừng phương namcủa đoàn giỏi dưới góc nhìn địa văn hóa (Trang 69 - 71)

6. Cấu trúc của luận văn

3.1. Biểu tƣợng văn hóa

3.1.1. Khái niệm về biểu tượng văn hóa

Trong bài mở đầu cuốn Từ điển văn hóa thế giới, tác giả đã viết: “Thời

đại khơng có biểu tượng là thời đại chết, xã hội thiếu biểu tượng là xã hội chết. Một nền văn minh khơng cịn có biểu tượng thì sẽ chết, nó chỉ cịn thuộc về lịch sử” [92, tr. 2]. Lời đánh giá trên đã cho chúng ta thấy tầm quan trọng

của biểu tƣợng trong đời sống. Biểu tƣợng là một loại kí, tín hiệu nhƣng có chiều sâu phong phú và phức tạp hơn kí, tín hiệu thơng thƣờng. Nói biểu tƣợng là một loại kí, tín hiệu, tức là nó cũng mang những ý nghĩa biểu trƣng riêng biệt cần phải lí giải. Tuy nhiên, biểu tƣợng là một loại mã văn hóa khơng dễ lí giải và khơng phải lí giải một lần là xong. Biểu tƣợng bao giờ cũng gồm hai phần: cái biểu trƣng và cái đƣợc biểu trƣng, giống nhƣ tất cả các loại kí, tín hiệu khác. Cái biểu trƣng là cái đƣợc nhìn thấy, cái cảm giác đƣợc và dễ dàng nhận biết. Một cánh chim, một mầm non, một cái bắt tay,…đều có thể là biểu tƣợng. Cái đƣợc biểu trƣng là những tầng nghĩa khuất lấp, khơng đƣợc nhìn thấy, khơng cảm giác đƣợc. Nó là những ý niệm nằm trong suy nghĩ của con ngƣời nhƣ chiến tranh, hịa bình, tình hữu nghị,…Một vật chỉ đƣợc coi là biểu tƣợng khi nó bao gồm cả hai yếu tố trên. Nếu nhƣ nó chỉ có cái biểu trƣng mà khơng mang một ý nghĩa hàm ẩn nào đó thì khơng thể coi là biểu tƣợng. Nhiệm vụ của chúng ta khi giải mã biểu tƣợng chính là tìm ra cái ý nghĩa hàm ấn, khuất lấp đằng sau một biểu tƣợng, tức là đi tìm cái đƣợc biểu trƣng. Điều này khơng hề dễ dàng bởi cái biểu trƣng và cái đƣợc biểu trƣng khơng phải bao giờ cũng có mối quan hệ gần gũi, dễ liên hệ với nhau. Đôi khi mối quan hệ đó đã bị gián đoạn, đứt nối do bị nhiều tầng lớp lịch sử, văn hóa che phủ đi, rời xa những quy ƣớc ban đầu vốn có. Chính điều

đó lại làm nên sự bí ẩn, thú vị và khơi gợi sự tò mò khám phá của chúng ta. Trong cuộc sống, chúng ta bắt gặp rất nhiều biểu tƣợng. Cánh chim bồ câu là biểu tƣợng của hịa bình, cây tùng là biểu tƣợng của ngƣời qn tử, hoa sen là biểu tƣợng của sự thanh cao,…Biểu tƣợng có mặt khắp nơi và làm nên sự phong phú, đa dạng của một nền văn hóa.

Biểu tƣợng có ý nghĩa “cổ xƣa nhƣ ý thức của nhân loại”. Nói nhƣ Guy Schoeller “sẽ là q ít, nếu nói rằng chúng ta sống trong một thế giới biểu tƣợng, một thế giới biểu tƣợng sống trong chúng ta”. Các tác giả “Từ điển biểu tƣợng văn hoá thế giới” đã chỉ ra rất đúng rằng: “Biểu tượng cơ bản khác

với dấu hiệu là một qui ước tuỳ tiện trong đó cái biểu đạt và cái được biểu đạt (khách thể hay chủ thể) vẫn xa lạ với nhau, trong khi biểu tượng giả định có sự đồng chất giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt theo nghĩa một lực năng động tổ chức”. Gilbert Durand cũng khẳng định: “Biểu tượng rộng lớn hơn cái ý nghĩa được gán cho nó một cách nhân tạo, nó có một sức vang cốt yếu và tự sinh”. Đƣa ra nhiều ý kiến nhƣ vậy để khẳng định biểu tƣợng là sự mã

hóa các giá trị tinh thần của lồi ngƣời theo suốt chiều dài thời gian. Ở đó, những ngƣời đi sâu khám phá và tri nhận đƣợc lối tƣ duy và những giá trị tinh thần hàm ẩn của những ngƣời đi trƣớc, đến lƣợt họ lại tiếp tục đắp bồi thêm các lớp nghĩa mới.

Cấp độ đầu tiên của biểu tƣợng là mẫu gốc. Khi đi vào đời sống văn hoá, mỗi mẫu gốc có thể sản sinh những biểu tƣợng văn hố khác nhau, dấu vết của nó có thể đƣợc tìm thấy trong các thần thoại, truyền thuyết, nghi lễ, phong tục. Vì vậy, con đƣờng giải mã biểu tƣợng để tìm ra cái ẩn chìm đằng sau những hình tƣợng có nguồn gốc từ biểu tƣợng.

Biểu tƣợng ln chứa đựng trong mình những giá trị đã đƣợc vĩnh hằng hóa, là một thực thể sống động, ln ln có sự ln chuyển, đắp đổi nghĩa liên tục. Nó đƣợc ni dƣỡng bằng những lối tƣ duy, những tƣởng tƣợng

phong phú của con ngƣời, có khả năng mở rộng nghĩa theo thời gian. Biểu tƣợng có rất nhiều dạng thức khác nhau, nhƣ: biểu trƣng, biểu hiệu, phù hiệu, dấu hiệu...

Biểu tƣợng văn hóa là những khái niệm nằm trong lĩnh vực văn hóa để chỉ một loại tín hiệu riêng rộng hơn mơi trƣờng văn hóa, đồng thời có chiều sâu và phong phú hơn tín hiệu văn hóa. Biểu tƣợng văn hóa đã hịa nhập cùng những tín hiệu dân gian, hiển hiện trong các phong tục, lễ hội, tập quán của con ngƣời hoặc có khi chúng đƣợc ký thác ở thế giới tâm linh, ẩn chứa trong các hoạt động văn hóa dân gian và nghệ thuật truyền thống. Những giá trị vật chất và tinh thần tiêu biểu của dân tộc theo thời gian đã đƣợc kết tinh thành hệ thống biểu tƣợng văn hóa truyền thống. Từ đó, ta thấy rằng biểu tƣợng chính là một thành tố cơ bản của văn hóa. Vì thế, khi ta lí giải đƣợc những biểu tƣợng văn hố có nghĩa là ta đã tìm thấy những giá trị khoa học và nhân văn của cả dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết đất rừng phương namcủa đoàn giỏi dưới góc nhìn địa văn hóa (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)