Một số yêu cầu đối với giáo dục đạo đức cho đội ngũ cán bộ quân độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đạo đức cho đội ngũ cán bộ quân đội nhân dân việt nam hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (nghiên cứu một số đơn vị ở miền đông nam bộ) (Trang 76)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Một số yêu cầu đối với giáo dục đạo đức cho đội ngũ cán bộ quân độ

đội hiện nay theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh

Trên cơ sở thực trạng công tác giáo dục đạo đức cách mạng và từ tình hình nhiệm vụ của cách mạng, nhiệm vụ xây dựng, chiến đấu của quân đội trong thời kỳ mới, phương hướng giáo dục đạo đức cho đội ngũ cán bộ quân đội trong thời gian tới được xác định như sau:

Tiếp tục quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, các Nghị quyết cuả Quân ủy Trung ương về xây dựng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ mới; tập trung tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức về trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng đối với công tác giáo dục đạo cho đội ngũ cán bộ

quân đội; tăng cường các biện pháp tuyên truyền, vận động, khơi dậy và phát huy tính tự giác tu dưỡng, rèn luyện của từng cán bộ để họ khơng ngừng phát triển, hồn thiện phẩm chất đạo đức cách mạng; tích cực đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục, rèn luyện để tạo chuyển biến thực sự trong đội ngũ cán bộ quân đội về học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, mà trọng tâm là làm theo tấm gương đạo đức của Người. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, đẩy mạnh đấu tranh chống các biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ quân đội. “Xây dựng đội ngũ cán bộ qn đội có chất lượng tồn diện, có trình độ giác ngộ cách mạng, bản lĩnh chính trị kiên định vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng với Tổ quốc, với nhân dân, sẵn sàng hy sinh bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ XHCN; yên tâm gắn bó xây dựng qn đội, sẵn sàng nhận và hồn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm, cần kiệm, liêm chính, chí cơng vơ tư; trung thực thẳng thắn, không cục bộ, khơng quan liêu, tham nhũng, lãng phí; có phong cách làm việc khoa học, chính quy, dân chủ, kỷ luật, tơn trọng tập thể, đồn kết thống nhất, gắn bó với quần chúng” [78, tr.6]

Để thực hiện phương hướng trên, giáo dục đạo đức cho đội ngũ cán bộ quân đội theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, cần quán triệt, thực hiện tốt các yêu cầu cơ bản sau đây:

Một là, phải kiên định quan điểm, lập trường của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức.

Đạo đức của người cán bộ Quân đội nhân dân Việt Nam là đạo đức mới - đạo đức cộng sản, đã được Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công giáo dục, rèn luyện. Cơ sở lý luận, quan điểm, tư tưởng và lập trường đạo đức của người cán bộ quân đội hiện nay là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; là lập trường của giai cấp công nhân. Đạo đức cách mạng của người cán bộ quân đội khác về bản chất so với đạo đức của các giai cấp tư sản, phong kiến và các tư tưởng tàn dư khác. Lý tưởng đạo đức cách mạng mà người cán bộ quân đội theo đuổi là quyết tâm hy sinh phấn đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng

CNXH, CNCS. Lý tưởng đạo đức đó cũng phù hợp với mục tiêu chiến đấu của quân đội, mục tiêu cách mạng của Đảng.

Trải qua 70 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, quân đội ta được Đảng và Bác Hồ giáo dục, rèn luyện về mọi mặt. Đội ngũ cán bộ quân đội ta luôn thấm nhuần tư tưởng đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh. Cũng chính nhờ được giáo dục tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh mà trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cán bộ quân đội ln hồn thành mọi nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao cho. Dù ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, cán bộ quân đội vẫn luôn trung thành tuyệt đối với Đảng, với sự nghiệp cách mạng, hiếu với nhân dân, hy sinh phấn đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì CNXH.

70 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành của quân đội, cũng là 70 năm cán bộ quân đội kiên trì tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng theo tư tương Hồ Chí Minh. Đó là q trình người cán bộ quân đội từng bước loại bỏ những quan điểm, quan niệm, thái độ và hành vi đạo đức cũ, lỗi thời và từng bước bồi đắp những giá trị đạo đức mới, đạo đức cách mạng của giai cấp công nhân trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì thế, giáo dục nâng cao đạo đức người cán bộ quân đội trên cơ sở kiên trì quan điểm đạo đức của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ln là vấn đề có tính ngun tắc.

Hiện nay, nước ta đang xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Trong xã hội xuất hiện và tồn tại đồng thời nhiều thành phần kinh tế và giai tầng xã hội mới. Theo đó, cũng từng bước nảy sinh nhiều quan niệm đạo đức và lối sống khác biệt, đối lập với quan điểm đạo đức, lối sống của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Có những quan niệm về phẩm chất, chuẩn mực giá trị mang đặc trưng của đạo đức tư sản, tiểu tư sản hay tàn dư đạo đức phong kiến. Có những quan điểm tư tưởng, đạo đức, lối sống chịu ảnh hưởng của đạo đức, lối sống phương Tây, đề cao các giá trị vật chất, sự hưởng lạc, chủ nghĩa thực dụng, cá nhân vị kỷ xa lạ với quan niệm đạo đức cách mạng. Những quan niệm đó cịn nảy sinh, tồn tại lâu dài, gây những tác động tiêu cực đến đời sống tinh thần đạo đức của

xã hội, của quân đội, đến việc giáo dục nâng cao đạo đức của người cán bộ quân đội theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Người cán bộ quân đội là cán bộ của Đảng, hoạt động trong lĩnh vực quân sự. Thành phần giai cấp, cơ sở xã hội để tuyển lựa cán bộ quân đội luôn tuân thủ những nguyên tắc tổ chức chặt chẽ. Đó là điều kiện khách quan thuận lợi trong giáo dục, nâng cao đạo đức cách mạng của người cán bộ quân đội. Tuy vậy, sự tác động từ mặt trái nền kinh tế thị trường đến đạo đức, lối sống của người cán bộ quân đội cũng không thể xem thường. Từ bài học của quân đội Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu (trước đây) cho thấy, nếu xa rời những quan điểm, tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, xa rời những nguyên lý về xây dựng quân đội kiểu mới nói chung, trong giáo dục cán bộ nói riêng, coi thường các tác động tiêu cực của tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống tư sản vào mơi trường qn đội XHCN, khơng có biện pháp ngăn chặn, khắc phục kịp thời triệt để thì đến một mức độ nào đó, tư tưởng chính trị và đạo đức XHCN của cán bộ quân đội sẽ bị chuyển hóa, bị mai một, thậm chí bị đánh bại bởi tư tưởng chính trị và đạo đức tư sản phương Tây. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là lý luận tiền phong, nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng và nhân dân ta. Để tiếp tục nâng cao đạo đức cách mạng của người cán bộ quân đội hiện nay, cần phải luôn luôn kiên định quan điểm, lập trường chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Hai là, phải quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm của Đảng về xây dựng

đội ngũ cán bộ; bám sát yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, của quân đội, đơn vị, bảo đảm phù hợp với đặc điểm nhận thức tư tưởng, tâm lý, trình độ của từng đối tượng và từng lĩnh vực hoạt động, công tác.

Quân đội ta là lực lượng chính trị đặc biệt của Đảng, của giai cấp công nhân, là công cụ bạo lực gắn liền với sự mất còn của chế độ. Đảng lập ra quân đội và xác định nguyên tắc: “Đảng lãnh đạo quân đội tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt”. Công tác cán bộ là công tác quan trọng nhất trong công tác xây dựng Đảng và xây dựng quân đội, trong nâng cao sức chiến đấu và trình độ lãnh đạo của các tổ chức Đảng. Cho nên công tác cán bộ trong quân đội phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, tập

trung, thống nhất về mọi mặt của Đảng. Trong từng thời kỳ cách mạng, với yêu cầu, nhiệm vụ khác nhau, Đảng luôn xác định chủ trương, phương hướng, tiêu chuẩn, chính sách cán bộ cụ thể, để phù hợp với tình hình thực tiễn, và phát huy cao nhất năng lực, phẩm chất của người cán bộ.

Chính vì vậy, việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong quân đội hiện nay phải thường xuyên quán triệt sâu sắc các quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam và Quân ủy Trung ương về xây dựng đội ngũ cán bộ; tập trung làm rõ yêu cầu, tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ trong thời kỳ mới, bảo đảm cho đội ngũ cán bộ quân đội thấm nhuần mục tiêu, nhiệm vụ, biến nhận thức của họ thành động lực, thành ý thức, tình cảm, hành vi đạo đức tốt đẹp. Trong giáo dục phải bám sát tình hình nhiệm vụ của cách mạng, của quân đội và đơn vị trong từng thời kỳ; thơng qua các nhiệm vụ đó để hiện thực hóa hệ thống các phẩm chất đạo đức cách mạng cần thiết đối với mỗi cán bộ, chiến sĩ quân đội; đồng thời, phải gắn với các nhiệm vụ xây dựng qn đội vững mạnh về chính trị trong tình hình mới, tham gia phát triển kinh tế đất nước, nâng cao chất lượng huấn luyện và SSCĐ trong điều kiện đất nước hồ bình.

Cán bộ quân đội ta hiện nay gồm nhiều thế hệ, có tuổi đời, trình độ trải nghiệm cuộc sống, trình độ văn hóa học vấn, sự chín muồi về nhân cách ở các bậc khác nhau. Mặt khác, họ đang đảm trách các nhiệm vụ khác nhau theo sự phân công của Đảng và quân đội. Vì vậy, giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong quân đội phải căn cứ vào đặc điểm riêng về tuổi đời, tuổi quân; trình độ học vấn, chức trách và chức danh đảm nhiệm; loại hình cán bộ cụ thể để xác định nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục cho phù hợp; khắc phục tình trạng giáo dục, bồi dưỡng một cách chung chung, giáo điều mang tính hình thức, áp đặt nhận thức, xa rời đời sống hiện thực, không sát với đối tượng cụ thể của đơn vị. Mặt khác, tạo ra sự liên kết, kế thừa trong quá trình giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho các thế hệ cán bộ và chiến sĩ quân đội hiện nay.

Hoạt động quân sự bao gồm nhiều lĩnh vực công tác có tính chất đặc thù. Bởi vậy, giáo dục và rèn luyện đạo đức cách mạng theo tư tương và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong quân đội còn phải đảm bảo phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động, công tác cụ thể. Trên cơ sở các định hướng chung về phẩm chất, chuẩn mực đạo đức cơ bản, công tác giáo dục, rèn luyện đạo đức phải gắn với thực tiễn nhiệm vụ và yêu cầu cụ thể của từng lĩnh vực công tác trong quân đội. Để nâng cao hiệu quả và tính thực tiễn của cơng tác giáo dục, rèn luyện phải vận dụng sáng tạo các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức vào từng lĩnh vực hoạt động cụ thể trong quân đội. Từ đặc thù của từng lĩnh vực công tác xác định rõ các vấn đề nổi lên, có ý nghĩa thiết thực trong giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ, chiến sĩ quân đội.

Ba là, nắm vững tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, kịp thời cụ thể hóa và vận

dụng sáng tạo, bổ sung hồn thiện phẩm chất đạo đức của người cán bộ quân đội trong thời kỳ mới.

Q trình vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, một mặt phải kiên định những vấn đề có tính ngun tắc trong giáo dục, bồi dưỡng đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh, mặt khác, cần linh hoạt sáng tạo, cụ thể hóa, bổ sung những nội dung, yêu cầu đạo đức mới cho phù hợp với nhiệm vụ của người cán bộ quân đội và sự phát triển của tình hình thực tiễn trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn thường sử dụng những phạm trù đạo đức của nho giáo, đạo đức truyền thống dân tộc, song Người đã cải tạo nội dung và đưa vào những phạm trù đó những yêu cầu mới phù hợp với sự phát triển của thực tiễn cách mạng và chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên nhằm mục đích phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong giáo dục, bồi dưỡng đạo đức cho người cán bộ quân đội giai đoạn hiện nay, cần tránh tư tưởng giáo điều, máy móc, dập khn mà nhất thiết phải xuất phát từ chức trách, nhiệm vụ của người cán bộ quân đội và sự phát triển mới của tình hình thực tiễn để không ngừng bổ sung những yêu cầu nội dung đạo đức mới, đồng thời cụ thể hóa tư tưởng Hồ Chí

Minh trong xây dựng những chuẩn mực, nguyên tắc, phương pháp giáo dục cho từng loại cán bộ, từng bước hoàn thiện nhân cách đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Bốn là, chú trọng nâng cao chất lượng tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức của

cán bộ, chiến sĩ quân đội

Phương châm giáo dục cơ bản của chúng ta là: Biến giáo dục thành tự giáo dục. Sinh thời, chính Hồ Chí Minh là hình ảnh tiêu biểu của tinh thần "khổ công học, khổ công luyện", tự giáo dục, tự rèn luyện suốt đời, kiên trì, liên tục, khơng mệt mỏi. Tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ, chiến sĩ quân đội theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là hoạt động tự giác, tích cực của mỗi người hướng vào nhận thức và hoàn thiện những phẩm chất đạo đức của bản thân mình phù hợp với định hướng giá trị và chuẩn mực đạo đức cách mạng. Đây là hoạt động tự kiểm tra, đánh giá, tự thẩm định và điều chỉnh hành vi đạo đức cá nhân để hình thành những hành vi đạo đức tích cực, cũng như những phẩm chất nhân cách cần phải có ở mỗi cán bộ, chiến sĩ quân đội theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.

Hoạt động tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức của mỗi cán bộ quân đội ln mang tính chủ thể rất cao. Hiệu quả của nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song vấn đề quan trọng là phải thường xuyên động viên, khích lệ được nhu cầu tự hồn thiện ở mỗi người và thường xuyên bồi dưỡng năng lực tự giáo dục, tự rèn luyện ở họ. Vì vậy, để nâng cao chất lượng tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ quân đội hiện nay cần tích cực tạo ra các điều kiện khách quan và môi trường thuận lợi để cán bộ quân đội phát huy được khả năng tự giáo dục, rèn luyện đạo đức. Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao năng lực tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức và tạo được nhu cầu tự thân trong học tập, rèn luyện đạo đức của cán bộ quân đội theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Năm là, phát huy vai trò của các chủ thể giáo dục và đẩy mạnh Cuộc vận

động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" trong quân đội hiện nay.

Quá trình giáo dục đạo đức cho đội ngũ cán bộ quân đội theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh phụ thuộc rất lớn vào vai trò của các chủ thể giáo dục, là các tổ chức Đảng, chỉ huy, cơ quan chính trị, đồn thanh niên, đội ngũ cán bộ chủ trì, v.v...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đạo đức cho đội ngũ cán bộ quân đội nhân dân việt nam hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (nghiên cứu một số đơn vị ở miền đông nam bộ) (Trang 76)