Công chúng truyền hình Bắc Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng phóng sự ngắn trong chương trình thời sự trên sóng truyền hình địa phương (Trang 65 - 67)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH

2.3 Thực trạng chất lƣợng chƣơng trình thời sự truyền hình bắc gian g

2.3.5. Công chúng truyền hình Bắc Giang

Công chúng của Đài PT-TH cũng mang đặc thù với tâm lý tiếp nhận thông tin báo chí ở Bắc Giang và Quảng Ngãi. Ở đây, tác giả chỉ phân tích đặc điểm công chúng truyền hình trong diện phủ sóng của Đài PT-TH Bắc Giang.

Hiện nay ở Bắc Giang có tới 100% số hộ có thể xem được các chương trình truyền hình. Tuy nhiên, công chúng truyền hình thường tập trung ở nội thành, ngoại thành, những vùng dân cư quanh khu vực thị trấn. Bởi, do yếu tố

núi cao che chắn đã làm ảnh hưởng đến sóng đi đến vùng sâu, vùng xa trong tỉnh.

Đối với CTTS truyền hình của Đài PT-TH Bắc Giang, qua phiếu thăm dò cho thấy một số đặc điểm cơ bản sau: Công chúng tập trung nhiều ở thành thị, nhưng trình độ về dân trí không đồng đều, chủ yếu là cán bộ các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh và ở các huyện, xã. Tỷ lệ công chúng ở vùng nông thôn, vùng cao còn ít. Truyền hình Bắc Giang chưa có sự đổi mới nội dung và hình thức thể hiện nên chưa thu hút được công chúng là thanh niên (tuổi dưới 25). Phần lớn công chúng của CTTS truyền hình Bắc Giang có độ tuổi từ 25 đến 45.

Qua điều tra bằng bảng hỏi cho thấy công chúng có trình độ học vấn trung bình, thường là tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên.

* Về nhu cầu thông tin thời sự: Trong tổng số phiếu thu về có 41,03% trả lời thường xuyên xem CTTS truyền hình Bắc Giang; 33,79% cho biết thỉnh thoảng xem, và có 25,10% trả lời hiếm khi xem.

* Về mức độ: Theo số liệu điều tra cho biết số người xem từ đầu đến cuối chiếm tỷ lệ 27,93%; có 44,48% trả lời xem một nửa chương trình; 10% xem một phần ba chương trình và 17,50% trả lời thỉnh thoảng mới xem.

Với câu hỏi Vì sao ông (bà) xem chương trình thời sự truyền hình Bắc Giang? Qua kết quả tổng hợp: 52,06% quan tâm đến các vấn đề thời sự trong tỉnh; 28,27% muốn có những thông tin thiết thực trong cuộc sống để giúp cho làm ăn, học tập và cho cuộc sống…; và cuối cùng mới là chương trình đề cập đến nhiều lĩnh vực đời sống xã hội chiếm tỷ lệ 19,65%.

Phân tích số liệu trên cho thấy, người dân trong tỉnh rất quan tâm đến thông tin chính trị thời sự, tỷ lệ này cao nhất, gấp hơn 2 lần so với khán giả quan tâm đến vấn đề giúp ích cho làm ăn, học tập, lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng phóng sự ngắn trong chương trình thời sự trên sóng truyền hình địa phương (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)