CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH
2.3 Thực trạng chất lƣợng chƣơng trình thời sự truyền hình bắc gian g
2.3.3. Về hình thức
Thể loại tác phẩm
* Tin
Trong CTTS truyền hình công chúng thường được xem các tin thời sự ở ba dạng: tin hội nghị, tin hoạt động và tin đọc văn bản.
* Tin hội nghị: Trong các CTTS truyền hình tin tức chiếm từ 45 đến 60% thời lượng, trong đó tin hội nghị chiếm đến 80%.
Ưu điểm: Tin hội nghị thường phản ánh đa dạng các sự kiện chính trị, KT - XH, AN - QP của địa phương.
Hạn chế: Điều dễ nhận thấy là tin hội nghị được phóng viên đưa tin theo kiểu rập khuôn, máy móc và ít có sự sáng tạo, thiếu sự đổi mới về cách thức đưa tin, do đó tin chưa hấp dẫn. Điều này chủ yếu là các tin liên qua tới hội nghị, hội họp....
Cách đưa tin hội nghị bằng cách lấy thành tích từ các báo cáo sơ, tổng kết của các ngành, các đơn vị thường thấy trong các CTTS. Vào dịp cuối năm tin hội họp, các đơn vị tổng kết chiếm từ 50 - 60% thời lượng phần tin.
Nhiều phóng viên dự hội nghị không theo dõi hết quá trình diễn biến của sự kiện mà chỉ đến quay đủ hình và lấy báo cáo rồi về viết đưa tin. Đáng tiếc nhiều vấn đề được bàn thảo tại hội nghị phóng viên không nắm được, mất đi nguồn tin từ đó để có thể đưa tin hoặc phóng sự có vấn đề. Thuật ngữ phóng viên “công chức” hiện đang tồn tại khá phổ biến.
CTTS truyền hình có sự cộng tác của một số phóng viên Đài huyện đưa tin. Thế nhưng phần lớn tin của các cộng tác viên Đài huyện cũng lại là tin hội họp của huyện, xã. Chất lượng tin của các cộng tác viên thường ở mức trung bình yếu, biểu hiện rõ nhất là đưa tin dài, sai màu, hình lắc rung và thường đưa tin chậm, không còn tính thời sự.
* Các dạng thức khác của thể loại tin như: Tin tường thuật, tin hiện trường được sử dụng rất ít trong các CTTS truyền hình. Đặc biệt đối với tin hiện trường có nhiều ưu điểm: phóng viên lên hình tại hiện trường dẫn dắt, cung cấp thông tin sự kiện, vấn đề sẽ đem lại khả năng thuyết phục công chúng bởi sự xác thực thông tin và hấp dẫn, sinh động hơn so với cách làm tin thông thường. Cái tôi của tác giả được bộc lộ qua thái độ, quan điểm xuất hiện trên hình của phóng viên. Đây là điều không thể có ở báo in và báo phát thanh. Phóng viên Đức Minh, cho rằng: “Tin có dẫn hiện trường sẽ tạo cho chương trình thời sự phong phú hơn về cách thể hiện. Nếu được sử dụng phù hợp với tính chất, qui mô của sự kiện nó có tác dụng cao trong việc thu hút công chúng theo dõi và nâng cao được tầm quan trọng của thông tin sự kiện, vấn đề cũng như vị thế của phóng viên”.
Thực tế các phóng viên của Đài tỉnh gần như không áp dụng dạng thức đưa tin này, bởi vì ngại lên hình, thiếu tự tin diễn đạt vấn đề. Mặt khác BTV cũng chưa khuyến khích phóng viên sản xuất tin có dẫn hiện trường.
Trong CTTS truyền hình của Đài PT-TH Bắc Giang còn bộc lộ hạn chế: Thiếu những tin tức tổng hợp phản ánh về tình hình KT-XH của tỉnh, chưa chú ý áp dụng thủ pháp kỹ thuật bằng đồ hoạ vi tính để lập bảng biểu, đồ thị để thông tin. Nếu làm được điều này cũng là một cách thông tin có hiệu quả, công chúng dễ nắm bắt thông tin và CTTS truyền hình cũng phong phú hơn.
* Phóng sự
Ưu điểm: Phản ánh khá đa diện các vấn đề của đời sống xã hội. Đã có một số phóng sự có tính phát hiện, phản ánh những vấn đề nóng mang hơi thở của đời sống xã hội. Tiêu biểu là các phóng sự: Loạt bài phản ánh về phân bón dạng lỏng hay chất thải công nghiệp gây chết cá" của nhóm tác giả Ngô
tỉnh đã vào cuộc để điều tra và phát hiện đây là chất thải công nghiệp của nhà máy sản xuất mía đường ở Phú Thọ đưa về tỉnh Bắc Giang để tưới cây rừng nhưng đã ảnh hưởng tới nguồn nước của nhân dân.
Hạn chế: Hạn chế lớn nhất là khi thực hiện phóng viên không có kịch bản, không định dạng được nội dung của phóng sự gồm: hình ảnh và nội dung phỏng vấn, lời bình nên đã làm chất lượng phóng sự giảm sút.
Tỷ lệ phóng sự trong một CTTS truyền hình của Đài PT-TH Bắc Giang chiếm khoảng 40 - 45 % thời lượng. Đối với CTTS của Đài THVN thời lượng một phóng sự trong CTTS từ 2 phút đến dưới 3 phút, còn đối với các phóng sự thời sự truyền hình của Đài Lạng Sơn có thời lượng trung bình là hơn 4 phút, thậm chí kéo dài đến 6 - 7 phút.
Một phóng sự hay, hấp dẫn trước hết phóng viên chọn đề tài vừa phải trúng và đúng, được dư luận quan tâm. Phải biết lựa chọn và sắp xếp chi tiết đắt đủ nói lên ý đồ, tư tưởng của chủ đề và để tạo ra những điểm nhấn, làm nên sức nặng cho phóng sự. Tuy nhiên, việc tìm ra chi tiết quan trọng và then chốt hiếm thấy trong nhiều phóng sự truyền hình của đài tỉnh.
Tỷ lệ phóng sự ngắn theo đúng nghĩa chiếm một con số rất nhỏ, bởi nó không đề cập đến những mâu thuẫn nảy sinh. Nội dung của nhiều phóng sự không bám sát sự kiện, vấn đề mà chủ yếu đi vào “ngợi ca” về một lĩnh vực, một địa bàn hay là một đơn vị… Có phóng sự thời lượng quá dài, chủ yếu là liệt kê việc và số liệu, phản ánh chung chung, chưa gắn với số phận con người và hành động cụ thể nên đều ở dạng “nhàn nhạt”. Để viết một lời dẫn hay ấn tượng là cả một thách thức với những yêu cầu đầy khó khăn như: nổi bật - hấp dẫn - quan trọng - lôi kéo. Mở đầu càng độc đáo bao nhiêu thì sẽ càng có khả năng gây ấn tượng bấy nhiêu. Song, nhiều phóng sự lời dẫn đơn điệu, thậm chí còn hời hợt như: Lời dẫn phóng sự Về công tác phát triển rừng của tác giả Hồng Thơm, Anh Hoàng , ngày 25/9/2018.
Sở dĩ nhiều phóng sự chưa hấp dẫn là do một số nguyên nhân: Phóng viên hiểu không đúng về yêu cầu thể loại, thiếu nhạy bén trong khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp để phát hiện được những sự kiện, vấn đề, tình huống, giữa bộn bề các chi tiết, dữ kiện hiện tượng trong đời sống xã hội… Nhưng cũng có thể là do phóng viên thiếu nhiệt tình, tâm huyết. Song, cũng có phóng viên muốn lấy lòng cơ sở hoặc vì mục đích vụ lợi cá nhân lẽ ra chỉ đưa tin nhưng lại kéo dài phóng sự để hưởng nhuận bút cao hơn.
Kết quả khảo sát cho thấy phóng viên thường gặp khó khăn: Chọn đề tài: 7/32 phiếu; Khai thác tư liệu: 9/32 phiếu; Viết kịch bản: 6/32 phiếu; Xử lý hình ảnh: 14/32 phiếu; Viết lời bình: 5/32 phiếu; Dẫn hiện trường: 8/32 phiếu. Nguyên nhân của tình hình trên là do: Không có điều kiện thực tế tiếp cận với nguồn tin; thiếu tài liệu tham khảo; chưa xây dựng được kịch bản; do thời gia công tác ngắn; do cơ sở không nhiệt tình cung cấp thông tin; do hình ảnh phóng viên quay khó dựng. Trong số đó, nguyên nhân chưa xây dựng được kịch bản chiếm tỷ lệ 38% (Số liệu điều tra).
Phỏng vấn trong phóng sự phải ngắn phải gọn cô đọng, bổ sung và thông tin cho hình ảnh và lời bình. Tuy nhiên, trong nhiều phóng sự thông tin thu được qua phỏng vấn ít có giá trị và ý nghĩa. Trả lời của nhân vật thường trùng lặp với lời bình, thiếu trọng tâm, dài dòng, không ăn nhập với nội dung, đã làm phóng sự bị kéo dài một cách không đáng có.
Nếu như ở Đài THVN phỏng vấn thường từ 20 - 25 giây thì phỏng vấn trong phóng sự của Đài Bắc Giang dài từ 40 - 60 giây, cá biệt có phỏng vấn tới gần 2 phút mà không hề được ghép nối hay biên tập lại. Có phỏng vấn được xử lý cắt gọt đúng với ý đồ nhưng lại gây chớp hình, giật hình đã làm ảnh hưởng đến độ tin cậy của thông tin. Nguyên nhân của tình trạng trên là do trước khi thực hiện phỏng vấn phóng viên chuẩn bị thiếu chu đáo, câu hỏi
không rõ, thiếu trọng tâm hoặc là do người được phỏng vấn không trả lời đúng vào trọng tâm câu hỏi nên gây khó khăn cho khâu hậu kỳ, như câu hỏi phỏng vấn ông Nguyễn Văn Sỹ - Phó chủ tịch UBND huyện Lạng Giang về vấn đề xây dựng thương hiệu nấm Tiên Lục (ngày 21/2/2018) “ Xin ông cho biết huyện Lạng Giang đã có những giải pháp đẩy xây dựng thương hiệu nấm của địa phương? Sau câu hỏi này chung chung này phóng viên nhận được câu trả lời tới gần 20 phút với các giải pháp như; đưa giống vào, đầu tư hạ tầng, tập huấn.... Những câu hỏi thiếu sắc sảo, không tìm được điểm mấu chốt của vấn đề như trên đã gây khó khăn cho quá trình dựng hình và ảnh hưởng tới chất lượng của phóng sự.
Dẫn hiện trường trong phóng sự thời sự, nhất là những vấn đề “nóng” rất quan trọng, nó sẽ tạo độ tin cậy cao về thông tin và giúp cho thay đổi hình thức và tiết tấu, tạo cho phóng sự thêm hấp dẫn. Tiếc rằng điều này phóng viên Đài Bắc Giang thường không chú ý thực hiện.
* Phỏng vấn
Thể loại phỏng vấn được sử dụng trong CTTS của Đài Bắc Giang rất ít.
Phỏng vấn tại trường quay: cơ bản đáp ứng được yêu cầu về sự giao lưu, tính biểu cảm giữa người hỏi và người trả lời, bởi cuộc phỏng vấn được quay với 2 camera.Tuy nhiên, hạn chế của nó là thiếu đi không gian, bối cảnh thực tế sinh động. Có những phỏng vấn đề tài khá tốt, bám sát được tiêu chí thời sự và ý nghĩa xã hội thế nhưng cách thể hiện lại giảm đáng kể hiệu quả.
Phỏng vấn thực hiện ở cơ sở: Do sử dụng một camera để quay, do vậy hình ảnh được chuyển tải tới công chúng chủ yếu là người trả lời phỏng vấn, còn phóng viên chỉ xuất hiện khi đặt câu hỏi. Như vậy, vô hình chung người trả lời phỏng vấn sẽ trình diễn màn độc thoại, cứng nhắc, thiếu đi không khí trao đổi, sự hào hứng và thiếu cả những câu hỏi và trả lời sắc sảo và biểu cảm
của người hỏi và người trả lời phỏng vấn và như vậy chắc chắn ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng và hiệu quả của cuộc phỏng vấn.
Phỏng vấn trong CTTS truyền hình của Đài Bắc Giang còn bộc lộ một số nhược điểm sau: phỏng vấn quá dài, không ít cuộc phỏng vấn do phóng viên không nắm được kỹ năng, nghệ thuật phỏng vấn, nên nội dung cuộc phỏng vấn rơi vào tình trạng lan man như: Trong cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Minh Hà, Giám đốc Sở VHTT&DL trong sự kiện tổ chức tuần văn hóa du lịch " Tây Yên Tử", ngày 6/12/2018.
Nhiều cuộc phỏng vấn không thành công, bởi: không có sự trao đổi giữa phóng viên và người trả lời phỏng vấn về phạm vi nội dung trả lời nên thông tin do người trả lời cung cấp dễ dàn trải. Người trả lời phỏng vấn bị tâm lý trước ống kính máy quay phim tỏ ra lúng túng, thiếu tự tin; phỏng vấn quay sai trục,…
* Dẫn chương trình
Có thể hiểu người DCT thời sự là người dẫn và giới thiệu tin tức thời sự phát sóng hàng ngày trong các bản tin hoặc CTTS của một đài truyền hình. Họ đồng thời cũng là người biên tập lời dẫn để giới thiệu những thông tin ngắn gọn súc tích nhất của một tin tức tới khán giả truyền hình, sau khi người tổ chức sản xuất đã quyết định lựa chọn tin, bài nào. Người DCT thường được coi như gương mặt đại diện cho cả đài. Những phát ngôn của người DCT phải đạt đến trình độ chuẩn mực cả về ngôn ngữ và hàm lượng, chất lượng thông tin. Một người DCT tin tức giỏi là người được công chúng tin cậy và mến mộ thông qua phong cách dẫn dắt, đưa tin, cũng như thông qua chất lượng biểu đạt cả về nội dung, hình ảnh của tin bài và cả sự xuất hiện trên màn ảnh. Nội dung của các CTTS thường khô khan vì thế vai trò của người DCT càng quan trọng hơn trong việc thu hút sự chú ý theo dõi của khán giả.
Đài Bắc Giang hiện có 6 DCT. So với một số Đài PT-TH vùng Đông Bắc đội ngũ DCT thời sự ở đây khá đông, hầu hết mới ở độ tuổi 25 đến 35. Điều
đáng nói là có 2 người chưa tốt nghiệp đại học và qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí. Việc sửa chữa tin bài do các BTV đảm trách, còn phần lên hình đọc lời bình do DCT thực hiện.
DCT thời sự truyền hình của Đài Bắc Giang có ưu điểm về ngoại hình, kỹ năng phát âm nhưng lại thiếu khả năng bình dẫn thời sự. Hầu hết các DCT đọc đều chưa biết thể hiện những điểm nhấn, nhất là những tin, phóng sự có vấn đề. Biểu hiện rõ nhất là mối quan hệ giữa DCT và khán giả thiết lập còn lỏng lẻo. Lẽ ra DCT phải sử dụng nghệ thuật kể chuyện, dẫn dắt người xem đến với các sự kiện, vấn đề thời sự thì các DCT xuất hiện một cách gò bó, khô cứng và trình bày vấn đề tẻ nhạt, rời rạc. Do quá phụ thuộc vào văn bản do BTV chuẩn bị và màn hình autokiu nên DCT lên hình thiếu cảm xúc, thiếu ngôn ngữ nói tự nhiên và ít có sự biểu cảm, đọc lời dẫn một cách máy móc như là đọc khoán. Chính vì thế đã tạo ra sự ngăn cách về mặt cảm thụ thông tin của công chúng. Khán giả Nguyễn Mạnh Hùng, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Bắc Giang cho biết: “Dẫn chương trình còn cứng nhắc, phần lớn khi lên hình phát thanh viên tỏ ra nghiêm nghị và hơi căng thẳng”.
Mặt khác do đội ngũ DCT của Đài tỉnh kiêm nhiệm quá nhiều việc, ngoài dẫn CTTS còn phải dẫn cả các chuyên mục, chương trình văn hoá văn nghệ… nên khó tạo được phong cách riêng biệt của từng chương trình và ít có điều kiện bồi dưỡng nghiệp vụ để trở thành người dẫn thời sự chuyên nghiệp.
* Hình ảnh
Ngôn ngữ của truyền hình là hình ảnh, âm thanh, tiếng động, trong đó hình ảnh là chất liệu quan trọng cung cấp thông tin trung thực một phần hiện thực khách quan của đời sống xã hội.
dẫn. Các CTTS phần lớn là tin hội nghị, thậm chí có chương trình phần tin hoàn toàn là tin hội nghị. Nội dung hình ảnh trong các tin hội nghị bị bó hẹp về không gian, bối cảnh, địa điểm phản ánh. Những khuôn hình, cỡ cảnh dùng để giới thiệu, mô tả những gương mặt dự hội nghị không có giá trị cung cấp thêm bất kỳ thông tin nào.
Qua khảo sát CTTS truyền hình của Đài Bắc Giang cho thấy, tin thường dài và tiết tấu dựng tin chậm. Nhiều tác phẩm thời sự truyền hình cỡ cảnh người và sự vật bố cục không chặt chẽ, hình quay phỏng vấn mất nét, tiếng phỏng vấn rè; quá lạm dụng động tác máy zoom, lia...
Thực tế, hầu hết những phóng sự thời sự của Đài Bắc Giang khâu xây dựng kịch bản - khâu quan trọng quyết định chất lượng tác phẩm thường bị bỏ qua. Thêm vào đó người viết ít có sự trao đổi kỹ với phóng viên quay phim nên đã xảy ra tình trạng gặp gì quay nấy nên hình ảnh chung chung, không ấn tượng và ít có ý nghĩa về mặt nội dung. Do cách làm thiếu chuyên nghiệp như vậy, đến khâu hậu kỳ khi dựng, hình ảnh cần thì không có và cảnh không cần thì thừa. Khi tác nghiệp phóng viên biên tập ít khi đạo diễn để phóng viên quay phim theo tuyến hình, đặc biệt là ghi được những chi tiết đắt nên nội dung hình ảnh bị phụ thuộc vào lời bình, miêu tả lại hình ảnh.