Phát huy tốt vai trò của các tổ chức, các lực lượng để nâng cao chất lượng,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đạo đức cho đội ngũ cán bộ quân đội nhân dân việt nam hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (nghiên cứu một số đơn vị ở miền đông nam bộ) (Trang 106 - 111)

7. Kết cấu của luận văn

3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lƣợng công tác GDĐĐ

3.3.4. Phát huy tốt vai trò của các tổ chức, các lực lượng để nâng cao chất lượng,

lượng, hiệu quả giáo dục đạo đức cho đội ngũ cán bộ quân đội theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ quân đội là một mặt hoạt động CTĐ,CTCT. Tổ chức đảng, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy, cơ quan chính trị, các tổ chức quần chúng và đội ngũ cán bộ, đảng viên có vai trị quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả những hoạt động đó của đơn vị. Kết quả giáo dục đạo đức của đội ngũ cán bộ quân đội phụ thuộc một phần rất lớn đối với việc phát huy sức mạnh tổng hợp của các cơ quan tổ chức, các lực lượng. Trên thực tế, khi nào cán bộ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, các cơ quan, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở trong đơn vị quân đội nêu cao vai trò, trách nhiệm quan tâm chăm lo tới hoạt động giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức cho đội ngũ cán bộ thì hiệu quả hoạt động này khơng ngừng được củng cố, tăng cường. Theo đó, các vụ việc vi phạm phẩm chất đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ quân đội giảm và ngược lại. Tuy nhiên, đối với mỗi cơ quan, tổ chức, lực lượng ở trong qn đội có vai trị, chức năng nhiệm vụ, phạm vi trách nhiệm và có tác động, ảnh hưởng khác nhau đối với giáo dục đạo đức của đội ngũ cán bộ quân đội. Biểu hiện cụ thể vai trị các chủ thể giáo dục đạo đức đó ở các đơn vị quân đội ta như sau:

* Đối với cấp uỷ, tổ chức đảng ở các đơn vị quân đội: Cấp uỷ và tổ chức đảng là hạt nhân chính trị ở đơn vị, có trách nhiệm lãnh đạo mọi mặt. Việc phát huy vai trò lãnh đạo của cấp uỷ, tổ chức đảng có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần đảm bảo cho hoạt động giáo dục đạo đức cho đội ngũ cán bộ quân đội được tiến hành đúng hướng và đạt mục đích yêu cầu đặt ra.

Để phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của cấp uỷ và tổ chức đảng ở các đơn vị, trước hết phải quan tâm kiện toàn cấp uỷ, tổ chức đảng vững mạnh, bảo đảm cho cấp uỷ đảng có đủ số lượng, có cơ cấu hợp lý, chất lượng cao, đồng thời, coi trọng việc bồi dưỡng toàn diện cho từng cấp uỷ viên, cả phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực lãnh đạo cũng như phương pháp, tác phong công tác. Đặc biệt, phải tập trung nâng cao hơn nữa năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của cấp uỷ, tổ chức

đảng ở các đơn vị quân đội, khắc phục tình trạng để cho một số cán bộ chủ chốt thao túng nhằm thực hiện mục đích cá nhân...

Thực hiện vai trị lãnh đạo tồn diện, các tổ chức đảng cần có chủ trương lãnh đạo chuyên đề về giáo dục, rèn luyện đạo đức cho cán bộ, đảng viên của đơn vị. Trong chủ trương, biện pháp lãnh đạo cần chú trọng phát huy sức mạnh của các cơ quan, các lực lượng, nhất là cơ quan chính trị và cán bộ chinh trị. Đồng thời, phải tập trung xây dựng tổ chúc đảng trong sạch, vững mạnh; chăm lo xây dựng đội ngũ đảng viên, cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, khơng có đảng viên, cán bộ của đơn vị mình tha hóa, biến chất về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống. Các tổ chức đảng và từng đảng viên cần xây dựng các chuẩn mực đạo đức, làm cơ sở đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" trong từng đơn vị quân đội.

* Đối với người chỉ huy các cấp: Người chỉ huy các cấp có vai trị rất quan trọng, trực tiếp góp phần quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo đạo đức cho đội ngũ cán bộ quân đội. Do đó, người chỉ huy các cấp phải xác định đầy đủ vai trị trách nhiệm của mình trong cơng tác giáo dục, rèn luyện đạo đức cho cán bộ cấp dưới. Giáo dục, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng cho quân nhân là một nội dung cơ bản trong hoạt động giáo dục chính trị hàng năm theo quy định của Tổng cục Chính trị. Vì vậy người chỉ huy đơn vị phải có nhận thức đúng tầm quan trọng của giáo đục, rèn luyện đạo đức, căn cứ vào nghị quyết của cấp ủy để tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị thực hiện tốt nội dung, chương trình giáo dục theo quy định cho các đối tượng.

Với cương vị, chức trách của mình, người chỉ huy đơn vị chủ động phối hợp chặt chẽ với chính ủy, chính trị viên tìm các biện pháp không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động giáo dục, rèn luyện đạo đức của cán bộ thuộc quyền theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Phải tập trung chỉ đạo phát huy sức mạnh của các cơ quan, các lực lượng trong đơn vị tiến hành hoạt động giáo dục, rèn luyện đạo đức có tính khoa học, thiết thực, hiệu quả. Phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá hoạt động giáo dục trong đơn vị mình, kịp thời biểu dương những mặt tốt,

uốn nắn những biểu hiện nhận thức và hành động không đúng đối với công tác giáo dục, rèn luyện đạo đức của đơn vị mình. Họ phải ln thực sự nêu cao tinh thần, trách nhiệm trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ; gương mẫu giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, không tham nhũng, lãng phí, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực ở đơn vị quân đội.

* Đối với Chính ủy, chính trị viên, cán bộ chính trị và cơ quan chính trị: Chính ủy, chính trị viên và cơ quan chính trị làm tốt vai trị là người đảm nhiệm và chịu trách nhiệm về tổ chức hoạt động giáo dục, rèn luyện đạo đức cho đội ngũ cán bộ của đơn vị. Cho nên, bên cạnh việc phối hợp chặt chẽ với người chỉ huy quản lý đơn vị, nắm chắc và chỉ đạo sâu sát cơ quan chính trị trong các hoạt động giáo dục đạo đức của dơn vị thì người chính ủy, chính trị viên phải ln phát huy tính năng động, chủ động, sáng tạo trong hình thức, biện pháp tổ chức giáo dục dạo đức của đơn vị mình một cách phù hợp, thiết thực. Đồng thời người chính ủy, chính trị viên phải có trí tuệ, có phương pháp, tác phong cơng tác phù hợp, có hành động mẫu mực về đạo đức, lối sống để lôi cuốn, thuyết phục được mọi quân nhân trong đơn vị thực hiện tốt các nội dung, hình thức, biện pháp giáo dục mà lãnh đạo, chỉ huy xác định, đã được các tổ chức của đơn vị bàn bạc dân chủ. Trên cơ sở đó, mọi cán bộ, chiến sĩ hiểu rõ những yêu cầu, mục tiêu, nội dung giáo dục, rèn luyện nâng cao đạo đức cách mạng và có biểu tượng để nỗ lực phấn đấu; đồng thời, mỗi người sẽ xác định rõ hơn thái độ kiên quyết trong đấu tranh và ngăn chặn mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, mọi hành vi sai trái làm ảnh hưởng đến truyền thống, đến các chuẩn mực giá trị đạo đức cách mạng của quân đội ta.

Cơ quan chính trị và cán bộ chính trị là lực lượng chuyên trách đảm nhiệm CTĐ,CTCT ở các đơn vị quân đội, đây là lực lượng có vai trị rất quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục, rèn luyện đạo đức của đội ngũ cán bộ qn đội. Chính vì vậy, để góp phần tạo được chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng nhằm nâng cao đạo đức của đội ngũ cán bộ, cơ quan chính trị và cán bộ chính trị cần phát huy cao trách nhiệm của mình trong thực hiện chức năng nghiên cứu, tham mưu và đề xuất với cấp uỷ đảng, chính ủy,

chính trị viên những chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu lực CTĐ,CTCT ở các đơn vị quân đội, trong đó cần quan tâm đúng mức tới công tác giáo dục đạo đức cho đội ngũ cán bộ quân đội theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.

Sau khi có nghị quyết của cấp uỷ đảng, cơ quan chính trị và cán bộ chính trị phải nêu cao trách nhiệm, kịp thời hướng dẫn các tổ chức, lực lượng ở đơn vị tiến hành tốt hoạt động giáo dục, rèn luyện đạo đức theo đúng nghị quyết, kế hoạch đã xác định, phù hợp với đặc điểm tình hình nhiệm vụ của từng đơn vị; đồng thời, tiến hành kiểm tra việc thực hiện hoạt động CTĐ,CTCT nói chung, việc giữ gìn đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ quân đội nói riêng, đảm bảo cho hoạt động giáo dục đạo đức bám sát nhiệm vụ chính trị, thơng qua đó mà phát huy tác dụng.

Để phát huy tốt vai trị, trách nhiệm của cơ quan chính trị và cán bộ chính trị, trước hết phải xây dựng lực lượng này vững mạnh, hồn thiện mơ hình tổ chức, biên chế; xác định rõ chức trách, nhiệm vụ của từng bộ phận, từng chức danh cán bộ chính trị theo đúng tinh thần Nghị quyết 51-NQ/TW của Bộ Chính trị (khố IX); Nghị quyết 513-NQ/ĐUQSTW của Đảng uỷ Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương) và các hướng dẫn cụ thể của Tổng cục Chính trị về “Hồn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên trong quân đội”. Đồng thời, lãnh đạo, chỉ huy bằng nhiều hình thức, biện pháp khác nhau để tăng cường bồi dưỡng kiến thức tay nghề, nghiệp vụ CTĐ,CTCT cho đội ngũ cán bộ. Nếu khơng có những kiến thức cơ bản đó thì họ khơng thể tiến hành tốt hoạt động CTĐ,CTCT trong các đơn vị quân đội và cũng khơng thể phát huy được vai trị, trách nhiệm của mình đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục, rèn luyện đạo đức cho đội ngũ cán bộ quân đội.

* Đối với tổ chức quần chúng (cơng đồn, đồn thanh niên, hội phụ nữ): Xây dựng cơng đồn, đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, hội phụ nữ ở các đơn vị quân đội vững mạnh tồn diện, phát huy vai trị của các tổ chức này trong việc cung cấp thông tin, nắm bắt và định hướng dư luận quần chúng đối với việc giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ. Đó cũng là một trong những cơ sở, giúp cho cấp uỷ đảng, người chỉ huy xác định đúng đắn chủ trương, biện pháp lãnh đạo,

chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt hoạt động giáo dục, rèn luyện đạo đức cho đội ngũ cán bộ quân đội.

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức quần chúng ở đơn vị quân đội mà phát huy vai trị trách nhiệm của cơng đồn, đồn thanh niên, hội phụ nữ trong tham gia ý kiến đóng góp cho đội ngũ cán bộ, nhất là việc giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống. Những ý kiến đóng góp của các tổ chức quần chúng phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, nghiêm túc, có trách nhiệm cao trên tinh thần xây dựng. Để làm được điều đó, lãnh đạo và chỉ huy đơn vị phải biết tôn trọng, lắng nghe ý kiến của quần chúng; kịp thời động viên, khuyến khích, bảo vệ những cá nhân, tổ chức đã phát huy tốt dân chủ, mạnh dạn, thẳng thắn trong góp ý phê bình cán bộ, đảng viên.

Cần phải nghiên cứu một cách nghiêm túc, xác minh, làm rõ các ý kiến đóng góp của quần chúng, kịp thời giải quyết những vướng mắc của họ ngay tại cơ sở sao cho thấu tình, đạt lý, khơng để xảy ra biểu tình, khiếu kiện, nhất là khiếu kiện vượt cấp của công nhân, viên chức và người lao động. Muốn vậy, lãnh đạo, chỉ huy đơn vị cần coi ý kiến đóng góp của quần chúng là một căn cứ, một kênh thông tin quan trọng để xác định chủ trương, biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, không ngừng nâng cao đạo đức cho đội ngũ cán bộ quân đội. Đồng thời, cấp uỷ đảng và đội ngũ cán bộ chủ trì phải đề cao vai trị, trách nhiệm của tổ chức cơng đoàn trong việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cán bộ để có những quyết sách lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của đơn vị một cách đúng đắn, tạo được sự đồng thuận, ủng hộ của quần chúng. Dù trong điều kiện, hoàn cảnh nào cấp uỷ đảng, chỉ huy đơn vị cũng nên thông qua các tổ chức cơng đồn, đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, hội phụ nữ để phát huy quyền làm chủ của quần chúng về chính trị, đặc biệt là về kinh tế, đảm bảo cho mọi người được cung cấp đầy đủ thơng tin kinh tế, chính trị, xã hội, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của quân đội và các chế độ, chính sách đãi ngộ mà họ được hưởng; phát huy vai trò của quần chúng trong tham gia góp ý kiến vào việc bình xét khen thưởng, kỷ luật, sắp xếp bổ nhiệm, nâng lương, bỏ phiếu tín nhiệm đối với cán bộ trực tiếp thuộc quyền.

* Đối với cấp uỷ, chính quyền và nhân dân địa phương: Phát huy vai trị của cấp uỷ, chính quyền và nhân dân địa phương nơi đóng quân cũng như nơi cư trú của cán bộ quân đội là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng. Do vậy, trong từng thời gian nhất định, lãnh đạo, quản lý và cơ quan chức năng trong quân đội cần thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với cấp uỷ, chính quyền địa phương để nắm chắc tình hình chính trị, kinh tế, trật tự an tồn xã hội trên địa bàn; kịp thời phối hợp với các cơ quan, tổ chức, lực lượng có liên quan ở địa phương để giáo dục, quản lý đội ngũ cán bộ quân đội, phát hiện và ngăn chặn những hiện tượng vi phạm kỷ luật quan hệ quân dân, vi phạm đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ quân đội.

Tùy tình hình cụ thể của từng đơn vị, cấp uỷ đảng, cán bộ chủ trì đơn vị cần chủ động phối hợp với cấp uỷ, chính quyền và nhân dân địa phương nơi cán bộ cư trú để nắm chắc các mối quan hệ của cán bộ, thực hiện nhận xét, đánh giá cán bộ ở nơi làm việc và nơi cư trú một cách nghiêm túc, chặt chẽ. Qua đó, góp phần giúp đội ngũ cán bộ quân đội điều chỉnh thái độ, hành vi đạo đức của mình cho phù hợp với các quy định của cấp trên, của đơn vị và của cấp uỷ, chính quyền địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đạo đức cho đội ngũ cán bộ quân đội nhân dân việt nam hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (nghiên cứu một số đơn vị ở miền đông nam bộ) (Trang 106 - 111)