7. Kết cấu của luận văn
1.3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trị đạo đức và giáo dục đạo đức
1.3.2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức
Theo từ điển Tiếng Việt năm 1992: "Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó,
làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra” [104, tr.365].
Giáo dục đạo đức là quá trình dưới tác động của chủ thể giáo dục, người được giáo dục tiếp nhận các yêu cầu, chuẩn mực, giá trị tư tưởng, đạo đức của xã hội và chuyển hóa thành ý thức, thái độ, hành vi cá nhân. Chính trong q trình giáo dục ấy đã xây dựng cho họ có ý thức đạo đức, tình cảm đạo đức và thói quen đạo đức theo những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội.
Cho nên, có thể định nghĩa giáo dục đạo đức như sau: Giáo dục đạo đức là quá trình tác động từ bên ngoài tới ý thức cá nhân, là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục (các thiết chế xã hội, nhà trường, gia đình…) nhằm hình thành, phát triển ở mỗi người ý thức đạo đức, tình cảm đạo đức đúng đắn, hành vi đạo đức phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội và quy ước của cộng đồng.
Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định vai trị quan trọng của giáo dục đối với sự hình thành nhân cách con người. Do vậy, Người ln nhắc nhở tồn Đảng, toàn dân ta phải chăm lo đến sự nghiệp giáo dục, Người căn dặn: "Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng CNXH vừa "hồng" vừa "chuyên" [55, tr.612]. Hồ Chí Minh cho rằng, mỗi con người đều có cái thiện và ác ở trong lịng, ta phải làm thế nào cho phần tốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa Xn. Thơng qua giáo dục thì cái thiện trong mỗi con người sẽ ngày càng nhiều thêm và cái ác sẽ mất dần đi. Tuy vậy, Hồ Chí Minh khơng coi giáo dục là yếu tố vạn năng, là tất cả, mà chỉ là phần chủ đạo, phần nhiều. Người viết:
“Ngủ thì ai cũng như lương thiện, Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền. Hiền dữ đâu phải là tính sẵn,
Phần nhiều do giáo dục mà nên” [43, tr.413].
Về con đường giáo dục, trong tác phẩm “Đời sống mới”, Hồ Chí Minh chỉ ra con đường và cách thức để thực hành đời sống mới, trước hết là tuyên truyền, giải
thích, tuyên truyền giải thích phải dần dần, nói cho người ta hiểu, để người ta tin và làm theo. Người nhấn mạnh nguyên tắc tuyên truyền: “phải tuyên truyền cho anh em, bà con tự nguyện, tự giác chứ không phải là cách làm quan liêu, mệnh lệnh hay gò ép” [51, tr.237]. Người coi thuyết phục là một khoa học địi hỏi phải có trình độ hiểu biết sâu rộng, có nghệ thuật khéo léo, tế nhị và kiên nhẫn. Người nói: “Phải hăng hái, bền gan, chịu khó, đồng thời phải cẩn thận, khơn khéo, mềm mỏng” [45, tr.127]. Bên cạnh thuyết phục thì phương pháp nêu gương cũng ln được Bác coi trọng, Người nói tun truyền, giải thích phải gắn với làm gương, “tốt nhất là miệng nói tay làm, làm gương cho người khác bắt chước” [45, tr.126]. Nêu gương là một trong những phương pháp tốt để giáo dục đạo đức cách mạng cho bộ đội. Người luôn chỉ ra, đối với cấp trên phải làm gương cho cấp dưới, cán bộ làm gương cho chiến sĩ, mọi người làm gương cho nhau; đồng thời phải chăm lo đến đời sống, tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền. Hồ Chí Minh nói: “Từ Tiểu đội trưởng trở lên, từ Tổng tư lệnh trở xuống, phải săn sóc đời sống vật chất và tinh thần của đội viên” [47, tr.76]. Ngoài ra, Hồ Chí Minh cịn vận dụng các phương pháp khác như bắt buộc và xử phạt; tự phê bình và phê bình. Theo Người, bắt buộc và xử phạt cũng là một phương pháp giáo dục nhưng chỉ nên áp dụng đối với một số ít người khi đã tuyên truyền giải thích nhiều lần nhưng vẫn cố tình khơng nghe, khơng làm theo. Người cho rằng, tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, để đồn kết và tiến bộ. Người nói: “Thang thuốc hay nhất là thiết thực phê bình và tự phê bình” [45, tr.302]. Phê bình và tự phê bình là quy luật tất yếu như người ốm nói rõ chứng bệnh của mình cho thầy thuốc. Người chỉ ra cách thức phê bình và tự phê bình là phải ráo riết, triệt để, thật thà, không nể nang, không thêm bớt, phải vạch rõ ưu điểm và khuyết điểm. Ngồi ra Hồ Chí Minh cịn sử dụng nhiều phương pháp trong giáo dục bộ đội như thi đua, động viên, khen thưởng…Tuy nhiên, theo người khơng có phương pháp nào là tối ưu mà chỉ có phương pháp cơ bản nhất trong giáo dục, trong đó phải lấy thuyết phục làm phương pháp chủ yếu trong giáo dục bộ đội.
Tiểu kết chƣơng 1
Đạo đức là hệ thống những quy tắc, chuẩn mực xã hội điều chỉnh thái độ, hành vi của con người trong quan hệ xã hội cho phù hợp với yêu cầu của cuộc sống cộng đồng. Khác với pháp luật, các chuẩn mực của đạo đức không ghi thành văn bản pháp quy có tính cưỡng chế, song được mọi người thực hiện do sự thôi thúc của lương tâm và dư luận xã hội.
Đạo đức hình thành và phát triển là một tất yếu lịch sử do nhu cầu khách quan của xã hội. Đạo đức luôn phát triển cùng với xã hội lồi người, có tính nhân loại phổ biến, đồng thời có tính lịch sử, cụ thể phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, bản sắc văn hoá của mỗi quốc gia, dân tộc. Trong xã hội có giai cấp, đạo đức mang tính giai cấp sâu sắc.
Đội ngũ cán bộ quân đội, một bộ phận trong đội ngũ cán bộ của Đảng và Nhà nước ta; là lực lượng nòng cốt của tổ chức lực lượng quân đội. Để hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang của mình với tính cách là lực lượng xã hội đặc thù, ngoài việc rèn luyện để khơng ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ, chun mơn thì vấn đề giáo dục đạo đức và nâng cao đạo đức cho đội ngũ cán bộ quân đội có tầm quan trọng đặc biệt.
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh đã thường xuyên quan tâm, giáo dục, nâng cao đạo đức cho đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ quân đội nói riêng. Thơng qua chương này, chúng ta có thể nhận thấy vai trị to lớn, tầm quan trọng của đạo đức cách mạng và việc giáo dục đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Tiếp tục bồi dưỡng, giáo dục đạo đức cho đội ngũ cán bộ qn đội chính là q trình làm cho các phẩm chất đạo đức của người cán bộ quân đội phát triển lên một trình độ mới; là yếu tố cơ bản tạo nên bản lĩnh, uy tín của người cán bộ quân đội, góp phần trực tiếp đến chất lượng xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân; thực hiện tốt chức năng đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất; bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, viết tiếp những trang sử hào hùng của dân tộc, xây đắp nên truyền thống vẻ vang của quân đội anh hùng.
Vì vậy, nghiên cứu, học tập, thấm nhuần và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục đạo đức cho đội ngũ cán bộ quân đội hiện nay là nhiệm vụ cấp bách và cần thiết để đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY