6. Cấu trúc của luận văn
1.3. Hành trình sáng tác của nhà văn Đoàn Giỏi và tiểu thuyết Đất rừng
1.3.2 Tiểu thuyết Đất rừng phương Nam
Tiểu thuyết Đất rừng phương Nam đƣợc sáng tác năm 1957, là tác
phẩm thành công nhất trong sự nghiệp sáng tác của Đồn Giỏi. Có một câu
chuyện thú vị xung quanh việc sáng tác Đất rừng phương Nam. Năm 1957,
khi đất nƣớc bị chia cắt hai miền Nam Bắc, nhà xuất bản Kim Đồng muốn có một tác phẩm giới thiệu về phong cảnh và phong tục của con ngƣời và cùng đất Nam Bộ trù phú tƣơi đẹp. Biết nhà văn Đoàn Giỏi viết rất tốt về miền Nam nên nhà xuất bản đã nhờ nhà văn Trần Thanh Địch đến đặt hàng. Đoàn Giỏi vui vẻ nhận lời và hẹn đến ngày hoàn thành. Tuy nhiên, khi nhà văn Trần Thanh Địch đến tìm thì Đồn Giỏi mới nhớ ra là chƣa viết đƣợc chữa nào, đành xin lỗi và xin nhà xuất bản cho thêm ít ngày. Trần Thanh Địch hồ nghi “hai chục ngày làm sao anh viết nổi 300 trang sách mà lại phải hay, phải hấp
dẫn”. Đoàn Giỏi tự tin vỗ vỗ trán rồi chỉ vào ngực trái “Trong hai cái này. Ơng n chí về đi”. Từ hơm đó, Đồn Giỏi tích cực viết ngày đêm để cho ra
mệt quá ngủ thiếp đi, đầu gục xuống bản thảo. Sau khi hoàn thành, nhà văn đã phải nằm viện mất nửa tháng nhƣng cuốn Đất rừng phương Nam đã trở thành cuốn tiểu thuyết viết nhanh nhất mà có lẽ cũng là hay nhất của Đoàn Giỏi.
Cuốn tiểu thuyết này kể về cuộc đời phiêu bạt của một cậu bé tên An. Trong quá trình đi tìm lại cha mẹ của mình, cậu đã đi qua nhiều vùng đất của miền Tây Nam Bộ trong thời kì giặc Pháp đánh chiếm, làm quen với nhiều ngƣời và trƣởng thành hơn trong bƣớc đƣờng lƣu lạc của mình. Cậu đã có thêm cha mẹ ni, có những ngƣời bạn, ngƣời anh em mới và có thêm rất nhiều hiểu biết về cuộc sống. Không chỉ cho thấy những nét đẹp của thiên nhiên vùng đất Nam Bộ trù phú, đầy hấp dẫn, nhà văn Đồn Giỏi cịn khắc họa thành cơng bức chân dung tính cách của con ngƣời Nam Bộ. Đó là những ngƣời đơn hậu, chân chất, nghĩa tình nhƣng cũng rất mạnh mẽ, quyết liệt, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ vùng đất của Tổ quốc. Là một ngƣời con của Nam Bộ nên Đoàn Giỏi rất hiểu cách ăn ở, sinh hoạt, cách sống, cách nghĩ của ngƣời Nam Bộ. Chính vì vậy mà những con ngƣời trong cuốn tiểu thuyết này đều hiện lên rất sắc nét, gây ấn tƣợng với ngƣời đọc. Góp phần tạo nên thành cơng cho tác phẩm không thể không kể đến tài năng miêu tả của tác giả. Trong tác phẩm có rất nhiều đoạn tác giả đã pha thêm chút màu sắc, tạo thêm chút đƣờng nét khiến cho bức tranh thiên nhiên trở nên phong phú và đa dạng hơn. Bằng tài năng hội họa của mình, nhà văn đã thành cơng trong việc miêu tả cảnh sắc Nam Bộ, cả cảnh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt đều rất sinh động và có hồn. Ngồi ra, tác giả cịn thành cơng trong việc khắc họa tính cách của nhân vật thơng qua ngơn ngữ, hành động. Đồn Giỏi miêu tả rất tỉ mỉ để tạo cho nhân vật mình có những tính cách riêng, khơng lẫn vào nhau nhƣng vẫn có nét chung của con ngƣời Nam Bộ. Tác giả còn sử dụng hiệu quả lớp từ ngữ địa phƣơng, đan xen trong ngôn ngữ tồn dân khiến cho tác phẩm vừa có màu
sắc Nam Bộ rõ nét vừa khơng gây khó hiểu cho ngƣời đọc. Tất cả những yếu tố đó đã tạo nên sức hấp dẫn và thành công cho tác phẩm.
Đây là tác phẩm thành công nhất trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn Đoàn Giỏi. Tiểu thuyết đã đƣợc dịch ra nhiều thứ tiếng nhƣ Nga, Ba Lan, Trung Quốc, Đức, Tây Ban Nha,… và đƣợc dựng thành bộ phim Đất phương
Nam do tác giả Nguyễn Vinh Sơn viết kịch bản và làm đạo diễn. Nguyễn Bao
nhận xét: “Cuốn tiểu thuyết không chỉ thể hiện cảnh sinh hoạt, phong tục, tập
quán, cảnh sắc thiên nhiên và tính cách, tâm hồn con người miền Nam một cách nhuần nhị, chân thực mà điều quan trọng đã thu hút người đọc là tình yêu thương con người, sự cảm thương với mọi nỗi bất hạnh và sự khơi gợi những gì cao đẹp trong bản chất mỗi con người trước thử thách của đời sống” [33, tr. 15]. Nhà văn Anh Đức kể lại “Quyển “Đất rừng phương Nam” vừa xuất bản được bạn đọc hoan nghênh nhiệt liệt, nhất là thanh thiếu niên. Sách bán hết ngay, tái bản nhiều lần”. Đặc biệt, các em thiếu nhi rất yêu
thích cuốn tiểu thuyết này. Trong bài viết “Đoàn Giỏi – nhà văn thân thiết
của thanh thiếu niên học sinh”, tác giả Đào Khƣơng đã cho biết “Khi Đất rừng phương Nam được in ra, điều bất ngờ đến là anh nhận được nhiều thư của các em ở nhiều vùng khác nhau trên miền Bắc. Các em hỏi thêm tác giả rất nhiều về săn cá sấu, về sân chim, về câu rắn. Có em ở một vùng núi phía Bắc đã viết “Chú ơi, đọc Đất rừng phương Nam của chú cháu thấy bà con Nam Bộ thật dũng cảm, núi rừng Nam Bộ thật là trù phú. Núi rừng miền Bắc cả chúng cháu cũng giàu có lắm. Khơng biết bao giờ mới có người viết về núi rừng miền Bắc của cháu” [48, tr.13]. Đó là một câu chuyện nhỏ nhƣng đã cho
thấy tác phẩm nhận đƣợc sự yêu mến rất lớn từ các độc giả nhỏ tuổi. Điều này không hề dễ dàng bởi độc giả trẻ thơ là những độc giả khó nắm bắt, rất khó để có thể gần gũi với các em nếu khơng có một tâm hồn thực sự yêu mến trẻ thơ.
phẩm làm đƣợc: chinh phục đƣợc độc giả ở mọi lứa tuổi. Ngƣời lớn tìm thấy ở tác phẩm những câu chuyện về lịch sử, về vùng đất, con ngƣời; trẻ em tìm thấy ở tác phẩm sự hấp dẫn của một chuyến phiêu lƣu mà chúng luôn mong ƣớc. Chính điều đó đã khiến cho tác phẩm dù đã trải qua nhiều thời gian nhƣng vẫn giữ vững vị thế của mình trong lịng độc giả cả nƣớc. Cịn nhà văn Tơ Hồi, khi nhận xét về tiểu thuyết Đất rừng phương Nam cũng đã có những lời ngợi khen sâu sắc “đọc Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi càng thấy
đất nước ta đáng yêu biết bao”, “nhưng cái đặc sắc riêng của Đất rừng phương Nam ấy là nhà văn Đoàn Giỏi đưa bạn đọc đến vùng đất rừng phương Nam thật xa, thế mà mỗi trang truyện lại làm chúng mình thấy thiết tha và sôi nổi yêu đất nước khắp mọi nơi, yêu con người khắp đất nước, bất cứ ở đâu” [67, tr.15]. Những lời nhận xét đó đã là sự khẳng định thành công
của Đất rừng phương Nam, một tác phẩm đã chạm đến trái tim ngƣời đọc.
Bất kì ai đã tiếp xúc với tác phẩm này đều sẽ thấy có một sự thu hút kì lạ khiến chúng ta không thể ngừng đọc, ngừng hình dung và tƣởng tƣợng ra những vùng đất mới mẻ, xa lạ nhƣng hết mực đáng yêu này.
Tiểu kết: Nhƣ vậy, các cơng trình, các bài viết nghiên cứu đã khẳng
định nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa hay địa văn hóa là cần thiết để cho thấy sự tác động qua lại giữa các yếu tố văn hóa, cảnh quan địa lí tới cuộc sống của con ngƣời và gián tiếp ảnh hƣởng tới giá trị nội dung nghệ thuật của tác phẩm văn chƣơng. Nhà văn Đồn Giỏi có một sự nghiệp văn học khá đồ
sộ nhƣng tiêu biểu nhất vẫn là tiểu thuyết Đất rừng phương Nam. Tác phẩm
đƣợc viết bằng tài năng và tâm huyết của nhà văn đã góp phần mang vẻ đẹp vùng văn hóa phƣơng Nam tới bạn đọc cả nƣớc.
Chƣơng 2: DẤU ẤN ĐỊA - VĂN HÓA TRONG TIỂU THUYẾT ĐẤT RỪNG PHƢƠNG NAM