Đặc trƣng của phóng sự truyền hình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng phóng sự ngắn trong chương trình thời sự trên sóng truyền hình địa phương (Trang 27 - 33)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH

1.1. Khái niệm phóng sự truyền hình

1.1.3. Đặc trƣng của phóng sự truyền hình

1.2 Đặc trƣng về thể loại

Về việc phân chia nhóm các thể loại báo chí, các nhà nghiên cứu như PGS.TS Đinh Văn Hường xếp phóng sự vào nhóm các thể loại chính luận - nghệ thuật ( tạp chí Người làm báo số 2/2004), TS Nguyễn Đức Dũng xếp phóng sự vào loại thể ký báo chí ( tạp chí Người làm báo số tháng 4/2004), còn PGS.TS Tạ Ngọc Tấn lại xếp phóng sự vào loại tác phẩm thông tấn [13,tr.22]. Đối với loại hình báo chí truyền hình, nhà nghiên cứu R.A.Borestky đã cho rằng: " Phóng sự truyền hình là một thể loại thuộc nhóm thông tấn báo chí" [2]. Tuy nhiên, ở đây tác giả không có ý định bàn luận về vấn đề thể loại hay các thể loại báo chí, mà chỉ mong muốn tìm kiếm những đặc trưng cơ bản của thể loại phóng sự báo chí nói chung. Trên cơ sở đó, tác giả dựa vào những phân tích của PGS.TS Tạ Ngọc Tấn về những đặc trưng của phóng sự trong loại tác phẩm thông tấn. Theo PGS.TS Tạ Ngọc Tấn, phóng sự báo chí

có đối tượng phản ánh các sự kiện, hiện tượng, vấn đề thời sự nóng hổi, có ý nghĩa xã hội; chất lượng thông tin chủ yếu là những phán đoán nhanh về quy mô, tính chất, ý nghĩa và các mối quan hệ của các sự kiện, hiện tượng, vấn đề trên cơ sở sự quan sát trực tiếp của nhà báo; ngôn ngữ mang tính sự kiện - phản ánh khách quan trực tiếp sự kiện, hiện tượng, ngắn gọn, mạch lạc và dễ hiểu; mực đích cung cấp cho công chúng nhưng thông tin mới nhất về sự kiện, hiện tượng, vấn đề đang xẩy ra hàng ngày, hàng giờ trong nước và trên thế giới. [25,tr.42- 43].

Rõ ràng, nếu tách rời các đặc tính về loại hình thì cơ bản phóng sự truyền hình cũng kế thừa những đặc trưng của thể loại phóng sự báo chí nói chung như đã nêu trên.

1.2.1 Đặc trƣng về hình ảnh, âm thanh

Ngoài những đặc trưng kế thừa từ thể loại phóng sự báo chí, thì hình ảnh luôn được xem là yếu tố đầu tiên cấu thành nên tác phẩm phóng sự truyền hình. Đồng thời, đây cũng là đặc trưng về loại hình để phân biệt phóng sự truyền hình với phóng sự báo in và phóng sự phát thanh. Trong phóng sự truyền hình, sự kết hợp chặt chẽ giữa hình ảnh động với âm thanh ( bao gồm tiếng động hiện trường và lời bình) mang đến cho công chúng khán giả một bức tranh toàn cảnh và trọn vẹn về sự kiện, hiện tượng, vấn đề với những diễn biến thực như những gì đang diễn ra xung quanh.

1.2.2 Đặc trƣng về thời lƣợng

Nhiều nhà nghiên cứu khi đã phân định giữa tin truyền hình và phóng sụ truyền hình đã đặt lên hàng đầu yếu tố thời lượng ( tức quy mô, dung lượng của tác phẩm được tính bằng lượng thời gian). Trong xu hướng làm truyền hình hiện đại, bằng mọi cách người ta luôn khống

chế sự " bành chướng" về độ dài tác phẩm. Dựa trên tiêu chí thời lượng, phóng sự ngắn hiện nay từ 1,5 phút tới 05 phút, thậm chí có những phóng sự ngắn chỉ 1 phút thậm chí không tới 1 phút. Phóng sự dài thì từ 10 đến 15 phút. Trong chương trình thời sự của Đài THVN phóng sự hiện nay thường 1,5 tới 2 phút. Đối với các Đài PT - TH địa phương việc sử dụng phóng sự trong chương trình thời sự cũng có thời lượng từ 1,5 tới 3 phút.

1.2.3 Đặc trƣng về mô tả, phân tích

Khác với tin, phạm vi và khả năng phản ánh của phóng sự bao giờ cũng bao quát hơn. Ngoài sự kiện, đối tượng của phóng sự truyền hình còn có cả con người và những vấn đề bức xúc mà xã hội đang đặt ra. Đứng trước một sự kiện, tin chỉ quan tâm tới mặt nổi của nó, còn phóng sự truyền hình đã vượt xa hơn chức năng thông báo thông thường, để cố gắng tìm hiểu sâu bản chất của sự kiện. Nhất quán trong hình thức teher hiện, phóng sự truyền hình đặt trọng tâm phát triển vào các câu hỏi: sự kiện, vấn đề đó xẩy ra như thế nào? tại sao lại xẩy ra? diễn tiến ra sao? tác động và ảnh hưởng thế nào đối với xã hội? Vì thế, người phóng viên truyền hình khai thác các phỏng vấn nhân chứng hay người trong cuộc để phân tích sự kiện, tạo thêm tính khách quan cho sự kiện, vấn đề mà mình đang đề cập phản ánh.

1.2.4 Đặc trƣng về nhân vật

Trong thể loại tin báo chí nói chung và tin truyền hình nói riêng đều không có nhân vật. Tin chỉ có khả năng đưa thông tin, sự hiện diện của con người chỉ mang tính chất tham gia, có mặt. Ngược lại, trong phóng sự truyền hình thường xuất hiện nhân vật và chân dung của nhân vật được vẽ ra bao gồm cả dáng mạo, tinh cách, hành vi và những phẩm chất ưu tú của người đó.

Con người gắn với hành động, con người gắn với hoàn cảnh vừa là mục tiêu, vừa là trung tâm của mọi tác phẩm phóng sự. Như vậy, con người gắn với những tình huống có vấn đề là nhân vật đầu tiên của phóng sự truyền hình. Đây là con người " bằng da bằng thịt" và không có nhân tố nào có teher làm néo mó, sai lệch trạng thái thể chất và bản chất của họ. Kiểu nhân vật này gọi là "nhân vật khách quan". Bên cạnh đó còn một nhân vật khác, có vai trò quyết định đến khuynh hướng vận

1.2.5 Đặc trƣng về tính khuynh hƣớng

Ngoài mong muốn được năm bắt nhanh những sự kiện mới lạ phát sinh hàng ngày, khán giả màn ảnh nhỏ còn đòi hỏi có được những hiểu biết sâu sắc hơn về thế giới xung quanh, thậm chí cả những đánh giá, phân tích, nhận định của tác giả nguồn tin tức về vấn đề đó. Vì thế, không giống như tin, tính khuynh hướng trong một tác phẩm phóng sự truyền hình bộc lộ khá rõ, qua từng chính kiến, thái độ, đánh giá, thẩm định sự kiện, vấn đề. Từ việc tìm kiếm, phát hiện đề tài, người phóng viên tiến hành khai thác tư liệu ( những cảnh quay, các số liệu và các cuộc phỏng vấn), sau đó chính tự tay anh ta bằng khả năng sáng tạo đã bố cục, sắp xếp trình tự, dẫn dắt mạch phóng sự theo ý tưởng của mình. Điều này đã lý giải vì sao trong mỗi cá nhân phóng viên luôn luôn tồn tại phong cách, một tưu thế riêng.

1.2.6 Đặc trƣng vật lý học và tâm lý tiếp nhận

Xết phương diện vật lý học và tâm lý tiếp nhận thông tin, tính đặc thù của một phóng sự nghe - nhìn được thể hiện ở các khía cạnh sau, đúng như hai đồng tác giả Pierre Ganz và Jean Pierre Champiat trong cuốn " Phóng sự phát thanh và truyền hình" đã nói: Phóng sự nghe - nhìn chuyển tải nội dung thông tin ở thời hiện tại, và khán giả phải hiểu được vấn đề tức thời ngay khi phóng sự được phát đi. " Thực đơn" được

áp đặt cho khán giả, vì vậy việc tiếp nhận thông tin phát đi theo trình tự trước sau bắt buộc. Người nghe hay người xem khám phá dần sự kiện trong thứ tự mà phóng viên đã sắp xếp. Họ không thể làm như khi đọc báo viết, tức là cân nhắc nên xem ảnh trước hay đọc bài viết trước. Nội dung phải cô đọng và ngắn gọn vì sự chú ý của người xem thường không lâu bền, do vậy điều quan trọng là cần phải tránh những tiếng động hay hình ảnh gây nhiễu cho nội dung chính.

1.3. Các loại phóng sự truyền hình

Theo tác giả, phóng sự truyền hình được sắp xếp và chia thành hai loại cơ bản. Loại thứ nhất là phóng sự dài. Loại thứ hai là phóng sự ngắn. Phóng sự dài thường được sản xuất chủ yếu nhằm mục đích thông tin tuyên truyền và giáo dục, thuyết phục bằng cách diễn giải, phân tích vấn đề theo kiểu " dài hơi", hay còn gọi là những phóng sự " chuyên đề". Những phóng sự ngắn được sản xuất nhanh, cập nhập nhằm đáp ứng nhu cầu của công chúng khán giả truyền hình về thông tin sự kiện, thời sự nóng hổi, mới mẻ, nhanh chóng, kịp thời và chuẩn xác...

1.3.1. Phóng sự chuyên đề

Cùng với sự phát triển chung của truyền hình, tại các Đài truyền hình Trung ương đều thành lập Ban Chuyên đề, đối với các Đài truyền hình địa phương thì thành lập Phòng Chuyên đề để chỉ rõ công việc cụ thể của phóng viên. Phóng sự chuyên đề thường là những phóng sự dài với thời lượng trên 10 phút và có nội dung định hướng cụ thể về một chuyên đề cụ thể như: chuyên đề về giao thông, chuyên đè về giáo dục và đào tạo, chuyên đề về y tế, sức khỏe, chuyên đề về phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại... Trong phạm vi của mình, phóng sự chuyên đề tập trung phản ánh sâu về một hay một số vấn đề nào đó có phạm vi bao quát rộng. Phóng viên thực hiện phóng sự chuyên đề

thường ít chịu áp lực về mặt thời gian thực hiện mà thường là sản xuất theo kế hoạch, lịch chương trình đăng ký phát sóng. Sản xuất phóng sự chuyên đề thường cầu kỳ, chau chuốt do có nhiều thời gian sáng tạo. Đội ngũ những người làm phóng sự chuyên đề có thời gian đầu tư nhiều vào khâu hậu kỳ sử dụng âm thanh, kỹ xảo hình ảnh một cách kỹ lưỡng. Mỗi phóng sự chuyên đề có thể được phát sóng nhiều lần, nhằm tăng cường khả năng thông tin - tuyên truyền - giáo dục thường xuyên, liên tục trên sóng truyền hình, đồng thời tránh lãng phí công sức lao động của các phóng viên.

1.3.2. Phóng sự thời sự

Đó là những tác phẩm mang hơi thở của cuộc sống bởi những sự kiện, vấn đề nóng mới xẩy ra, vừa xẩy ra được phóng viên thực hiện trong khoảng thời gian ngắn để đảm bảo tính thời sự. Cho nên, phóng sự thời sự mặc dù có thời lượng ngắn nhưng lại có giá trị thông tin cao bởi tính cập nhập của nó. Hiện nay có nhiều ý kiến về phóng sự thời sự, trên thực tế nhiều người còn gọi đó là tin phóng sự, tin có phỏng vấn, hay ghi nhanh. Phổ biến nhất, những người trong nghề thường gọi tên phóng sự được phát sóng trong các CTTS là " phóng sự ngắn". Tên gọi này được định hình thông qua các Kỳ Liên hoan truyền hình toàn quốc và đang dần được thừa nhận trong giới làm nghề.

Theo nhà báo Nguyễn Thanh Lâm, Cục trưởng Cục Phát thanh - Truyền hình thì " phóng sự ngắn" không phải là tên gọi dành riêng cho phóng sự trong CTTS. Nếu gọi là " phóng sự ngắn" thì vô hình chung sẽ khiến cho người ta nghĩ đến có " phóng sự dài". Thực tế, phóng sự ngắn ở đây được dùng để khẳng định xu thế làm thời sự hiện đại là ngắn gọn, súc tích, đi thẳng vào vấn đề. Nói như vậy không có nghĩa là trong CTTS không có phóng sự dài, điều này được thể hiện khi chúng

ta đề cập đến một vấn đề quan trọng như: việc sử dung ma túy trong giới trẻ, bạo lực học đường, hay là những vấn đề nổi cộm trong cuộc sống mà du luận quan tâm thì chúng ta thường làm chuyên đề với tổng hợp nhiều phóng sự khác nhau. Thường mỗi chuyên đề trong chương trình thời sự có thời lượng khoảng 6 phút. Trong CTTS hiện nay, việc sử dụng phóng sự ngắn đang thực sự làm thay đổi đáng kể diện mạo của chương trình, cũng như tạo biến chuyển trong quản điểm của những người làm truyền hình.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng phóng sự ngắn trong chương trình thời sự trên sóng truyền hình địa phương (Trang 27 - 33)