Đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục đạo đức cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đạo đức cho đội ngũ cán bộ quân đội nhân dân việt nam hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (nghiên cứu một số đơn vị ở miền đông nam bộ) (Trang 97 - 106)

7. Kết cấu của luận văn

3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lƣợng công tác GDĐĐ

3.3.3. Đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục đạo đức cho

ngũ cán bộ quân đội theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

Đây là giải pháp quan trọng nhằm giải quyết những yêu cầu về tính khoa học, thiết thực góp phần nâng cao chất lượng cơng tác giáo dục đạo đức cho đội ngũ cán bộ quân đội ở đơn vị cơ sở hiện nay. Kết quả điều tra xã hội học đối với cán bộ

quân đội có 90% tổng số ý kiến được hỏi cho rằng, đây là một trong các giải pháp

quan trọng để nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đức cho đội ngũ cán bộ quân đội hiện nay theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.

Nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục đạo đức cho đội ngũ cán bộ quân đội hiện nay rất phong phú, đa dạng. Tuy nhiên tiến hành đổi mới giáo dục đạo đức cho đội ngũ cán bộ quân đội phải trên cơ sở nắm vững và vận dụng sáng tạo những nguyên lý, nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, để giữ gìn và phát triển những giá trị đạo đức mới phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ quân đội và đơn vị trong tình hình mới.

Đổi mới nội dung giáo dục đạo đức cho đội ngũ cán bộ quân đội theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là yêu cầu khách quan là một khâu đột phá, trực tiếp quyết định chất lượng, hiệu quả giáo dục nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ quân đội. Chất lượng giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ quân đội theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng trước hết phải xây dựng được nội dung, kết cấu chương trình khoa học, lơgíc, có tính định hướng chính trị rõ ràng, sắc bén. Tăng cường giáo dục lý luận, nâng cao kiến thức cơ bản về những nguyên lý, chuẩn mực đạo đức, những luận giải dựa trên cơ sở khoa học, có tính thuyết phục cao. Hàm lượng khoa học trong mỗi nội dung, mỗi vấn đề giáo dục cơ bản phải chứa đựng những tinh hoa, giá trị đạo đức truyền thống

phong phú của dân tộc, của Đảng và Bác Hồ về những chuẩn mực đạo đức "Bộ đội Cụ Hồ”.

Tiến hành đổi mới nội dung giáo dục đạo đức cách mạng cho đối tượng cán bộ quân đội phải nắm vững tư tưởng chỉ đạo chung của Tổng cục Chính trị, sự hướng dẫn về đổi mới giáo dục chính trị - tư tưởng, đồng thời bám sát sự phát triển về tư tưởng, lý luận nói chung và về xây dựng đạo đức nói riêng. Từ đó nâng cao nhận thức chính trị, củng cố quan điểm, lập trường tạo cơ sở niềm tin vững chắc ở người cán bộ quân đội, đáp ứng những yêu cầu mới trong giáo dục đạo đức của quân đội.

Đổi mới nội dung giáo dục đạo đức cho người cán bộ quân đội, trước hết tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục về chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, truyền thống của dân tộc, quân đội, nhiệm vụ của cách mạng, của quân đội trong tình hình mới, điều kiện mới.

Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng là cơ sở lý luận chủ yếu cho việc hình thành và phát triển đạo đức cách mạng, nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ qn đội. Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Có học tập lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin mới củng cố được đạo đức cách mạng, giữ vững được lập trường, nâng cao sự hiểu biết về trình độ chính trị, mới làm tốt cơng tác mà Đảng giao phó cho mình".

Trong sự nghiệp đổi mới xây dựng CNXH, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng. Vì vậy, việc giáo dục lý luận cho đội ngũ cán bộ vừa góp phần nâng cao trình độ trí tuệ, năng lực tư duy nhưng quan trọng hơn là bồi dưỡng thế giới quan, phương pháp luận khoa học. Học để nắm cho được các tinh thần xử trí đối với việc, đối với người, đối với mình, học để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Học để biết sống với nhau có nghĩa có tình. Đó là phương pháp luận độc đáo của Hồ Chí Minh khi tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin. Đó cũng là yêu cầu mà Người địi hỏi ở người cán bộ trong q trình học tập tiếp thu lý luận cách mạng và đường lối, nhiệm vụ của Đảng, của quân đội.

Giáo dục lý luận cách mạng và quán triệt đường lối nhiệm vụ cách mạng để giúp cho người cán bộ nhận thức sâu sắc bản chất cách mạng khoa học, nắm vững những nguyên lý, quan điểm đạo đức cộng sản, quán triệt đường lối đổi mới, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trên cơ sở đó làm cho họ thấm nhuần sâu sắc mục tiêu lý tưởng, rèn luyện bản lĩnh kiên định niềm tin, bồi đắp tình cảm cách mạng, hình thành động lực thơi thúc, thành ý thức, tình cảm và hành vi đạo đức cao đẹp.

Việc giáo dục lý luận bao giờ cũng gắn với việc đấu tranh phê phán các luận điệu sai trái, thù địch, các khuynh hướng tư tưởng phản động, các biểu hiện phai nhạt lý tưởng, giảm sút lòng tin, thiếu tình cảm và nhiệt tình cách mạng... Những khuynh hướng đó hạn chế kết quả giáo dục và làm suy giảm giá trị đạo đức quân nhân.

Thực tiễn cho thấy, đội ngũ cán bộ quân đội hiện nay từ sơ cấp đến cao cấp về cơ bản đều được đào tạo có hệ thống và tồn diện, được rèn luyện, bồi dưỡng trong thực tiễn công tác. Cả phẩm chất, năng lực, trình độ đều có bước trưởng thành. Tuy nhiên, trước sự phát triển của nhiệm vụ cách mạng, việc tăng cường giáo dục lý luận cho đội ngũ cán bộ vẫn là vấn đề cốt tử, bên cạnh đó cần bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao năng lực tồn diện. Chỉ có trên cơ sở giác ngộ chính trị mới phát triển nhân cách con người toàn diện. Và sự phát triển nhân cách cả về đạo đức năng lực của con người là cơ sở để mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng trở thành hiện thực trong đời sống.

Giáo dục, bồi dưỡng nâng cao ý thức giữ gìn phát triển những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, của Đảng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là nội dung quan trọng trong giáo dục nâng cao đạo đức cách mạng đội ngũ cán bộ quân đội.

Trải qua hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước, qua bao biến cố thăng trầm, nhưng đất nước, dân tộc, con người Việt Nam vẫn không ngừng phát triển, đã xây đắp nên truyền thống vẻ vang. Những giá trị truyền thống ấy đã phát huy bản sắc văn hoá Việt Nam, cốt cách con người Việt Nam. Những giá trị truyền thống ấy đã phát huy vai trò to lớn của nguồn nội lực tinh thần dân tộc trong sự nghiệp cách

mạng của Đảng, của dân tộc. Ngày nay, trong đoạn cách mạng mới, những giá trị cao đẹp đó vẫn là niềm tự hào, là biểu tượng cao đẹp để vươn tới, là nguồn lực không bao giờ cạn giúp cho dân tộc, đất nước vượt qua khó khăn, thử thách. Vì vậy, việc giữ gìn và phát triển các giá trị văn hoá truyền thống, giá trị đạo đức càng có ý nghĩa quan trọng.

Tuy nhiên, để kế thừa và phát triển truyền thống trong điều kiện hiện nay cần nhận thức đầy đủ sự phát triển biện chứng của những giá trị truyền thống để không rơi vào bảo thủ, khư khư ôm giữ những cái đã qua một cách máy móc, đồng thời cũng tránh khuynh hướng hư vơ chủ nghĩa, muốn xố bỏ sạch trơn, xố bỏ cả những giá trị tích cực đang tiếp tục phát huy vai trò động lực tinh thần, thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Vì vậy, việc kế thừa và phát triển truyền thống cần duy trì và phát triển nó trong sự vận động khơng ngừng của đời sống xã hội.

Đối với quân đội ta, 70 năm được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng thường xuyên chú trọng giáo dục, xây đắp truyền thống vẻ vang. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, việc giáo dục xây dựng truyền thống của dân tộc, của Đảng, của quân đội cho đội ngũ cán bộ cần phải đứng trên lập trường giai cấp của Đảng, đánh giá chúng một cách khách quan, khoa học, phân biệt cái cần kế thừa phát triển, cái cần lọc bỏ sao cho những truyền thống còn giá trị thúc đẩy sự phát triển của xã hội được tiếp tục phát huy trong điều kiện mới, được vận hành trong sự phát triển đa dạng của cuộc sống để tiếp tục đóng góp vai trị tích cực của nó.

Hiện nay, việc giáo dục truyền thống cịn phải chú trọng đấu tranh chống sự xâm nhập của lối sống tư sản, tiểu tư sản vào trong môi trường quân đội. Chúng ta đã thấy tác động của lối sống tư sản trong sự tha hố của một số khơng ít cán bộ quân đội. Nhưng ở đây, trong giáo dục truyền thống cho cán bộ, một vấn đề được đặt ra khơng chỉ là lối sống mà cịn cả lẽ sống. Những quan điểm lý luận chính trị, những khuynh hướng, triết lý về cuộc sống lấy hưởng thụ làm mục đích đang làm xói mịn nền tảng chính trị tinh thần của đạo đức cán bộ, dẫn đến hoài nghi, dao động, thậm chí phản bội lại mục tiêu, lý tưởng, đây là xu hướng cực kỳ nguy hiểm cần được chú ý đúng mức.

Trong cách mạng XHCN hiện nay, việc giáo dục truyền thống cho cán bộ quân đội còn đặt ra yêu cầu đấu tranh chống những tư tưởng, lề thói sản xuất nhỏ, tư duy và cách làm thụ động của thói quen bao cấp, dựa dẫm ỷ lại... làm suy yếu tính tập trung thống nhất cao của quân đội, làm ảnh hưởng tới đoàn kết nội bộ, làm trở ngại cho quá trình giáo dục nâng cao đạo đức cho cán bộ quân đội. Do đó, để tăng cường chất lượng giáo dục truyền thống, cần phải huy động cán bộ, chiến sĩ cảnh giác trước mọi biểu hiện vi phạm bản chất truyền thống, có ý thức giữ gìn, phát huy bản chất truyền thống. Điều đó địi hỏi sự tỉnh táo, óc phê phán, tinh thần tự phê bình và phê bình triệt để trước hết là của đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cao cấp.

Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức còn cần gắn với giáo dục phẩm chất nghề nghiệp quân sự, nâng cao lịng tự hào, ý thức gắn bó với quân đội, giáo dục bồi dưỡng lòng dũng cảm, tinh thần xả thân hy sinh vì Tổ quốc. Đồng thời phải chú trọng giáo dục nâng cao năng lực tồn diện. Đức phải gắn với tài, có tài thì đức mới phát huy được vai trị to lớn của nó trong các mặt hoạt động quân sự của người cán bộ quân đội. Trong các nội dung bồi dưỡng cần chú ý nâng cao trình độ văn hố, các kiến thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, chú ý kiến thức địa lý, đặc biệt là kiến thức lịch sử. Cán bộ quân đội cần phải nắm vững lịch sử dân tộc, lịch sử chiến tranh, lịch sử quân đội... Cán bộ chính trị càng cần phải có kiến thức sâu sắc ở lĩnh vực này. Giáo dục nâng cao trình độ kiến thức văn hố, đồng thời chú trọng giáo dục nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, trình độ nhận thức pháp luật và yêu cầu chấp hành luật pháp, khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ quân sự phù hợp với yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay.

Để thực hiện được yêu cầu trên, trước hết cần tăng cường chất lượng giáo dục, đào tạo của các nhà trường quân đội theo hướng vừa nâng cao chất lượng bồi dưỡng nhận thức lý luận, nâng cao thế giới quan phương pháp luận khoa học vừa chú trọng nâng cao năng lực thực hành theo mục tiêu yêu cầu đào tạo. Thực hiện việc đổi mới nội dung chương trình, đảm bảo nội dung, chương trình đào tạo vừa đảm bảo tính cơ bản, hệ thống, tồn diện vừa kế thừa truyền thông quân sự, khoa

học nghệ thuật quân sự Việt Nam, vừa tiếp cận các tri thức khoa học quân sự hiện đại. Tăng cường huấn luyện thực hành, xây dựng hệ thống các bài tập xử trí tình huống, đưa người học bám sát đặc điểm, yêu cầu chiến tranh trong tương lai. Thực hiện tốt việc kết hợp giữa nhà trường với đơn vị, xây dựng và hoàn thiện nội dung thực tập và huấn luyện thực tế của các học viên ở các đơn vị. Đẩy mạnh các hoạt động NCKH và ứng dụng khoa học kỹ thuật quân sự trong thực tiễn, SSCĐ và chiến đấu của quân đội. Tăng cường giáo dục rèn luyện kỷ luật, xây dựng nền nếp chính quy, nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá tinh thần trong các nhà trường quân đội.

Cùng với đổi mới nội dung, cần tiếp tục đẩy mạnh đổi mới hình thức, phương pháp bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ quân đội theo hướng: vận dụng linh hoạt, sáng tạo nhiều hình thức, phương pháp sinh động, đặc biệt, phải chú ý vận dụng có hiệu quả những phương pháp mà sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh thường sử dụng để giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Trong tình hình hiện nay, cần thực hiện tốt các hình thức, phương pháp cơ bản sau:

Một là, sử dụng có hiệu quả phương pháp giáo dục thuyết phục trong giáo

dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ quân đội.

Đây là một phương pháp quan trọng của giáo dục đạo đức cách mạng, là nghệ thuật thức tỉnh trí tuệ, tình cảm bên trong mỗi con người, giúp cho họ có sự đấu tranh nội tâm giữa cái đúng và cái sai, giữa tiến bộ vối bảo thủ, lạc hậu... Qua đó hình thành ý thức tự nguyện, tự giác trong tiếp nhận các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức, chuyển nó thành tình cảm, động cơ, thành ý thức, ý chí, niềm tin để chỉ đạo hành động đúng với yêu cầu của đạo đức cách mạng. Phương pháp thuyết phục có vai trị định hướng sự lựa chọn giá trị đạo đức của cá nhân, thực chất đây là một quá trình chuyển chuẩn mực, giá trị đạo đức xã hội thành chuẩn mực, giá trị đạo đức cá nhân. Vì vậy, phương pháp thuyết phục cần phải được thâm nhập vào tất cả các phương pháp, hình thức của giáo dục đạo đức. Các luận cứ về chuẩn mực đạo đức phải được xây dựng và luận giải có tính thuyết phục, sâu sắc, tránh sự áp đặt khiên

cưỡng, gò ép; cần xây dựng những biểu tượng có nhân cách đạo đức mới làm mẫu mực để mọi người noi theo. Đó là phương pháp tốt để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cách mạng, học tập và quán triệt tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho cán bộ quân đội.

Hai là, sử dụng có hiệu quả phương pháp nêu gương trong giáo dục đạo đức

cách mạng cho đội ngũ cán bộ quân đội.

Nêu gương là phương pháp rất cơ bản trong bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, đây là phương pháp mang lại hiệu quả thiết thực và sức thuyết phục mạnh mẽ. Bởi lẽ, sự thực hành đạo đức trong cuộc sống bao giờ cũng có sức cảm hóa to lớn hơn sự rao giảng lý thuyết, một tấm gương sáng cịn có giá trị hơn một trăm bài diễn thuyết. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng sử dụng phương pháp nêu gương, Người khẳng định: “Lấy gương người tốt, việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới”.

Người cán bộ quân đội vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của quá trình giáo dục đạo đức cách mạng. Cho nên, một trong những biện pháp nâng cao đạo đức cách mạng của người cán bộ quân đội, là phải lấy tấm gương về tư tưởng, đạo đức,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đạo đức cho đội ngũ cán bộ quân đội nhân dân việt nam hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (nghiên cứu một số đơn vị ở miền đông nam bộ) (Trang 97 - 106)