Nâng cao tính tích cực, chủ động, tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đạo đức cho đội ngũ cán bộ quân đội nhân dân việt nam hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (nghiên cứu một số đơn vị ở miền đông nam bộ) (Trang 111 - 129)

7. Kết cấu của luận văn

3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lƣợng công tác GDĐĐ

3.3.5. Nâng cao tính tích cực, chủ động, tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức

của mỗi cán bộ quân đội.

Quá trình giáo dục đạo đức phụ thuộc quyết định vào quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện các hoạt động giáo dục lý luận, giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, giáo dục truyền thống, tự phê bình và phê bình, các hình thức giáo dục thơng qua hoạt động thực tiễn, giáo dục bằng thuyết phục, nêu gương... Mỗi hoạt động đó có thể coi là một cách thức, một biện pháp, một con đường vạch ra mục tiêu phương hướng, cung cấp cơ sở nội đung, phương pháp, tạo ra môi trường thuận lợi để thúc đẩy quá trình rèn luyện đạo đức, phát triển năng lực... Nhưng toàn bộ các hoạt động đó cuối cùng đều thơng qua chính đối tượng giáo dục, thông qua khả năng tiếp nhận chuyển hố các tác động bên ngồi thành q trình tự giáo dục, tự rèn luyện của họ.

Quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện là sự nỗ lực có ý thức về trí tuệ, đạo đức và ý chí của con người nhằm bồi dưỡng cho mình những phẩm chất cá nhân cần thiết. Tự giáo dục là hoạt động của cá thể con người nhưng lại mang tính xã hội sâu

sắc. Những phẩm chất tốt đẹp của con người khơng những chỉ cần cho chính người đó mà cịn cho cả những người xung quanh. Bản chất của con người là tổng hoà các quan hệ xã hội. Vì vậy, những phẩm chất mà họ rèn luyện cần cho cuộc đời họ không phải với tính cách là mục đích tự thân mà là để thực hiện có kết quả vai trị và nghĩa vụ của mình trong tập thể và xã hội. Nhưng cũng vì thế mà việc tự hồn thiện các phẩm chất đạo đức, thay đổi thói quen tâm lý, hành vi thường khơng dễ dàng. Con người càng ít bị chi phối bởi những điểm yếu của mình bao nhiêu thì họ càng nhận thức được nó bấy nhiêu. Ý thức tích cực, tính tự giác chủ động, khả năng tự điều chỉnh thái độ, hành vi, khả năng thiết lập các mối quan hệ và xử lý các mối quan hệ, khả năng tự kiểm tra, đánh giá của người cán bộ càng cao thì sự phát triển các phẩm chất đạo đức, năng lực càng lớn.

Tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức là thuộc tính vốn có trong bản chất con người. Với tư cách là chủ thể của quá trình nhận thức và cải tạo thế giới, với khả năng ý thức và tự ý thức, con người hồn tồn có khả năng cải tạo được chính bản thân mình. Để có thể ý thức được những điểm yếu của mình và tự điều chỉnh đúng đắn phải trên cơ sở được giáo dục và có sự tác động thuận lợi của mơi trường, hồn cảnh. Trong đó, giáo dục lý tưởng mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh chính là sự khởi đầu và đặt nền móng cho tự giáo dục. Hoạt động giáo dục càng chặt chẽ, càng toàn diện, con người càng lĩnh hội được nhiều kiến thức kinh nghiệm, có điều kiện phát triển trưởng thành về mặt xã hội thì nhu cầu về tự giáo dục càng lớn. Tự giáo dục, tự rèn luyện là giai đoạn phát triển cao của quá trình giáo dục, đạo đức, thể hiện trình độ phát triển cao của con người.

Tự giáo dục, tự rèn luyện là quá trình con người tự giác, chủ động, họ tự định hướng, tự đánh giá đúng sai, hoàn thiện, chưa hoàn thiện của phẩm chất, hành vi đạo đức, năng lực, trình độ... Qua đó, họ có thể điều chỉnh thái độ, hành vi phù hợp với yêu cầu phẩm chất đạo đức. Đó là q trình hồn tồn tự giác, chủ động, độc lập dưới sự tác động của động cơ nhu cầu từ bên trong mỗi người nhằm vươn tới giá trị cao đẹp.

Đối với người cán bộ có ý thức, trách nhiệm, tự giác rèn luyện thì họ ln coi việc tự rèn luyện hồn thiện mình là trách nhiệm, là vinh dự. Tư tưởng đạo đức Nho giáo lấy tu thân làm đầu, "từ thiên tử đến thứ dân đều phải coi việc tu thân là việc hàng đầu. Chỉ có trên cơ sở tu thân mới có thể "tề gia, trị quốc, bình thiên hạ". Hồ Chí Minh kế thừa truyền thống đạo đức phương Đơng cũng nói nhiều về tu thân nhưng nội dung tu thân theo quan điểm đạo đức Hồ Chí Minh rộng lớn và cách mạng, tu thân cho mục tiêu lý tưởng giải phóng dân tộc và hạnh phúc của mọi người, cho sự giải phóng hồn tồn và triệt để con người. Bản thân Hồ Chí Minh nêu một tấm gương sáng chói về tu thân, về tấm gương đạo đức mẫu mực, cao thượng.

Để thực sự tự rèn luyện đạo đức và phát triển năng lực có kết quả, trước hết địi hỏi người cán bộ phải có năng lực tự ý thức cao.

Lịch sử xã hội luôn luôn vận động phát triển, nếu thoả mãn dừng lại, bằng lịng với cái hiện có, khơng phấn đấu, khơng tự tu dưỡng rèn luyện sẽ tụt hậu, thối hố. Chính khả năng ý thức và tự ý thức cao phản ánh giá trị nhân cách của người cán bộ. Muốn có ý thức tự giác cao, người cán bộ phải có khả năng làm chủ bản thân mình. Sự nghiệp cách mạng, yêu cầu cống hiến đặt ra cho người cán bộ phải có đạo đức cách mạng. Phẩm chất đạo đức đó phải được tu dưỡng suốt đời, tự mình làm chủ bản thân mình, là điều kiện cần thiết để người cán bộ thực hiện được ý chí, quyết tâm đó. Con người nhận thức được bản thân mình đến đâu thì kết quả tự tu dưỡng rèn luyện sẽ đạt đến đó. Kém ý chí, thỏa hiệp với những cái yếu, cái xấu thì cái xấu có thể trở nên mạnh, cản trở nghiêm trọng sự phát triển đạo đức của người cán bộ.

Điều kiện quan trọng để rèn luyện khả năng làm chủ bản thân mình là phải ln nghiêm khắc với chính mình, đồng thời biết kiểm tra, đánh giá những nỗ lực về trí tuệ, đạo đức, năng lực hướng nó vào đạt tới mục đích tự giáo dục của mình.

Cùng với việc nhận thức được bản thân mình, quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện của người cán bộ chỉ có thể thực hiện được trong quá trình lao động, học tập, cơng tác. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã nhấn mạnh rằng chỉ bằng

lao động, con người mới có thể đạt được sự hồn thiện. Vì vậy, việc tự giáo dục chỉ có ý nghĩa khi nó gắn liền với hoạt động của con người trong thực hiện các nhiệm vụ của họ. Người ta khơng thể hồn thiện mình chỉ ở trong đầu, chỉ trong ý tưởng. Sự hoàn thiện nhân cách, phát triển của giá trị đạo đức địi hỏi phải được thực hiện thơng qua hoạt động thực tiễn, được kiểm tra đánh giá qua kết quả thực tiễn. Sự nhu nhược, cách tu dưỡng xa rời thực tiễn dẫn con người tới sự buông trôi về đạo đức, thối hố trong lối sống.

Để có tinh thần tự giáo dục cao địi hỏi người cán bộ phải kiên trì đấu tranh với những ham muốn, những thói quen khơng phù hợp với lối sống và đạo đức quân nhân. Cuộc đấu tranh nội tâm nhưng nhiều khi cũng gay gắt nhằm giúp người cán bộ vươn lên tự hồn thiện mình, xây dựng cho mình nền nếp sinh hoạt chặt chẽ từ việc nhỏ đến việc lớn. Họ phải luôn luôn nghiêm khắc với bản thân để tuân theo điều phải.

Trong đời sống, trong hoạt động thực tiễn, người cán bộ phải giải quyết nhiều công việc, xử lý nhiều mối quan hệ. Cán bộ càng cao càng có chức, có quyền thì các mối quan hệ càng đa dạng, phức tạp. Họ phải ln tỉnh táo để có thể vượt qua mọi cám dỗ, lơi kéo, mua chuộc từ bên ngồi, cũng như tham muốn, dục vọng ích kỷ ln tìm cách trỗi dậy từ bên trong. Đó là q trình đấu tranh chiến thắng ngay chính bản thân mình. Vì vậy, tự giáo dục chính là q trình con người nêu cao tinh thần làm chủ, nghiêm khắc rèn luyện mình từ những cơng việc nhỏ nhất, xây dựng thành thói quen đạo đức tốt đẹp.

Người cán bộ có khả năng tự giáo dục, tự điều chỉnh cao, luôn nêu gương sáng đạo đức trong mọi lúc, mọi nơi, mọi công việc cũng có nghĩa là họ khẳng định trong thực tế uy tín của mình. Người cán bộ nào cũng cần có uy tín, uy tín trước quần chúng, trước chiến sĩ, trước cán bộ cấp dưới, nói tóm lại là khẳng định uy tín của mình trước tập thể. Muốn lãnh đạo, chỉ huy, người cán bộ phải có uy tín với quần chúng, vì uy tín là một trong những điều kiện cơ bản để lãnh đạo, chỉ huy. Do đó, việc xây dựng uy tín của người cán bộ là cơng việc phải làm để nâng cao hiệu lực lãnh đạo, chỉ huy. Nhưng uy tín của người cán bộ chỉ thực sự có được

khi người cán bộ là một tấm gương sáng về đạo đức, năng lực, phương pháp, tác phong cơng tác của mình. Chính những phẩm chất này tạo nên sức mạnh ảnh hưởng to lớn, tạo nên sức nặng uy tín của người cán bộ. Mặt khác, yếu tố chủ quan của uy tín người cán bộ cịn được thể hiện qua vai trò gương mẫu của họ trong mọi hoàn cảnh. Hành động gương mẫu của người cán bộ là bài học sinh động có tác dụng giáo dục, thuyết phục trực tiếp rất mạnh mẽ, là điều kiện quan trọng để đồn kết gắn bó cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị. Trong những lúc hiểm nguy, khó khăn, hành động gương mẫu, dũng cảm, sáng suốt của người cán bộ, người chỉ huy có vai trị cực kỳ quan trọng, nhiều lúc có tính quyết định đối với việc hồn thành nhiệm vụ. Uy tín nhiều hay ít, cao hay thấp là kết quả của quá trình rèn luyện, học tập để nâng cao năng lực tổ chức và vận động quần chúng của người cán bộ. Vì vậy, nó gắn liền với q trình tự tu dưỡng, tự rèn luyện, tự học tập và thực hành nêu gương đạo đức của người cán bộ.

Tiểu kết chƣơng 3

Giáo dục đạo đức cho đội ngũ cán bộ quân đội theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh hiện nay khơng chỉ đáp ứng cho những đòi hỏi trước mắt mà còn phải đáp ứng với những yêu cầu cơ bản, lâu dài của sự nghiệp xây dựng và chiến đấu của quân đội ta trong giai đoạn cách mạng mới. Vì vậy, cần định hướng rõ và tổ chức tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, hành động hiệu quả trong thực hiện các phẩm chất đạo đức, các nguyên tắc và phương pháp giáo dục, rèn luyện đạo đức theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay cho cán bộ quân đội phù hợp với từng đối tượng và lĩnh vực hoạt động, công tác.

Giáo dục, rèn luyện đạo đức theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong quân đội là trách nhiệm của các cấp ủy, cán bộ chủ trì, cơ quan các cấp, đặc biệt người chính ủy, chính trị viên có vai trị rất quan trọng. Hiện nay, tổ chức q trình đó phải nắm vững mục tiêu, nội dung, biện pháp cụ thể, thiết thực, phù hợp. Kết quả của q trình đó phải thực sự lơi cuốn được mọi cán bộ, chiến sĩ tham gia, thành phong trào tự giác, sâu rộng trong toàn đơn vị.

Căn cứ vào kết quả phân tích, đánh giá thực trạng GDĐĐ cho đội ngũ cán bộ quân đội, chúng tôi đưa ra 5 giải pháp cơ bản, đồng thời cũng là những giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong cơng tác giáo dục đạo đức cho đội ngũ cán bộ quân đội. Các giải pháp trên không tách rời nhau mà có sự tương tác, hỗ trợ lẫn nhau. Vì vậy, để đảm bảo tính khả thi của các giải pháp nêu trên, địi hỏi trong q trình vận dụng cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, thường xuyên bổ sung, đổi mới cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng đơn vị để công tác giáo dục đạo đức đạt hiệu quả thiết thực; góp phần hồn thiện nhân cách của người cán bộ QĐNDVN.

KẾT LUẬN

Chủ tịch Hồ Chí Minh, là nhà văn hóa vĩ đại, lãnh tụ chính trị kiệt xuất của

Đảng ta và của cách mạng Việt Nam; Người cha thân yêu của các lực lượng vũ

trang nhân dân. Sinh thời, Người luôn quan tâm tới mỗi bước tiến bộ trưởng thành của quân đội, nhất là đối với đội ngũ cán bộ. Người ln địi hỏi ở mỗi cán bộ quân đội những phẩm chất nhân cách tốt đẹp, có đủ cả đức và tài, trong đó đức phải là "gốc".

Hiện nay, sự nghiệp đổi mới đất nước đang đứng trước những thời cơ, vận hội mới, đồng thời phải đối mặt với khơng ít khó khăn, nguy cơ, thách thức. Sự suy thối về tư tưởng, đạo đức, lối sống của bộ phận không nhỏ đảng viên, cán bộ trong Đảng, bộ máy nhà nước đã làm sâu sắc hơn những tiêu cực của xã hội đang là nguy cơ đe doạ thắng lợi của sự nghiệp đổi mới. Quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, toàn quân đẩy mạnh hoạt động CTĐ,CTCT nhằm làm cho quân đội tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc, nhân dân, với sự nghiệp đổi mới. Xác định xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu. Do vậy, tăng cường giáo dục, rèn luyện đạo đức cho đội ngũ cán bộ quân đội đang là một vấn đề trọng tâm, có tính thời sự, một nội dung cơ bản của xây dựng quân đội về chính trị.

Trong những năm qua, giáo dục, rèn luyện đạo đức cho đội ngũ cán bộ quân đội đã đạt nhiều thành tựu; đã thực hiện tốt việc gắn giáo dục, rèn luyện đạo đức cho đội ngũ cán bộ quân đội với Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Tuy nhiên cũng còn bộc lộ nhiều khâu yếu, điểm yếu cần khắc phục nhằm khơi dậy và phát huy ý thức tự giác của mỗi tập thể, cá nhân trong thực hiện thắng lợi các chức năng, nhiệm vụ mà Đảng, nhân dân giao phó. Vì vậy, giáo dục, rèn luyện đạo đức cho đội ngũ cán bộ quân đội theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay khơng chỉ đáp ứng những đòi hỏi trước mắt mà còn phải đáp ứng với những yêu cầu cơ bản, lâu dài của sự nghiệp chiến đấu, xây dựng và trưởng thành của quân đội trong giai đoạn cách mạng mới.

Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho đội ngũ cán bộ quân đội hiện nay, đó là trách nhiệm của tồn Đảng, tồn dân, toàn quân ta, nhưng trực tiếp lại thuộc về trách nhiệm của mỗi cán bộ quân đội, phải ý thức được rõ ràng mối quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ, trách nhiệm với vinh dự, nghĩa vụ đạo đức trong thực hiện nghĩa vụ bảo vệ và xây dựng đất nước của mình. Chúng ta cần phải thực hiện đồng bộ những nội dung, hình thức, biện pháp nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ quân đội theo tư tưởng Hồ Chí Minh, một cách phong phú, linh hoạt, mềm dẻo nhằm đáp ứng với tình hình mới, nhiệm vụ mới của quân đội, ở từng đơn vị và phù hợp với từng đối tượng cán bộ.

Luận văn là kết quả nghiên cứu bước đầu, chúng tôi hy vọng sẽ góp phần thiết thực vào việc giáo dục đạo đức cho đội ngũ cán bộ quân đội hiện nay. Tuy nhiên, với khả năng có hạn trong khn khổ thời gian hạn chế nên luận văn chưa thể giải quyết trọn vẹn các vấn đề đặt ra. Vì vậy, cần được tiếp tục bổ sung, phát triển và hoàn thiện để mạng lại hiệu quả thiết thực hơn trong giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ quân đội trong giai đoạn hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Anh (1960), Hồi ký Bác Hồ, Nxb Văn học, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đạo đức cho đội ngũ cán bộ quân đội nhân dân việt nam hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (nghiên cứu một số đơn vị ở miền đông nam bộ) (Trang 111 - 129)